Về quê Đoàn Văn Hậu ăn đặc sản

11/12/2019

Đến với Thái Bình - quê hương của danh thủ vừa lập cú đúp giúp Việt Nam giành HCV Seagames 2019, du khách sẽ phải ngạc nhiên bởi những món đặc sản vừa ngon vừa độc đáo.

NỘM SỨA THÁI THỤY

Thái Thụy là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình. Nơi đây nổi tiếng với hai món ăn đặc sản là gỏi cá nhệch và nộm sứa. Với sản lượng khai thác lên đến hàng tấn mỗi năm, rất dễ để hiểu tại sao sứa lại trở thành món đặc trưng của vùng đất này.

Empty

Sứa biển Thái Thụy có đặc điểm mềm mại và trong suốt như thủy tinh, rất phù hợp để chế biến nộm sứa. Mặc dù chỉ là món ăn dân dã nhưng nộm sứa rất giàu giá trị dinh dưỡng. Người dân Thái Thụy luôn nói với khách thập phương rằng: “Tới Thái Thụy mà chưa thưởng thức nộm sứa coi như chưa về”.

Nem chạo Vị Thủy

Ngay từ cái tên, chúng ta đã có thể đoán được nguồn gốc của loại đặc sản này. Đúng vậy, nem chao Vị Thủy có nguồn gốc từ làng Vị Thủy, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Chính vì được làm từ thịt sống nên loại đặc sản này còn có tên gọi khác là Nem sống. Thông thường, chỉ có những người có kinh nghiệm mới làm được loại nem này bởi khâu xử lý thịt sống rất kỳ công để tránh bị đau bụng.

16d37ce734a6ddf884b7

Như cách làm các loại nem thông thường khác, phần bì lợn được cạo sạch lông, luộc chín, thái mỏng. Nhưng điểm đặc biệt của nem chạo Vị Thủy là thịt lợn vừa xẻ ra còn nóng hổi sẽ không đem rửa lại với nước mà mang đi băm nhuyễn luôn trong vòng 1 tiếng. Lúc đó, tất cả phần xương, thịt lợn, tủy đã đạt đến độ dẻo, dính và quyện vào nhau. Tất cả nguyên liệu này được trộn cùng với tỏi, ớt, nước mắm, mì chính và thính gạo rang để tạo nên thành phẩm cuối cùng.

BÁNH CÁY LÀNG NGUYỄN

Xưa kia, bánh cáy nức tiếng của làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng từng là sản vật tiến vua. Ngày nay, người dân làng Nguyễn vẫn duy trì món ăn độc đáo này như một cách để bảo tồn giá trị từ ngàn xưa.

foody-mobile-banh-cay-keo-lac-anh-tam-thai-binh-140220104124

Nguyên liệu làm bánh cáy nhất định không thể thiếu gạo nếp, gấc, quả dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt,… Bánh cáy thành phẩm sẽ có lớp vừng dày bên ngoài và lớp bột nếp bên trong thơm phức, thường được cắt mỏng và thưởng thức cùng trà.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Canh cá Quỳnh Côi

Canh cá Quỳnh Côi từ lâu đã được xem là niềm tự hào của người Thái Bình. Và mặc dù gọi là canh cá nhưng món này lại được ăn kèm với bánh đa chứ không phải là cơm.

1557122767_thaibinh_at_canhca_1

Cá được dùng cho món này là cá đã được lóc xương, cắt miếng, tẩm ướp gia vị, nướng cho chín tới rồi sau đó mang đi chiên thành vàng ruộm. Phần thịt cá còn lại được lóc ra khỏi xương, băm nhuyễn với hành khô, tiêu, ớt rồi nặn thành viên đem chiên vàng giòn. Còn phần đầu, xương sống cá được đem ninh làm nước dùng. Tất cả những điều này đã làm nên vị ngon đặc trưng cho món canh cá Quỳnh Côi.

Ổi bo

Loại ổi có cái tên rất dễ thương này là ổi không hạt, có vị ngọt, giòn, chua chát dịu nhẹ và có kích thước cỡ một nắm tay. Tuy nhiên, do năng suất và lợi ích kinh tế mang lại không cao nên diện tích trồng ổi bo hiện nay đang bị thu hẹp dần. Chính vì vậy nên không phải lúc nào thực khách đến Thái Bình cũng có may mắn để thưởng thức loại trái cây này.

Tamil_VBC

Gỏi cá nhệch

Nhệch là tên một loại cá có hình dáng và đặc tính tương tự như lươn. Chính vì vậy mà ở ngay khâu sơ chế, người ta phải dùng tro để làm sạch nhớt cá. Sau khi làm sạch, cá được thái lát mỏng, trộn thính trong khi xương thì được băm nhuyễn đem nấu thành nước chấm cá chẻo. Chẻo sau khi nấu được pha thêm tỏi, ớt, gừng, sả, hạt tiêu để tạo nên món nước chấm độc đáo. Riêng phần da cá thì được tách riêng ra và đem chiên giòn.

Empty

Hương vị của món ăn này cũng tùy thuộc không ít vào cách ăn. Món gỏi nhệch thêm chút da cá chiên giòn phải được cuộn trong lá sung, chấm với nước chẻo, ăn kèm với rau chanh, rau húng, tía tô để cho ra hương vị tuyệt hảo nhất.

Bún bung

Bún bung là một trong những món ăn vô cùng phổ biến với người miền Bắc. Nhưng bún bung Thái Bình đặc biệt ở chỗ nó không ăn kèm với dọc mùng mà thay vào đó là hoa chuối. Cũng chính vì lý do này mà người Thái Bình còn đặt cho bún bung một cái tên khác là bún hoa chuối.

20170825105511-img20170824010211904-e852c

Bún bung thường được làm từ chân giò, mọc, mùng, lá xương sông,... và tất nhiên không thể thiếu hoa chuối. Vị chát của hoa chuối, vị thơm của lá xương sông, các loại rau sống hòa quyện với vị béo ngậy của thịt đã tạo nên một món ăn khiến thực khách nhớ mãi không quên.

Bánh giò Bến Hiệp

banh gio

Bánh giò không phải là thức ăn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân miền Bắc. Nhưng ở Thái Bình, món ăn này tiếp tục được tôn vinh bởi sự đơn giản, dễ ăn, không ngán, có thể ăn thay cơm, ăn lót dạ hay ăn bữa chính đều được. Nổi tiếng nhất ở Thái Bình chính là loại bánh giò Bến Hiệp với chất lượng tuyệt vời và mẫu mã đẹp mắt. Dường như ai đến Thái Bình đều phải mang về một ít bánh giò Bến Hiệp để làm quà.

Bánh nghệ

20170825105601-img20170824010214306-ecc18

Có thể khẳng định rằng, không nơi nào ở Việt Nam lại có thể làm ra thứ bánh nghệ vàng ruộm, thơm bùi và dân dã như ở Thái Bình, đây cũng chính là lời chia sẻ của rất nhiều người đã từng được thưởng thức món bánh nghệ của "quê lúa". Bánh được làm từ gạo tẻ chứ không phải là gạo nếp nên ăn nhiều không sợ bị nóng hay tăng cân. Sự kết hợp với nghệ cũng làm tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn này. Cần lưu ý, bánh nghệ ăn ngon nhất khi còn nóng bởi khi nguội hương vị sẽ không còn được hấp dẫn.

Bánh gai Đại Đồng

311830d13191d8cf8180

Bánh gai Đại Đồng đã có truyền thống từ hàng trăm năm và trở thành đặc sản không thể bỏ qua khi đến Thái Bình. Bánh gai có độ dẻo, thơm cùng vị ngọt đặc trưng khiến mỗi người đều cảm nhận được thế nào là hương vị dân dã thực thụ.

Hannah Nguyễn
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES