Trải nghiệm sống chậm trên chuyến tàu tử thần ở quốc gia 1,2 tỷ dân

16/04/2018

Chuyến tàu chật cứng người khiến mọi thứ dường như ngưng đọng, tách biệt với thế giới bên ngoài. Ngay cả thời gian dường như cũng bị gián đoạn. Nó khiến mọi người phải sống chậm lại. 5 ngày 4 đêm là một quãng thời gian không dài với cuộc đời một con người. Tuy nhiên, hành trình đó có thể mang lại những cảm nhận khác biệt hoàn toàn ở đời sống thường ngày.

Ấn Độ sở hữu mạng lưới đường sắt lớn thứ 2 thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc 23 triệu người sử dụng tàu làm phương tiện đi lại mỗi ngày. Đây là lý do chính khiến các toa tàu luôn trong tình trạng quá tải và người sử dụng thực sự phải đánh liều mạng sống để không bị bỏ lại sau mỗi cuộc hành trình. Hệ thống đường sắt của Ấn Độ được xây dựng từ thời thuộc địa của Anh. Trải qua thời gian, chúng đã trở nên vô cùng cũ kỹ và không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Ở thời điểm hiện tại, Ấn Độ đang nỗ lực hiện đại hóa hệ thống đường sắt để đáp ứng các yêu cầu mà tăng trưởng kinh tế mang lại cho quốc gia 1,2 tỷ dân này.

Nằm ẩn mình dưới những khối thép, gỗ và khói bụi trong hơn một thế kỷ, tuyến đường sắt dài nhất Ấn Độ đã chứng kiến biết bao mảnh đời đen trắng dọc chiều dài đất nước này, từ những người nặng lòng vì chia ly đến khuôn mặt nhẹ nhõm khi được rời xa thế giới mệt mỏi để đến vùng trời quên lãng. Việc “đi chậm” đem lại cho con người những giá trị cuộc sống mà trong tương lai có thể mất đi.

Trải nghiệm 5 ngày 4 đêm sống trên chuyến tàu Vivek Express, nhiếp ảnh gia National Geographic Matthieu Paley nhận ra việc “đi chậm” đem lại cho con người những giá trị trân quý, có thể mất đi cùng với nỗ lực thay máu hệ thống đường sắt của chính phủ Ấn Độ.

“Trong một khoảnh khắc, sự mới mẻ, đẹp đẽ và nhếch nhác có thể xảy ra đồng thời”, Paley mô tả về hành trình đặc biệt mà ông trải qua. Bắt đầu từ điểm cực nam Ấn Độ, chuyến tàu kéo dài xuyên suốt tuyến đường 4.243km từ Kanniyakumari tới Dibrugarh dưới cái nắng chói chang của đường xích đạo. Đây là tuyến đường sắt dài nhất ở Tiểu Lục địa Ấn Độ.

Chuyến tàu chật cứng người khiến mọi thứ dường như ngưng đọng, tách biệt với thế giới bên ngoài. Ngay cả thời gian dường như cũng bị gián đoạn. Nó khiến mọi người phải sống chậm lại. 5 ngày 4 đêm là một quãng thời gian không dài với cuộc đời một con người. Tuy nhiên, hành trình đó có thể mang lại những cảm nhận khác biệt hoàn toàn ở đời sống thường ngày.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Vào tháng 4/1853, tuyến đường sắt đầu tiên của của Ấn Độ chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nó chỉ kéo dài gần 40km từ Bombay tới Thana. Dẫu vậy, đây vẫn là một sự thành công rất lớn của kỹ thuật. Trải qua 162 năm, đường sắt không chỉ làm thay đổi cả một nền văn hóa Ấn Độ mà còn trở thành một phần không thể thiếu của quốc gia này.

Được đánh giá là công nghệ làm thay đổi, biểu tượng của đế quốc Anh, tuyến đường kéo dài 4.243 km giúp khoảng cách địa lý trở nên gần hơn, tạo ra sự thông thương và trao đổi trí tuệ, đưa ngành du lịch đến gần hơn với công chúng. Người Anh từng nhìn nhận đoàn tàu này như một dấu hiệu của sự tiến bộ - công cụ phá bỏ hệ thống giai cấp và thúc đẩy một xã hội tư bản. Thay vào đó, nó lại trở thành một Ấn Độ thu nhỏ, nơi mà vẻ đẹp và sự hỗn loạn tồn tại song song.

Các nhà khoa học thừa nhận xã hội công nghiệp ngày nay đang trải qua một “nạn đói thời gian” ngược đời. Con người luôn cảm giác có quá nhiều việc phải làm và không đủ thời gian để hoàn thành nó. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thưởng thức những trải nghiệm phi vật chất của một con người. Chúng ta đều đang làm mọi thứ nhanh hơn, nhưng chúng ta lại không cảm thấy có nhiều thời gian rảnh hơn.

Trong khi Ấn Độ vẫn không ngừng nghỉ lao về tương lai, không rõ thế hệ hành khách tiếp theo của đoàn tàu này sẽ như thế nào. Với khoản vay hỗ trợ trị giá 12 tỷ USD từ chính phủ Nhật Bản, Ấn Độ đang xây dựng một đoàn tàu cao tốc kết nối các thành phố của Mumbai và Ahmedabad. “Kế hoạch này sẽ khởi đầu cho một cuộc cách mạng trong ngành đường sắt Ấn Độ và thúc đẩy hành trình đi tới tương lai của đất nước”, Thủ tướng Narendra Modi nói. “Đoàn tàu sẽ trở thành động lực cho một cuộc chuyển đổi kinh tế”.

Đây có lẽ là tính hai mặt của hiện đại hoá: vật chất ngày càng gia tăng, trong khi tinh thần càng thêm hao mòn.

Lam Tuệ (Theo Nat Geo - Ảnh Mattieu Paley)

 

RELATED ARTICLES