UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể

06/11/2024

Mới đây, Cục Văn hóa thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản cho biết Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đang xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake của Nhật Bản là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới vào đầu tháng sau.

Việc rượu sake Nhật Bản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể sẽ là một cột mốc quan trọng, không chỉ đối với ngành sản xuất rượu sake mà còn đối với văn hóa Nhật Bản nói chung. Bên cạnh những giá trị vật chất, sake còn mang trong mình một giá trị tinh thần sâu sắc, gắn liền với các nghi lễ, lễ hội và phong tục tập quán của người Nhật.

Bài liên quan

Nếu được công nhận, sake sẽ sánh vai cùng những biểu tượng văn hóa ẩm thực nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, bia Bỉ, hay rượu rum Cuba, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước mặt trời mọc đến bạn bè quốc tế.

UNESCO đang xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake của Nhật Bản là di sản văn hóa phi vật thể

UNESCO đang xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake của Nhật Bản là di sản văn hóa phi vật thể

Nghệ thuật nấu rượu sake của Nhật Bản là một di sản văn hóa độc đáo, được coi là duy nhất trên thế giới, không có một quốc gia nào bắt trước được. Từ khâu lựa chọn gạo, nấm koji cho đến quá trình lên men và ủ rượu, mỗi công đoạn đều được thực hiện một cách tỉ mỉ và tinh tế, mang đậm dấu ấn của người Nhật. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa khoa học và nghệ thuật đã tạo nên những hương vị sake đa dạng và tinh tế, không thể tìm thấy ở bất kỳ loại rượu gạo nào khác trên thế giới.

Người Nhật Bản sở hữu công thức, kỹ thuật làm rượu Sake độc tôn và duy nhất, không bị ảnh hưởng bởi văn hóa, kinh tế, chính trị của bất kỳ quốc gia nào. Với những nguyên liệu cơ bản như gạo Nhật, men nấm Koji, men rượu và nước, để thu được thành quả tối ưu nhất, Nihonshu phải trải qua rất nhiều công đoạn kì công bởi bàn tay tài hoa của các bậc thầy dày dặn kinh nghiệm về chưng cất rượu.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Rượu sake được xem là một loại rượu truyền thống của xứ sở hoa anh đào và trở thành là một nét văn hóa đặc trưng của nước Nhật

Rượu sake được xem là một loại rượu truyền thống của xứ sở hoa anh đào và trở thành là một nét văn hóa đặc trưng của nước Nhật

Trong ngành sản xuất rượu Sake Nhật Bản, toàn bộ quy trình đều được thực hiện cực kỳ nghiêm ngặt, từ khâu lựa chọn giống gạo đến khâu ủ rượu sẽ mất đến 6 - 12 tuần và được chia thành 8 công đoạn.

Kỹ thuật nuôi cấy nấm Koji được xem là chìa khóa để tạo nên sự khác biệt về hương vị rượu sake truyền thống của Nhật Bản. Ngoài ra, rượu sake cũng sử dụng phương pháp “lên men nhiều lần song song” hiếm có trên thế giới để nấm Koji có thể chuyển hóa tinh bột có trong nguyên liệu thành đường, sau đó lên men để chuyển thành hóa rượu.

Sake là loại rượu ra đời ở Nhật Bản từ thời xa xưa, nhưng các kỹ thuật sản xuất rượu sake hiện đại bắt đầu được phát triển từ thế kỷ 14 bởi các nhà sư ở những ngôi đền gần Nara, Kyoto và Osaka

Sake là loại rượu ra đời ở Nhật Bản từ thời xa xưa, nhưng các kỹ thuật sản xuất rượu sake hiện đại bắt đầu được phát triển từ thế kỷ 14 bởi các nhà sư ở những ngôi đền gần Nara, Kyoto và Osaka

Sake là một sản phẩm không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống của Nhật Bản cũng như trong đời sống ẩm thực hàng ngày tại đất nước Mặt trời mọc, và ngày càng phổ biến ra thế giới với việc đã được xuất khẩu đến 75 quốc gia/vùng lãnh thổ.

Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu rượu sake của Nhật Bản trong năm 2023 đạt 41,1 tỷ yen (khoảng hơn 270 triệu USD), giảm một chút so với năm 2022 nhưng vẫn gấp 1,7 lần so với năm 2020. Mỹ là nước nhập khẩu rượu sake lớn nhất với khoảng 6.500 lít, tiếp theo là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Năm 2021, Chính phủ Nhật Bản đã công nhận kỹ thuật sản xuất rượu sake truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và sau đó một năm đã gửi đề xuất lên UNESCO. Theo kế hoạch, Ủy ban liên chính phủ của UNESCO sẽ nhóm họp tại Asuncion, thủ đô của Paraguay, từ ngày 2-7/12. Nếu được UNESCO công nhận, kỹ thuật sản xuất rượu sake sẽ trở thành di sản văn hóa phi vật thể thứ 23 của thế giới.

Khánh Linh - Nguồn: CNN News
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES