Triển lãm 'Tiếng vọng từ thiên nhiên'

12/08/2014

Trong Triển lãm “Tiếng vọng từ thiên nhiên” khai mạc ngày 11/8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, lấy cảm hứng từ vẻ uy nghi và huyền bí của thiên nhiên, các họa sĩ đã chia sẻ với công chúng những ý tưởng và tình cảm của họ với hi vọng táo bạo rằng những người khác cũng có thể nghe thấy tiếng vọng của thiên nhiên.

Triển lãm trưng bày 43 tác phẩm của 8 họa sĩ: Lê Thế Anh, Duy Tùng, Nguyễn Ngọc Tuấn, Đặng Hiệp, Duy Hòa, Lê Thúy, Đặng Hữu và Trịnh Liên; là thành quả của 2 năm làm việc cùng nhau trong dự án “Vẽ cùng thiên nhiên” (2012 - 2014).

Mặc dù hầu hết các họa sĩ trong triển lãm đã chọn phong cảnh là chủ đề chính trong triển lãm nhưng một số người lại muốn mở rộng câu chuyện về cuộc sống nông thôn, bao gồm các dấu hiệu về sự hiện diện của con người. Trong đó, Nguyễn Duy Tùng tập trung đặc biệt vào những ngôi nhà trong làng xóm, vẽ ngôi nhà và sân vườn của người nông dân tuy đơn giản, mộc mạc nhưng đầy duyên dáng. Đặng Hữu với những bức tranh tĩnh vật được “lấy” ra từ bối cảnh sống của người nông dân.

 

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

 

Tranh của Trịnh Ngọc Liên

Với phong cảnh làng quê, Trịnh Ngọc Liên lại phản ánh sự thử nghiệm không mệt mỏi của anh với kỹ thuật vẽ tranh - nét cọ và cách sử dụng các màu cơ bản và màu bổ sung. Những bức tranh mới nhất của người họa sĩ quê hương, gồm tầm nhìn của những bờ ao, những con đường hẹp quanh co và ruộng đồng xen kẽ, những góc sân nhỏ lặng yên trong làng, hơn thế, phản ánh phong cảnh từ một khoảng cách gần và tạo cho người xem một cảm giác thân mật hơn như là một phần trong miền quê ấy.

Trong khi tranh của Trịnh Ngọc Liên khiêm tốn, gợi nhiều liên tưởng và có sức tác động tới xung quanh, thì tranh của Duy Hòa là sự phản ánh những trạng thái khác nhau và sự đa dạng trong quan niệm trực quan của thiên nhiên. Người xem có thể có đánh giá cao cho màu sắc mờ ảo và không rõ ràng về hình dáng, làm gợi lên cảm giác bất định của người nghệ sĩ.

Lê Thúy, một thành viên khác của nhóm lại lấy cây cối, thực vật hoang dã và hoa dại là chủ thể trung tâm. Cô chăm chú vào những góc tĩnh lặng của khu vườn, nhìn ra vẻ đẹp tầm thường của chúng và sử dụng những màu sắc mạnh mẽ và vui tươi của cường độ ánh sáng để tôn lên sự đa dạng và lộng lẫy của thảm thực vật. Mục đích của Lê Thúy là làm cho những tác phẩm của cô trước hết mang vẻ cổ xưa, nói lên mong muốn miêu tả sự tiếp nối truyền thống và khái niệm kiên định về vẻ đẹp của tự nhiên.

Trong triển lãm này, thành phố được thể hiện trong những tác phẩm của Đặng Hiệp, người miêu tả cái duyên của anh với thành phần kiến trúc và cấu trúc của phố cổ, những con hẻm chật hẹp và những khoảng sân tù túng. Anh thử nghiệm với nhiều phương thức khác trong khái quát chung nhằm giới thiệu cho người xem một hình ảnh tiêu biểu nhất của đô thị Việt Nam.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES