Về Thủ đô, nghe chuyện xưa tích cũ đền Ngọc Sơn

04/01/2024

“Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê...”. Hình ảnh quen thuộc từ những ngày ê a bài tập đọc lớp 1 cứ thế chẳng biết tự bao giờ đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Đến nỗi, có khi chưa một lần đặt chân đến đất Thủ đô, nhưng hễ nghe nhắc đến hồ Gươm, người ta lại thấy thấp thoáng đâu đó bóng chiếc cầu son, ngôi đền cổ ẩn hiện trong tâm hồn…

Dạo quanh Hồ Gươm trong một buổi sớm mai, sương còn bảng lảng trên mặt hồ, phía xa xa thấp thoáng một màu đỏ cong cong như dải lụa đào. Cầu Thê Húc nối từ bờ bên này hồ Gươm qua bờ bên kia của đảo Ngọc, nơi đền Ngọc Sơn tọa lạc, từ lâu đã được xem như biểu tượng văn hóa của vùng đất Hà Nội.

Cầu Thê Húc màu đỏ nổi bật giữa dòng hồ xanh trong.

Cầu Thê Húc màu đỏ nổi bật giữa dòng hồ xanh trong.

Khám phá kiến trúc đền Ngọc Sơn

Empty
Empty

Giữa những xao động, náo nhiệt của nhịp sống đô thị, đền Ngọc Sơn im lìm, tĩnh lặng như tách biệt với thế giới bên ngoài. Bước qua cổng đền, dường như ai cũng mang theo những tò mò cùng lòng tôn kính để bước vào thế giới đã nghe, đọc nhiều qua những câu chuyện làm nên sử sách, văn hóa Việt. Dù mùa nào trong năm, nơi đây cũng luôn tấp nập du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ XIX, là một tác phẩm kiến trúc xuất sắc đại diện cho vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. Nơi đây giao thoa giữa ba tôn giáo: Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo, không chỉ thể hiện trong lễ thờ cúng mà còn được phản ánh rõ trong kiến trúc của Đền, từ hệ thống câu đối, hoành phi đến các vật trang trí khác.

Đền Ngọc Sơn là biểu tượng văn hóa tâm linh nổi tiếng của Hà Nội.

Đền Ngọc Sơn là biểu tượng văn hóa tâm linh nổi tiếng của Hà Nội.

Lớp cổng giữa được giới hạn bằng hai cột trụ có hai bức đắp nổi hình Long môn - Hổ bảng. Đây là biểu tượng khuyến học theo Nho giáo. Theo quan niệm của người phương Đông, Long môn chỉ sự thành công trong thi cử với huyền tích cá chép vượt Vũ môn hóa rồng. Còn Hổ bảng là bảng ghi lại những người đỗ Tiến sĩ, được coi là những Rồng, những Hổ trên văn đàn.

Lớp cổng giữa được giới hạn bằng hai cột trụ có hai bức đắp nổi hình Long môn - Hổ bảng. Đây là biểu tượng khuyến học theo Nho giáo. Theo quan niệm của người phương Đông, Long môn chỉ sự thành công trong thi cử với huyền tích cá chép vượt Vũ môn hóa rồng. Còn Hổ bảng là bảng ghi lại những người đỗ Tiến sĩ, được coi là những Rồng, những Hổ trên văn đàn.

Đền Ngọc Sơn được chia thành ba phần chính: trấn ba đình ở phía trước (tức đình chắn sóng), điện thờ chính ở giữa và hậu cung ở phía sau. Điện thờ chính là không gian thờ Văn Xương Đế Quân và các chư vị thần tiên, màu sắc Đạo giáo ở khu vực này đặc biệt rõ nét.

Hậu cung là khu vực thờ đức Trần Hưng Đạo. Tượng Đức Thánh Trần được đặt tại bàn thờ chính giữa, một bên là bàn thờ Phật với tượng Quan Âm Bồ Tát và Thiện Tài Đồng Tử (hiện Tài Đồng Tử xuất hiện trong Phật giáo, Đạo giáo và những câu chuyện dân gian, là một tiểu đồng hầu cận của Bồ tát Quán Thế Âm), bên còn lại dành cho bàn thờ Sơn Thần và Thổ Địa, những vị Chánh Thần quản lý rừng núi và đất đai.

Empty
Điện thờ mang đậm màu sắc tâm linh, truyền thống.

Điện thờ mang đậm màu sắc tâm linh, truyền thống.

Lên đảo Ngọc thăm đền Ngọc Sơn, du khách nào cũng ghé thăm phòng trưng bày tiêu bản rùa hiếm. Với mỗi người dân Hà Nội, "cụ" rùa hồ Gươm chẳng khác nào một "báu vật", gắn liền với văn hóa bao đời của Hà Nội. Hiện nhà trưng bày tiêu bản rùa có hai "cụ" rùa. Một "cụ" mất năm 1967, nặng 250kg, dài 2.1m, rộng 1.2m, được bảo quản bằng phương pháp nhồi xác và ngâm tẩm hóa chất. Tiêu bản thứ 2 thuộc về "cụ" rùa mất ngày 19/1/2016, nặng 169kg, mai dài 1.85m, rộng 1.08m, được bảo quản bằng công nghệ nhựa hóa của Cộng hòa Liên bang Đức.

Những tiêu bản quý hiếm này không chỉ mang lại giá trị trực quan cho tất cả du khách đến đây chiêm ngưỡng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đồng thời là ví dụ sinh động cho các em nhỏ có thể đến ngắm nhìn cụ rùa trong truyền thuyết.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Nhà trưng bày tiêu bản của rùa.

Nhà trưng bày tiêu bản của rùa.

Empty
Empty

Cầu Thê Húc - dấu ấn hồ Gươm

Nói về đền Ngọc Sơn mà bỏ qua cầu Thê Húc thì quả là một thiếu sót rất lớn. Năm 1865, Phương đình Nguyễn Văn Siêu - nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam thế kỷ 19 đã chỉ đạo việc xây dựng và tu bổ đền Ngọc Sơn, biến nó thành biểu tượng văn hóa của "kẻ sĩ Bắc Hà". Đồng thời xây dựng thêm một vài công trình, trong đó tiêu biểu là cầu Thê Húc nối liền giữa bờ và đền Ngọc Sơn.

Cầu Thê Húc là lối đi duy nhất để bạn có thể di chuyển vào Đền Ngọc Sơn, đồng thời cũng là điểm check-in rất nổi tiếng của Hà Nội.

Cầu Thê Húc là lối đi duy nhất để bạn có thể di chuyển vào Đền Ngọc Sơn, đồng thời cũng là điểm check-in rất nổi tiếng của Hà Nội.

Cầu Thê Húc, nghĩa là “ngưng tụ hào quang” hay “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”, với 15 nhịp và 32 chân cột gỗ tròn thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm và chữ Thê Húc được thếp vàng. Sau sự cố gãy cầu năm 1952, thị trưởng Hà Nội Thẩm Hoàng Tín đã phá bỏ cầu cũ, xây dựng lại theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm. Cầu vẫn giữ nguyên kiểu dáng vòng cung, nhưng có độ cong lớn hơn, vẫn sử dụng gỗ cho mặt cầu và thành cầu. Tuy các dầm ngang và dọc đã được đúc bằng bê tông nhưng mặt cầu và thành cầu vẫn được làm bằng gỗ.

Cầu Thê Húc, nghĩa là “ngưng tụ hào quang” hay “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”.

Cầu Thê Húc, nghĩa là “ngưng tụ hào quang” hay “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”.

Ngày nay, cầu Thê Húc vẫn được người dân Thủ đô xem là biểu tượng của mặt trời, sự sống và hạnh phúc không chỉ bởi sắc đỏ rực rỡ mà còn bởi cầu hướng về phía Đông, nơi mặt trời mọc để đón nhận toàn bộ sinh khí tươi sáng của một ngày mới. Cụm di tích đền Ngọc Sơn - cầu Thê Húc được xem là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách, một không gian tĩnh lặng, trầm mặc hương khói trong lòng Thủ đô Hà Nội.

Tháp vuông bằng đá, có 5 tầng, cao 9m, trên thân đắp nổi 3 chữ Hán lớn: “Tả thanh thiên” tượng trưng cho nền văn hiến dân tộc.

Tháp vuông bằng đá, có 5 tầng, cao 9m, trên thân đắp nổi 3 chữ Hán lớn: “Tả thanh thiên” tượng trưng cho nền văn hiến dân tộc.

Gần đền Ngọc Sơn, ngọn tháp Bút khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” - nghĩa là "viết lên trời xanh" do nhà nho Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng. Từ đó dẫn đến đảo Ngọc ra đền Ngọc Sơn qua cây cầu Thê Húc như một dải lụa màu son vắt qua dòng nước xanh êm đềm.

Thăm đền Ngọc Sơn, du khách sẽ cảm nhận được không khí tĩnh lặng, bình yên giữa lòng thành phố náo nhiệt. Nơi đây không chỉ là điểm tâm linh để dâng hương, mà còn là không gian thư giãn, khám phá nét độc đáo của văn hóa thủ đô. Dạo một vòng quanh đền, nhìn những rặng cây đổ bóng xanh mướt ôm trọn công trình cổ kính này, nghe thuyết minh viên kể về những câu chuyện truyền thuyết của cha ông, càng cảm nhận sâu sắc được lý do vì sao ngôi đền nhỏ nằm bình yên giữa hồ ấy lại trở thành biểu tượng của chốn kinh kỳ xưa, cất giấu nhiều giá trị quý giá như vậy. Nơi ấy còn tích xưa, chuyện cũ và cũng là nơi gửi gắm nhiều niềm tin vào những điều tốt đẹp hơn ở phía trước.

Du khách muốn đến Hà Nội tham quan có thể đặt trước vé máy baykhách sạn. Bên cạnh đó, để lịch trình khám phá Thủ đô có nhiều trải nghiệm độc đáo hơn, bạn có thể tham gia tour xích lô phố cổ Hà Nộishow diễn Tinh Hoa Bắc Bộ.

Dường như nơi này có thể

Dường như nơi này có thể "ngưng đọng" thời gian, tách biệt với sự xô bồ của cuộc sống hai bên bờ.

Hà Nội đang dần thay da đổi thịt với sự phát triển nhanh chóng của các toà cao ốc hiện đại mọc lên khắp nơi. Nhưng đâu đó vẫn là một Hà Nội luôn cần mẫn bảo tồn những kiến trúc cổ xưa, những tinh hoa văn hóa của dân tộc, để mỗi người dân nước Việt khi đứng giữa đất trời thủ đô vẫn mong ngóng thiết tha về những vần điệu ca dao:

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này"

(Ca dao)

Traveloka đang có chương trình ưu đãi đến 50% cho vé máy bay tết, khách sạn, vé tham quan, tour du lịch tết khi đặt từ ngày 28/11/2023 - 25/02/2024. Xem thông tin chi tiết tại đây.

Bài và ảnh: Hà Mai Trinh
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES