Vượt cái lạnh -20 độ C, chàng trai Việt leo 2.696 m m chinh phục núi tuyết Karamatsu

20/01/2024

Đam mê khám phá và chinh phục độ cao, Văn Hoài (28 tuổi, hiện đang sinh sống tại Nhật Bản) từng đặt chân đến nhiều ngọn núi tại đất nước mặt trời mọc. Hơn hết, thời tiết khắc nghiệt hay địa hình trắc trở như núi tuyết dày đặc cũng không thể cản bước chàng trai trẻ: “Riêng núi tuyết mình cũng đã leo hơn 10 núi, có nhiều núi đi tới ba, bốn lần vì quá đẹp”.

Khi Karamatsu đắm chìm trong "biển tuyết"

Trải nghiệm leo núi Karamatsu vào ngày Đông là một trong những kỷ niệm Văn Hoài đặc biệt ấn tượng. Được biết, anh từng có dự định chinh phục ngọn núi vào mùa Thu mấy năm trước, tuy nhiên vẫn chưa thực hiện được do thời tiết xấu. Khi tìm hiểu, anh ngỡ ngàng với thông tin phong cảnh núi Karamatsu mùa Đông luôn nằm trong danh sách những địa điểm đáng để trải nghiệm. Do đó, anh nhen nhóm ý tưởng cùng bạn bè chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của Karamatsu chìm trong khung cảnh tuyết rơi trắng xóa.

Phong cảnh núi Karamatsu mùa Đông luôn nằm trong danh sách những địa điểm đáng để trải nghiệm.

Phong cảnh núi Karamatsu mùa Đông luôn nằm trong danh sách những địa điểm đáng để trải nghiệm.

Empty
Karamatsu là một trong những đỉnh núi có lớp tuyết dày mịn và bông xốp vào mùa Đông, được nhiều tín đồ đam mê các bộ môn thể thao leo núi, trượt tuyết yêu thích.

Karamatsu là một trong những đỉnh núi có lớp tuyết dày mịn và bông xốp vào mùa Đông, được nhiều tín đồ đam mê các bộ môn thể thao leo núi, trượt tuyết yêu thích.

Nằm ở trung tâm của Honshu, hòn đảo lớn nhất Nhật Bản, Nagano được biết đến với những ngọn núi hùng vĩ và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Đặc biệt, Nagano còn được mệnh danh là “nóc nhà của Nhật Bản” với 25 ngọn núi nổi tiếng. Nằm ở phía Bắc tỉnh Nagano, Hakuba được biết đến như điểm du lịch mùa Đông có tiếng, nổi bật nhất là sự kiện Thế vận hội mùa đông 1998. Nằm trong Hakuba, Karamatsu là một trong những đỉnh núi có lớp tuyết dày mịn và bông xốp vào mùa Đông, được nhiều tín đồ đam mê các bộ môn thể thao leo núi, trượt tuyết yêu thích.

Vượt qua cái lạnh -20 độ C chinh phục độ cao 2.696 m

Từng thử thách bản thân mình ở nhiều độ cao khác nhau, song chuyến đi này là một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt Văn Hoài từng đi. Anh chia sẻ, ngọn núi tuy có độ cao trung bình nhưng ngay từ dọc đường leo núi đã có thể quan sát được các đỉnh núi bên cạnh, đặc biệt là đỉnh núi Goryu. “Nhìn từ xa, độ hùng vĩ khiến mình và đồng đội cảm thấy như đang ngắm nhìn những ngọn núi cao ở đâu đó Nepal hay Ấn Độ. Đây dường như là một khung cảnh thỏa mãn về cả cảm giác lẫn thị giác mà hiếm núi nào ở Nhật Bản có thể đem lại”, chàng trai 9x tâm sự.

Đam mê khám phá và chinh phục độ cao, Văn Hoài (28 tuổi, hiện đang sinh sống tại Nhật Bản) từng đặt chân đến nhiều ngọn núi tại đất nước mặt trời mọc.

Đam mê khám phá và chinh phục độ cao, Văn Hoài (28 tuổi, hiện đang sinh sống tại Nhật Bản) từng đặt chân đến nhiều ngọn núi tại đất nước mặt trời mọc.

Theo Văn Hoài, anh và nhóm bạn của mình khởi hành ở Nagoya từ đêm hôm trước để sáng sớm ngày hôm sau kịp có mặt tại chân núi, quãng đường gần 300 km với 4 tiếng di chuyển liên tục. Ngay từ sáng sớm, cả nhóm đã cùng nhau xuất phát với một tinh thần phấn khởi tràn ngập nguồn cảm hứng. Địa điểm bắt đầu là khu trượt tuyết Hakuba Happo-one, nơi đã từng tổ chức Thế vận hội Olympic năm 1998. Sau hai lần di chuyển bằng cáp treo, anh và các bạn trekking lên đỉnh Karamatsu trong khoảng thời gian gần 6 tiếng.

Qua góc nhìn của Văn Hoài, Karamatsu không phải ngọn núi quá cao để chinh phục nhưng khí hậu thời tiết khắc nghiệt cũng là một trong những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến chuyến đi. Tuyết phủ trắng xóa che kín mọi con đường đi lên núi, mỗi bước chân của anh đều bị lún do tuyết còn mới khá mềm, độ sâu lún có thể tới 50 cm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Theo anh, việc này bào mòn thể chất rất nhanh làm cho mỗi bước chân đều khó khăn, nhất là những nơi có độ dốc lớn. Sau khi lên tới độ cao khoảng 2.400 m, cả nhóm gặp phải sườn núi đón gió, gió ở đây thổi rất mạnh lên tới hơn 20 m/s. Gió thổi theo chiều ngang trên sườn núi hẹp với hai bên là thung lũng. Cộng thêm cả việc sụt lún tuyết khiến anh và các bạn dễ bị gió thổi ngã xuống vực, kèm theo đó là cảm giác lạnh sâu.

Ngay từ sáng sớm, cả nhóm đã cùng nhau xuất phát với một tinh thần phấn khởi tràn ngập nguồn cảm hứng.

Ngay từ sáng sớm, cả nhóm đã cùng nhau xuất phát với một tinh thần phấn khởi tràn ngập nguồn cảm hứng.

Empty
Sau hai lần di chuyển bằng cáp treo, anh và các bạn trekking lên đỉnh Karamatsu trong khoảng thời gian gần 6 tiếng.

Sau hai lần di chuyển bằng cáp treo, anh và các bạn trekking lên đỉnh Karamatsu trong khoảng thời gian gần 6 tiếng.

Trước chuyến đi, do đã có kinh nghiệm trekking nên Văn Hoài chuẩn bị mọi thứ khá kỹ lưỡng. Anh cho biết dự báo nhiệt độ hôm đó là -7 độ C. Bất ngờ hơn, thời tiết thực tế đã giảm sâu đến -20 độ C, hoàn toàn khác với dự kiến ban đầu. Dựng lều ngủ ngoài trời, anh cảm giác lạnh thấu vào buổi tối, thậm chí có thể mất ngủ nếu đồ giữ ấm đem theo không đủ giữ nhiệt cho cơ thể. Đồng thời, nước uống mang theo cũng dễ bị đông đá nên nhóm phải thường xuyên nấu nước bổ sung cũng như làm ấm cơ thể.

Dọc đường leo, Văn Hoài có cơ hội chiêm ngưỡng hồ Happo nổi tiếng, lấp ló phía sau là dãy Hakuba phủ đầy tuyết trắng và bên cạnh là đỉnh Goryu. Karamatsu được bao quanh bởi nhiều dãy núi lớn và nổi tiếng của Nhật, từ đây du khách có thể ngắm nhìn núi Phú Sĩ, dãy Hakuba, dãy Tateyama, dãy Hida, dãy Bắc Alps… Sắc trắng tinh khôi của núi tuyết khi được tô điểm thêm bởi ảnh nắng hoàng hôn và bình minh chiếu vào tạo nên vẻ đẹp quyến rũ đến mê người.

Karamatsu không phải ngọn núi quá cao để chinh phục nhưng khí hậu thời tiết khắc nghiệt cũng là một trong những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến chuyến đi.

Karamatsu không phải ngọn núi quá cao để chinh phục nhưng khí hậu thời tiết khắc nghiệt cũng là một trong những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến chuyến đi.

Karamatsu được bao quanh bởi nhiều dãy núi lớn và nổi tiếng của Nhật, từ đây du khách có thể ngắm nhìn núi Phú Sĩ, dãy Hakuba, dãy Tateyama, dãy Hida, dãy Bắc Alps…

Karamatsu được bao quanh bởi nhiều dãy núi lớn và nổi tiếng của Nhật, từ đây du khách có thể ngắm nhìn núi Phú Sĩ, dãy Hakuba, dãy Tateyama, dãy Hida, dãy Bắc Alps…

Trò chuyện với Travellive, Văn Hoài chia sẻ: “Kỉ niệm đáng nhớ nhất chuyến đi có lẽ là lúc ngắm hoàng hôn khi mặt trời lặn sau đỉnh núi Tsurugi với cả bầu trời rực vàng chiếu lên nền tuyết. Mình cảm giác phấn khích khi chinh phục thành công đỉnh núi và thành quả này hoàn toàn xứng đáng”.

Bỏ túi bí kíp chinh phục ngọn núi Karamatsu phủ kín tuyết trắng

Văn Hoài chia sẻ, Karamatsu mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng, nhưng có lẽ chinh phục ngọn núi cao 2.696 m vào mùa Đông là một trong những trải nghiệm thú vị nhất. Thời tiết lạnh thấu xương, tuyết trắng nhấn chìm mọi cảnh vật nên khá ít người dám lựa chọn leo núi vào mùa Đông. Vì vậy, thời điểm thích hợp để leo Karamatsu là đầu mùa Đông khoảng tháng 12 khi tuyết chưa quá dày hoặc tháng 3, tháng 4 khi tuyết đã ổn định và có bề mặt cứng chắc.

Thời tiết lạnh thấu xương, tuyết trắng nhấn chìm mọi cảnh vật nên khá ít người dám lựa chọn leo núi vào mùa Đông.

Thời tiết lạnh thấu xương, tuyết trắng nhấn chìm mọi cảnh vật nên khá ít người dám lựa chọn leo núi vào mùa Đông.

Thời điểm thích hợp để leo Karamatsu là đầu mùa Đông khoảng tháng 12 khi tuyết chưa quá dày hoặc tháng 3, tháng 4 khi tuyết đã ổn định và có bề mặt cứng chắc.

Thời điểm thích hợp để leo Karamatsu là đầu mùa Đông khoảng tháng 12 khi tuyết chưa quá dày hoặc tháng 3, tháng 4 khi tuyết đã ổn định và có bề mặt cứng chắc.

Leo núi tuyết và leo núi thường có sự khác biệt khá lớn, nhất là về chênh lệch nhiệt độ và những rủi ro có thể gặp phải.

Leo núi tuyết và leo núi thường có sự khác biệt khá lớn, nhất là về chênh lệch nhiệt độ và những rủi ro có thể gặp phải.

Leo núi tuyết và leo núi thường có sự khác biệt khá lớn, nhất là về chênh lệch nhiệt độ và những rủi ro có thể gặp phải. Là một người từng có nhiều kinh nghiệm chinh phục độ cao trước đây, Văn Hoài không ngần ngại chia sẻ bí quyết: “Khi leo Karamatsu đặc biệt vào mùa tuyết rơi, ngoài phải theo dõi thời tiết thường xuyên thì bạn cũng cần phải chuẩn bị đồ giữ ấm kĩ càng cũng như các đồ hỗ trợ leo núi tuyết: giày chuyên dụng, đế đinh, rìu, lều...

Bên cạnh đó, nhiều khu nghỉ đóng cửa vào ngày Đông nên đồ ăn và nước uống là những nhu yếu phẩm vô cùng cần thiết phải mang theo. Hơn hết, bạn cũng nên mua bảo hiểm leo núi để phòng tránh trường hợp xấu xảy ra”.

Phương Mai - Nguồn: Ảnh: Văn Hoài
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES