Tsukemen: Ramen phiên bản “mì hai tô” với hương vị cực kỳ độc đáo của người Nhật

12/11/2024

Nếu bạn nghĩ rằng đã khám phá hết những điều thú vị của mì ramen, thì hãy thử ngay Tsukemen - một biến tấu độc đáo và mới lạ. Thay vì chan nước dùng vào bát mì như thông thường, tsukemen mang đến một cách thưởng thức hoàn toàn khác biệt.

Tsukemen (つけ麺) tuy không phải món ăn nổi tiếng thế giới như Ramen, nhưng là món yêu thích và niềm tự hào của người Nhật, món mỳ chấm gồm sợi mỳ lạnh được phục vụ với nước dùng nóng cùng nhiều loại topping.

Bài liên quan

Bản giao hưởng của ẩm thực Nhật Bản

Với “Tsuke” là nhúng và “men” là mì, Tsukemen được biết đến như phiên bản mì Ramen nhúng với hương vị khác biệt so với Ramen truyền thống.

Được biết đến là người đã tạo ra Tsukemen, ông Kazuo Yamagishi sống tại tỉnh Nagano, học việc tại nhà hàng Ramen Taishoken (Nakano). Năm 17 tuổi (1950), trong một lần tình cờ thấy đồng nghiệp ăn Ramen bằng cách nhúng mì vào một chén súp, ý tưởng về loại mì này đã lóe lên trong đầu. Yamagishi mong muốn tạo ra một phiên bản Ramen nhúng giống như Soba, thêm vào đó, nước dùng sẽ có vị ngọt và chua, tương tự như Hiyashi Chuka (Ramen lạnh được phục vụ vào mùa hè).

Tsukemen ramen là món yêu thích và niềm tự hào của người Nhật

Tsukemen ramen là món yêu thích và niềm tự hào của người Nhật

Sau nhiều lần thử nghiệm, năm 1955, lần đầu tiên Yamagishi đưa món Tsukemen vào thực đơn tại nhà hàng “Taishoken” của ông. Chỉ trong một thời gian ngắn, món ăn này đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người yêu thích bởi cách ăn mới lạ (so với thời bấy giờ). Hương vị cũng được nhiều người đánh giá là nổi bật hơn Ramen. Nhưng đến năm 1970 món ăn này mới có tên gọi chính thức là Tsukemen. Tuy nhiên, quá trình chế biến món mỳ này đòi hỏi nhiều nguyên liệu hơn so với món mỳ ramen thông thường. Và phải vài năm sau đó, món mỳ này mới được đưa vào thực đơn dành cho khách hàng.

Trong đó “Tsuke” là nhúng và “men” là mì, Tsukemen được biết đến như phiên bản mì Ramen nhúng với hương vị khác biệt so với Ramen truyền thống

Trong đó “Tsuke” là nhúng và “men” là mì, Tsukemen được biết đến như phiên bản mì Ramen nhúng với hương vị khác biệt so với Ramen truyền thống

Vào thời điểm đó, món mỳ này được gọi là "tokusei mori" soba (nghĩa đen là "món soba đặc biệt") - tên này vẫn còn trong thực đơn cho đến tận bây giờ. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn với mỳ soba ướp lạnh truyền thống, Yamagishi đã chọn cái tên “Tsukemen,” có nghĩa là “mỳ chấm, và món mỳ này đã được giữ nguyên hương vị cho đến ngày này.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Mỳ thường được làm lạnh, còn súp thường sẽ phục vụ nóng

Mỳ thường được làm lạnh, còn súp thường sẽ phục vụ nóng

Một suất tokusei mori soba đặc trưng của nhà hàng gồm một bát mỳ lớn và một bát nước dùng riêng làm từ thịt gà, thịt lợn, cá và rau, và có thêm niboshi (cá mòi khô) hoặc sababushi (cá thu hun khói). Khi ăn, thực khách sẽ khuấy nhẹ bát nước dùng để các gia vị trộn đều, sau đó gắp một đũa mỳ và nhúng vào nước dùng. Khi nhu cầu về Tsukemen của người Tokyo tăng lên theo năm tháng, thì các nhà hàng cũng tìm cách đáp ứng và đổi mới cho nhu cầu này.

Tsukemen ramen là một món mì ramen nhưng lại ăn với một cách thức đặc biệt đó là nhúng vào một bát canh hoặc nước dùng được phục vụ riêng

Tsukemen ramen là một món mì ramen nhưng lại ăn với một cách thức đặc biệt đó là nhúng vào một bát canh hoặc nước dùng được phục vụ riêng

Hơn cả một món ăn, là một trải nghiệm văn hóa

Tsukemen là một món mì ramen Nhật Bản nhưng với mì và nước dùng được phục vụ riêng trong 2 tô khác nhau. Mỳ thường được làm lạnh, còn súp thường sẽ phục vụ nóng. Ngoài ra dùng kèm với mì và nước sốt sẽ có thêm một số nguyên liệu khác như trứng cuộn, tảo biển hay trứng luộc.

Ramen khi phục vụ trong tsukemen thường được các đầu bếp làm lạnh để giữ được sự tươi mát của mì

Ramen khi phục vụ trong tsukemen thường được các đầu bếp làm lạnh để giữ được sự tươi mát của mì

Không giống với các loại ramen khác thường được ăn khi trời lạnh, người Nhật thích ăn Tsukemen ramen vào các ngày tiết trời nóng nực. Vì là món mì nhúng, mục đích để giữ mì được tươi dai đến lúc thực khách thưởng thức món mì nên sợi mì và súp phục vụ trong bát riêng để mì không bở ra trong nước dùng nóng.

Sự khác biệt giữa mì lạnh và nước dùng nóng là sự tương phản thú vị gây nghiện khi thực khách một lần lựa chọn nếm thử tsukemen. Không lạ khi nói rằng mì quan trọng hơn nước dùng trong món ăn này, và thường thì một số nhà hàng sẽ phục vụ lượng nước dùng ít hơn so với lượng mì mà họ phục vụ trong bữa.

Tsukemen ngày nay đã trở thành một món ăn rất phổ biến ở Tokyo và khắp Nhật Bản

Tsukemen ngày nay đã trở thành một món ăn rất phổ biến ở Tokyo và khắp Nhật Bản

Chính sự khác biệt này đã giúp Tsukemen trở thành “làn sóng mới” vào những năm 2000. Hàng loạt nhà hàng phục vụ món này mọc lên ở vùng Kanto. Về sau, Tsukemen cũng được những đầu bếp biến tấu nước dùng thành nhiều phiên bản khác nhau như: Tsukemen gà Hala, Tsukemen Ý, Tsukemen Tôm cà chua…

Khác với Tsukemen của Taishoken luôn giữ nguyên bản hương vị, Taizo Nakagawa, giám đốc điều hành tại Nakagawa Menya, lại cho rằng việc có nhiều hương vị khác nhau sẽ đem đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm khác nhau. “Tôi muốn cho khách hàng thấy có nhiều cách khác nhau để thưởng thức món ăn một cách thú vị,” ông nói. “Thay vì giữ nguyên hương vị từ đầu đến cuối, việc có nhiều phiên bản khác nhau khiến khách hàng không thấy nhàm chán. Tôi cho rằng hương vị và cảm xúc phụ thuộc rất nhiều vào cách phục vụ món ăn.”

Không giống với các loại ramen khác thường được ăn khi trời lạnh, người Nhật thích ăn Tsukemen ramen vào các ngày tiết trời nóng nực

Không giống với các loại ramen khác thường được ăn khi trời lạnh, người Nhật thích ăn Tsukemen ramen vào các ngày tiết trời nóng nực

Với hương vị độc đáo, cách thưởng thức thú vị và sự đa dạng về biến tấu, tsukemen không chỉ đơn thuần là một món ăn mà còn là biểu tượng của ẩm thực Nhật Bản. Món mì chấm này đã và đang chinh phục trái tim của biết bao thực khách trên thế giới, khẳng định vị thế của mình như một món ăn đặc sản không thể bỏ qua khi đến với xứ sở hoa anh đào.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES