Vi vu Hà Nội với loạt triển lãm dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

09/10/2024

Không ít sự kiện được ra mắt trong khuôn khổ chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Càng gần dịp đặc biệt này, Hà Nội càng nhộn nhịp với hàng loạt chương trình trưng bày, triển lãm... thỏa sức cho giới trẻ vi vu lại nạp thêm không ít kiến thức lịch sử.

Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những câu chuyện lịch sử và những tác phẩm nghệ thuật. Mỗi góc phố, mỗi con đường nơi đây đều như một trang sách cổ, chứa đựng biết bao thăng trầm của thời gian. Vào những dịp lễ lớn, Thủ đô lại khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ sắc màu nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ kính vốn có.

Bài liên quan

Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội càng trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Những lễ hội, triển lãm được tổ chức khắp nơi không chỉ tái hiện lại những dấu ấn hào hùng của lịch sử mà còn là cầu nối để thế hệ trẻ hiểu sâu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc. Hình ảnh những chiếc xe đạp cũ kỹ, những ngôi nhà cổ kính, những bức ảnh đen trắng... được trưng bày trong các triển lãm sẽ đưa chúng ta ngược dòng thời gian, sống lại những khoảnh khắc đáng nhớ của một thời đã qua.

Không gian Hà Nội xưa sống động trưng bày “Ký ức Hà Nội - 70 năm”

Không gian “Ký ức Hà Nội – 70 năm” diễn ra từ ngày 02/10 đến 13/10/2024. Tại không gian bích họa Phùng Hưng, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các hoạ sĩ, nhà nghiên cứu thực hiện trang trí, sắp đặt mô hình khu phố cổ xưa.

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô do UBND quận Hoàn Kiếm giao Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức. Sự kiện có sự phối hợp của các hoạ sĩ, nhà nghiên cứu sử học.

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô do UBND quận Hoàn Kiếm giao Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức. Sự kiện có sự phối hợp của các hoạ sĩ, nhà nghiên cứu sử học.

Người dân hào hứng chiêm ngưỡng không gian trưng bày

Người dân hào hứng chiêm ngưỡng không gian trưng bày

Tại không gian bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), trưng bày lần này tái hiện lại không gian Hà Nội xưa trong khu phố cổ Hà Nội giai đoạn toàn quốc kháng chiến của quân và dân Hà Nội tới ngày Tiếp quản Thủ đô (1946 - 1954). Tháng 2/1947, sau 60 ngày đêm khói lửa kiên cường, Trung đoàn Thủ đô rút khỏi nội thành Hà Nội với lời hẹn chiến thắng trở về. Nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Hà Nội nói riêng đã trải qua 9 năm kháng chiến trường kỳ để có được ngày Giải phóng Thủ đô vào 10/10/1954.

Tháng 2/1947, sau 60 ngày đêm khói lửa kiên cường, Trung đoàn Thủ đô rút khỏi nội thành Hà Nội với lời hẹn chiến thắng trở về.

Tháng 2/1947, sau 60 ngày đêm khói lửa kiên cường, Trung đoàn Thủ đô rút khỏi nội thành Hà Nội với lời hẹn chiến thắng trở về.

Các không gian trang trí, sắp đặt mô hình khu phố cổ xưa, các cổng chào, cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu và triển lãm ảnh chủ đề “Quận Hoàn Kiếm - Những hình ảnh lịch sử” hứa hẹn là địa điểm check-in thú vị cho người dân và du khách đến với Hà Nội.

Tôn vinh nghệ thuật sơn mài với triển lãm “Dấu thiêng”

"Dấu thiêng" của họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang vừa ra mắt giới thiệu đến công chúng. Đây là sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được tổ chức từ ngày 5 đến 15/10, trong không gian linh thiêng của Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Giữa các kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long,

Giữa các kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long, "Dấu thiêng" đem đến công chúng trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt

Khác với các triển lãm tranh sơn mài thường diễn ra trong nhà, “Dấu thiêng” của họa sĩ Chu Nhật Quang được trưng bày tại không gian ngoài trời, kết hợp với các kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long, đem đến công chúng trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt. Điều này thể hiện tinh thần nghệ sĩ trẻ, sẵn sàng thử nghiệm và tìm kiếm những cách thể hiện mới mẻ cho chất liệu truyền thống.

Họa sĩ trẻ cũng cho biết, đây chỉ là bước đầu của chặng đường dài trong sự nghiệp sáng tác tranh sơn mài của mình

Họa sĩ trẻ cũng cho biết, đây chỉ là bước đầu của chặng đường dài trong sự nghiệp sáng tác tranh sơn mài của mình

Dấu thiêng gồm 52 tác phẩm sơn mài truyền thống về phong cảnh quê hương, các địa danh di sản dân tộc với phong cách nghệ thuật kết hợp giữa cổ truyền và hiện đại, được trưng bày theo 4 chủ đề. Trong đó, chủ đề Khởi tập trung vào thể loại tĩnh vật, thể hiện sự chiêm nghiệm những giá trị thẩm mỹ của cuộc sống. Chủ đề Cội thể hiện những nét văn hóa và di sản của dân tộc như Hoàng thành Thăng Long, Tháp Rùa, chùa Một Cột, chùa Thầy...

Chu Nhật Quang tiếp nối truyền thống gia đình bằng việc phát triển tranh sơn mài - một hình thức nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh xảo và tầm nhìn sáng tạo

Chu Nhật Quang tiếp nối truyền thống gia đình bằng việc phát triển tranh sơn mài - một hình thức nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh xảo và tầm nhìn sáng tạo

Chủ đề Linh khơi gợi sự hoài niệm về văn hóa, di sản và khơi dậy ý thức bảo vệ di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại. Chủ đề Nôi là những bức tranh về quê hương, những ngôi đình làng và nghệ thuật rối, qua đó truyền tải thông điệp về sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên và niềm hy vọng duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc qua nhiều thế hệ.

Trưng bày “Dấu thiêng” sẽ khai mạc vào 17h ngày 5-10 và kéo dài đến hết ngày 15/10

Trưng bày “Dấu thiêng” sẽ khai mạc vào 17h ngày 5-10 và kéo dài đến hết ngày 15/10

Triển lãm "Dấu thiêng" không chỉ là dấu ấn của một nghệ sĩ, mà còn là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống, để chúng tiếp tục lan tỏa và hòa nhập trong dòng chảy không ngừng của thế giới.

Vào Hỏa Lò nghe chuyện “Bàng ơi...!”

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề 'Bàng ơi...!', từ ngày 8/10 - 31/12. Trưng bày “Bàng ơi…!” là những hình ảnh, câu chuyện về những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò, bàng nơi đảo xa và bàng trong thơ ca, hội họa… giúp chúng ta thêm hiểu và yêu loài cây bình dị, dù sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt, vẫn mạnh mẽ vươn lên, tỏa bóng mát.

Bàng lại trở thành

Bàng lại trở thành "chứng nhân lịch sử", chứng kiến bao cảnh sống gian khổ và những cuộc đấu tranh hào hùng của tù chính trị Hỏa Lò năm xưa

Những cây bàng rợp bóng gắn với đời sống sinh hoạt của tù chính trị. Chị em nữ tù lấy vỏ cây bàng quẹt vôi để nhai như trầu thuốc, các anh em khoét rỗ cành bàng khô làm tẩu hút thuốc. Trái bàng chín vàng là nguồn dinh dưỡng cho bao thế hệ tù chính trị, búp bàng non là liều thuốc chữa bệnh, lá bàng bánh tẻ hơ nóng chườm chỗ đau, lá rụng thành trang giấy chép thơ... Cây bàng làm cột tiêu để những gói quà Tết, thư chúc Tết... được ném qua tường trại giam. Đó là những chuyến hàng từ ngoài phố đáp vào trong nhà tù, để anh em tù mở “tiệc tàu bay”.

Trưng bày là lời tri ân, tưởng nhớ công lao, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò

Trưng bày là lời tri ân, tưởng nhớ công lao, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò

Còn ngày nay, chuyện về cây bàng được viết tiếp, gửi đến khách tham quan Hỏa Lò theo những cách sáng tạo bất ngờ. Chiếc lá bàng vàng óng chép thơ của người chiến sĩ Cách mạng trở thành quà lưu niệm cho khách tham quan. Thức quà mời khách từ trái bàng phải kể đến trà búp bàng, thạch bàng, bánh bàng... từ lá cây bàng trăm tuổi. “Chè bất khuất” dành cho khách tham quan "Đêm thiêng liêng" có vị thạch bàng, trà bàng với sen thơm.

Trưng bày

Trưng bày "Bàng ơi…!" được thiết kế theo bảng màu chủ đạo với sắc xanh - vàng, lấy cảm hứng từ những gam màu của lá bàng

Trưng bày gồm hai nội dung: Phần đầu tiên mang tên “Những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò”, giới thiệu “Cây bàng hiệp sĩ”, theo thời gian, bàng lớn lên, gắn bó thân thiết và hữu ích với nhiều thế hệ tù chính trị Hỏa Lò.

Cây bàng trong sân trại nữ được trồng vào đầu Xuân năm 2001, khi Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội đến thăm các cựu tù chính trị và tham quan Di tích Nhà tù Hỏa Lò.

Những triển lãm đặc biệt này không chỉ đơn thuần là những buổi trưng bày. Đó là hành trình khám phá đầy thú vị, đưa bạn trẻ trở về quá khứ hào hùng, chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa sâu sắc của Hà Nội. Mỗi bức tranh, mỗi hiện vật như kể một câu chuyện, gợi mở trí tò mò và khơi dậy niềm yêu thích lịch sử. Hãy cùng bạn bè lên lịch và tham gia vào những hoạt động thú vị này, chắc chắn rằng bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và đầy cảm hứng!

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES