17 ngày trekking chinh phục Nepal

02/09/2023

“Hãy tận hưởng từng giây phút của hành trình, điểm đến cuối cùng cũng chỉ là một tảng đá mà thôi, cả quá trình mới là điều đẹp đẽ và quan trọng nhất. Các bạn không chỉ chinh phục các ngọn núi mà còn vượt qua được chính bản thân mình”, đó là những chia sẻ của anh Hoàng Thanh Tùng (39 tuổi, Hà Nội) sau khi cùng vợ hoàn thành chặng đường chinh phục Everest Base Camp và Gokyo Ri trong 17 ngày. 

Giữa năm 2023, anh Tùng và vợ đã có thời gian gần ba tuần để cùng nhau khám phá những điều mới mẻ tại đất nước Nepal. Đã từng nghe đến cung đường núi Nepal nhưng anh Tùng nhiều lần hoài nghi liệu sức khỏe của mình có thể hoàn thành được ngọn núi cao 5.000 - 6.000 m. Cho tới một lần xem bộ phim tư liệu “14 peaks” trên Netflix kể lại hành trình chinh phục 14 đỉnh núi cao nhất thế giới hơn 8.000 m trong vòng 6 tháng của Nimsdai Purja. Chính hình ảnh những rặng núi tuyết hùng vỹ trong bộ phim khiến anh Tùng choáng ngợp và tự nhủ “không phải bây giờ thì là bao giờ”.

Empty
Giữa năm 2023, anh Tùng và vợ đã có thời gian gần ba tuần để cùng nhau khám phá những điều mới mẻ tại đất nước Nepal.

Giữa năm 2023, anh Tùng và vợ đã có thời gian gần ba tuần để cùng nhau khám phá những điều mới mẻ tại đất nước Nepal.

“Ngay trong tuần đó mình đã tìm hiểu các thông tin trên internet và liên hệ với một công ty tại Kathmandu, Nepal để chuẩn bị cho hành trình sau đó 5 tháng. Lúc đầu mình cùng vợ chỉ định thực hiện cung leo núi tới Everest Base Camp 5.364 m nhưng sau khi tìm hiểu mình quyết định bổ sung thêm cung đường tới đỉnh núi Gokyo 5.483 m. Bởi từ đỉnh núi này, mình sẽ có tầm nhìn rất đẹp tới các đỉnh núi 8.000 m, trong đó nổi bật nhất là đỉnh Everest 8.848 m”, anh Tùng tâm sự.

Là người đam mê du lịch trải nghiệm, trước đây vợ chồng anh Tùng đã từng khám phá văn hóa, ẩm thực, thiên nhiên tại một số địa điểm trong thời gian ngắn từ ba đến bốn ngày và có phương tiện chuyên chở. Anh Tùng kể lại: “Độ cao lớn nhất mình từng tới là 4.900 m ở cao nguyên Potosi, Bolivia nơi có cánh đồng muối Uyuni lớn nhất thế giới”.

17 ngày nỗ lực để chiến thắng chính mình

Chuyến đi tới Everest Base Camp và Gokyo Ri là hành trình leo núi tự thân dài nhất vợ chồng anh Tùng từng trải nghiệm: 17 ngày với hơn 150 km từ độ cao 2.800 m lên tới 5.483 m trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thiếu thốn các tiện nghi.

Là người đam mê du lịch trải nghiệm, trước đây vợ chồng anh Tùng đã từng khám phá văn hóa, ẩm thực, thiên nhiên tại một số địa điểm trong thời gian ngắn từ ba đến bốn ngày và có phương tiện chuyên chở.

Là người đam mê du lịch trải nghiệm, trước đây vợ chồng anh Tùng đã từng khám phá văn hóa, ẩm thực, thiên nhiên tại một số địa điểm trong thời gian ngắn từ ba đến bốn ngày và có phương tiện chuyên chở.

Chuyến đi tới Everest Base Camp và Gokyo Ri là hành trình leo núi tự thân dài nhất vợ chồng anh Tùng từng trải nghiệm.

Chuyến đi tới Everest Base Camp và Gokyo Ri là hành trình leo núi tự thân dài nhất vợ chồng anh Tùng từng trải nghiệm.

17 ngày với hơn 150 km từ độ cao 2800 m lên tới 5483 m trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thiếu thốn các tiện nghi.

17 ngày với hơn 150 km từ độ cao 2800 m lên tới 5483 m trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thiếu thốn các tiện nghi.

Hành trình 17 ngày bắt đầu từ Thủ đô Kathmandu lúc một giờ sáng, di chuyển bằng ô tô mất 5 tiếng đồng hồ để tới sân bay Ramechhap đón chuyến bay tới thị trấn Lukla. Theo anh Tùng, đây là một trong những chuyến bay nguy hiểm nhất thế giới bởi sân bay Lukla khuất trong một thung lũng ở độ cao 2.860 m giữa dãy Himalaya, dù thời gian bay chỉ 40 phút nhưng nếu có sai sót trong lúc cất cánh hoặc hạ cánh thì máy bay sẽ rơi thẳng xuống vực sâu bên dưới.

Để lên đến trại nền Everest ở độ cao 5.364 m, vợ chồng anh Tùng đã mất 8 ngày để vượt qua quãng đường với nhiều chặng lên xuống các đỉnh núi, con đèo và những quãng nghỉ để thích nghi với độ cao. Trại nền Everest là khu căn cứ của các nhà leo núi khi bắt đầu thử thách chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới Everest.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trại nền Everest là khu căn cứ của các nhà leo núi khi bắt đầu thử thách chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới Everest.

Trại nền Everest là khu căn cứ của các nhà leo núi khi bắt đầu thử thách chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới Everest.

Khi lên đến bãi trại, các tín đồ xê dịch có cơ hội được trải nghiệm cắm trại trong lều, tập dượt vượt sông băng, leo núi băng…

Khi lên đến bãi trại, các tín đồ xê dịch có cơ hội được trải nghiệm cắm trại trong lều, tập dượt vượt sông băng, leo núi băng…

“Đây là cung đường nổi tiếng và đông người tham gia mỗi mùa leo núi, các bạn sẽ gặp rất nhiều bạn đồng hành từ nhiều quốc gia, nhiều độ tuổi, kể cả những người già U60. Có những người tới đây để bắt đầu niềm cảm hứng cho những thử thách khó khăn hơn hoặc cũng có người coi việc trekking đến Everest Base Camp là hành trình khẳng định bản thân trước các thử thách hoặc ghi dấu ấn cuối cùng của cuộc đời”, anh Tùng nói.

Cuộc trải nghiệm tiếp tục với hành trình bốn ngày chinh phục hồ Gokyo với thử thách vượt qua đèo băng Chola. Anh Tùng nhớ lại: “Thời điểm mình đi thì có bão tuyết nên đèo Chola đóng cửa, vợ chồng mình phải thuê trực thăng để bay tới hồ Gokyo, do vậy hành trình rút ngắn đi hai ngày”.

Empty
Cuộc trải nghiệm tiếp tục với hành trình bốn ngày chinh phục hồ Gokyo với thử thách vượt qua đèo băng Chola.

Cuộc trải nghiệm tiếp tục với hành trình bốn ngày chinh phục hồ Gokyo với thử thách vượt qua đèo băng Chola.

Khi tới nơi, vợ chồng anh Tùng nghỉ ngơi nửa ngày để tiếp tục chinh phục đỉnh Gokyo Ri 5.483 m ngay trong đêm. Đây là thử thách khó khăn nhất trong cả hành trình bởi phải trekking độ dốc lớn trong nhiệt độ -15 độ. Cung đường tới hồ Gokyo vắng vẻ hơn, các ngôi làng cũng xa nhau tạo cảm giác thư thái, một mình giữa thiên nhiên hùng vĩ. Đâu đó còn có thể bắt gặp những chú bò Yak nghỉ ngơi bên đường, chú dê, hươu hoang dã hay loài chim trĩ Himalaya quý hiếm.

Đây là thử thách khó khăn nhất trong cả hành trình bởi phải trekking độ dốc lớn trong nhiệt độ -15 độ.

Đây là thử thách khó khăn nhất trong cả hành trình bởi phải trekking độ dốc lớn trong nhiệt độ -15 độ.

Cung đường tới hồ Gokyo vắng vẻ hơn, các ngôi làng cũng xa nhau tạo cảm giác thư thái, một mình giữa thiên nhiên hùng vĩ. Đâu đó còn có thể bắt gặp những chú bò Yak nghỉ ngơi bên đường, chú dê, hươu hoang dã hay loài chim trĩ Himalaya quý hiếm.

Cung đường tới hồ Gokyo vắng vẻ hơn, các ngôi làng cũng xa nhau tạo cảm giác thư thái, một mình giữa thiên nhiên hùng vĩ. Đâu đó còn có thể bắt gặp những chú bò Yak nghỉ ngơi bên đường, chú dê, hươu hoang dã hay loài chim trĩ Himalaya quý hiếm.

Hành trình chấp nhận giới hạn của bản thân

Theo anh Tùng, kỉ niệm đáng nhớ nhất trong cả hành trình là khoảnh khắc hai vợ chồng cùng nhau ngắm nhìn bình minh trên các đỉnh núi. “Để chiêm ngưỡng hình ảnh mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên vào đỉnh núi rực vàng giữa nền trời xanh thẳm, là kỷ niệm có thể khiến bạn choáng ngợp. Đặc biệt tại Gokyo Ri, khi chúng mình xuất phát là khoảng ba giờ sáng, thung lũng xung quanh hồ Gokyo phủ một lớp băng giá. Khi lên đỉnh núi sẽ quan sát được biển mây phủ đầy thung lũng cho tới khi mặt trời mọc lên sau đỉnh Everest, chiếu những tia sáng đầu tiên khiến cả thung lũng bừng sáng. Những đỉnh núi tuyết phủ ẩn hiện sau màn mây đang bốc lên từ bên dưới. Cho tới khi mặt trời lên cao hẳn thì đỉnh Everest hiện ra nổi bật, cao nhất trong dãy Himalaya”, kiến trúc sư nhớ lại.

Để có được những kỷ niệm quý giá là cả một hành trình gian nan, vất vả nhưng rất xứng đáng. Theo anh Tùng, khó khăn lớn nhất là phải thích nghi với độ cao trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tiện nghi thiếu thốn. Vào mùa Xuân, thời tiết sẽ thay đổi dần từ ẩm ướt trong các khu rừng thông ở độ cao 2.800 - 4.000 m, sau đó là khô lạnh hoặc mưa tuyết. Từ 4.000 m trở lên hoặc sau 5.000 m, dân trekker sẽ gặp băng giá, có thể là tuyết phủ, nhiệt độ sẽ thay đổi từ 16 độ giảm xuống -10 độ ban đêm, trên các đỉnh núi gió lớn và có thể lạnh tới -15 độ.

Theo anh Tùng, kỉ niệm đáng nhớ nhất trong cả hành trình là khoảnh khắc hai vợ chồng cùng nhau ngắm nhìn bình minh trên các đỉnh núi.

Theo anh Tùng, kỉ niệm đáng nhớ nhất trong cả hành trình là khoảnh khắc hai vợ chồng cùng nhau ngắm nhìn bình minh trên các đỉnh núi.

Cuối mỗi ngày chỉ có các “teahouse”, nhà nghỉ đơn sơ với tường bao bằng đá, các phòng chia bằng gỗ ván ép, giường nhiều lúc chỉ là các tấm đệm đặt lên một bệ bằng gỗ hay gạch. Đồ ăn hàng ngày cũng rất đơn giản, chủ yếu là cơm rang, cơm truyền thống Nepal, mỳ xào, các loại súp truyền thống Sherpa bản địa, khoai tây… thành phần hầu như chỉ có tinh bột, trứng, rau và rất ít thịt. Với điều kiện như vậy cộng thêm sự mệt mỏi sau hành trình 10 - 15 km leo núi hàng ngày sẽ khiến cơ thể khó thích nghi và gặp triệu chứng shock độ cao AMS, tình trạng nặng có thể gây phù não hoặc tràn dịch phổi gây tử vong.

Kiến trúc sư chia sẻ thời điểm thích hợp để đi Everest Base Camp và Gokyo Ri là mùa Xuân và Thu. Mùa Xuân bắt đầu từ tháng 3 tới giữa tháng 5, thời tiết mát mẻ, ít mưa, nếu có cũng chỉ xảy ra vào buổi chiều. Mùa Thu từ tháng 9 tới giữa tháng 11, thời tiết khô và trong hơn nhưng nhiệt độ thấp hơn mùa xuân. Tuy nhiên, thời tiết ở Himalaya luôn bất thường, rất nhiều người đi cuối mùa Xuân mà vẫn gặp mưa tuyết, thậm chí cả bão tuyết, do vậy hành trình ở Himalaya luôn có rủi ro về thời tiết.

Empty
Kiến trúc sư chia sẻ thời điểm thích hợp để đi Everest Base Camp và Gokyo Ri là mùa Xuân và Thu.

Kiến trúc sư chia sẻ thời điểm thích hợp để đi Everest Base Camp và Gokyo Ri là mùa Xuân và Thu.

Tà áo dài Việt Nam tung bay khắp năm châu

Là những tín đồ đam mê xê dịch, mỗi năm anh Tùng và vợ đều có các trải nghiệm tại nhiều quốc gia khác nhau. Từ năm 2018, trong mỗi chuyến du lịch của mình, vợ chồng anh Tùng đều thực hiện bộ ảnh chụp cùng áo dài. Việc làm này vừa để lưu giữ kỉ niệm, vừa là một hình thức lan tỏa hình ảnh trang phục truyền thống Việt Nam trên hành trình khám phá thế giới.

Anh Tùng cho biết: “Vợ chồng mình bắt đầu dự án ‘Áo dài 100 điểm đến’ với điểm chụp đầu tiên tại quốc gia Vatican. Mục tiêu của dự án là hoàn thành bộ sưu tập ảnh áo dài Việt Nam tại 100 địa điểm nổi tiếng về các chủ đề di sản lịch sử, văn hoá, thiên nhiên hoặc các công trình kiến trúc đặc trưng nhất của các quốc gia trên thế giới”.

Từ năm 2018, trong mỗi chuyến du lịch của mình, vợ chồng anh Tùng đều thực hiện bộ ảnh chụp cùng áo dài.

Từ năm 2018, trong mỗi chuyến du lịch của mình, vợ chồng anh Tùng đều thực hiện bộ ảnh chụp cùng áo dài.

Việc làm này vừa để lưu giữ kỉ niệm, vừa là một hình thức lan tỏa hình ảnh trang phục truyền thống Việt Nam trên hành trình khám phá thế giới.

Việc làm này vừa để lưu giữ kỉ niệm, vừa là một hình thức lan tỏa hình ảnh trang phục truyền thống Việt Nam trên hành trình khám phá thế giới.

Có những lời kể của dân leo núi rằng một khi bạn đã đứng trên một đỉnh núi và ngắm nhìn sự hùng vĩ của thiên nhiên thì trong bạn sẽ xuất hiện niềm đam mê với núi. “Sau hành trình tới Everest Base Camp và Gokyo Ri, vợ chồng mình đã nhận thấy điều đó, do vậy chúng mình đang chuẩn bị cho thử thách mới ở độ cao 6.500 m, có thể sẽ diễn ra vào mùa Xuân năm sau”, anh Tùng nhắn gửi thêm.

Empty
Có những lời kể của dân leo núi rằng một khi bạn đã đứng trên một đỉnh núi và ngắm nhìn sự hùng vĩ của thiên nhiên thì trong bạn sẽ xuất hiện niềm đam mê với núi.

Có những lời kể của dân leo núi rằng một khi bạn đã đứng trên một đỉnh núi và ngắm nhìn sự hùng vĩ của thiên nhiên thì trong bạn sẽ xuất hiện niềm đam mê với núi.

Một số kinh nghiệm khi đi trekking Everest Base Camp và Gokyo Ri:

- Hãy luyện thể lực thật tốt trước hành trình ít nhất một tháng, chủ yếu tập leo cầu thang khi đeo tải tầm 7-10 kg, ưu tiên sức bền và cơ sau đùi.

- Để phòng và chống chứng sốc độ cao, các bạn nên uống nhiều nước, ăn chuối, ăn nhiều tinh bột và rau trong hành trình, nhiều người do quá mệt mỏi hoặc thấy khó ăn nên không đảm bảo đủ dinh dưỡng sẽ rất nguy hiểm. Luôn dự trữ thuốc chống sốc độ cao, các loại thuốc khác trị chứng đau đầu, thuốc tiêu chảy, cảm cúm...

- Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc 8-9 tiếng mỗi ngày để cơ thể hồi phục sau quãng đường dài mỗi ngày.

- Không đi với tốc độ quá nhanh, ở những nơi có độ cao lớn thì việc đảm bảo hơi thở và tốc độ đều là điều bắt buộc nếu muốn duy trì sức bền.

- Luôn dự phòng 1-2 ngày phát sinh do điều kiện thời tiết.

- Giá cả trên hành trình rất đắt, tăng dần khi lên cao, đặc biệt là đồ ăn và nước uống đóng chai, sạc pin dự phòng, sạc điện thoại hay internet, thậm chí cả tắm nước nóng cũng có thể tốn của bạn 8-12$/lần.

- Mặc quần áo theo các lớp để có thể cởi bỏ khi mặt trời lên cao và bổ sung khi trời trở lạnh, đặc biệt giữ ấm bàn chân vì đây là bộ phận dễ bị tê buốt khi nhiệt độ quá lạnh.

- Luôn đeo kính râm để tránh bỏng mắt do phản xạ của tia UV từ tuyết, luôn bôi kem chống nắng bởi ở độ cao lớn thì lượng tia UV là rất lớn mặc dù thời tiết lạnh.

Phương Mai - Nguồn: Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES