5 cách để hết bí bách khi chống dịch tại nhà

29/08/2021

Các nghiên cứu cho thấy giãn cách xã hội kéo dài ảnh hưởng đến trí nhớ và sự chú ý của con người. Dưới đây sẽ là những bước nhỏ mà bạn có thể thực hiện để đối phó với tình trạng bộ não “đình công” trong mùa dịch.

Một khảo sát ở Scotland được thực hiện để kiểm tra trí nhớ, sự tập trung và khả năng phán đoán của những người tham gia thông qua một vài nhiệm vụ trên máy tính. Kết quả cho thấy trong thời gian giãn cách, khả năng nhận thức của nhiều người tệ hơn rất nhiều so với thời điểm trước dịch.

Nghiên cứu trên 4.000 người của Ý trong những ngày giãn cách cuối năm ngoái cũng cho thấy ít nhất 30% trong số họ phải trải qua tình trạng “gián đoạn nhẹ trong nhận thức”. Có những trường hợp quên hẳn nơi họ để những vật dụng như kính hoặc điện thoại; rất nhiều người cho biết họ gặp khó khăn khi làm việc, đầu óc lơ mơ và mất tập trung... Nếu bạn cũng đang trong tình trạng này, hãy yên tâm, dưới đây là 5 cách để bạn giải tỏa trạng thái bế tắc của tâm trí.

1. Tăng cường vận động cơ thể

Nhiều nghiên cứu ở Ý cho thấy rằng sẽ rất tốt nếu bạn thường xuyên tập thể dục. “Mặc dù điều đó không dễ dàng giữa lúc giãn cách, nhưng chỉ cần tập một chút cũng có thể tạo ra tác động tích cực đến sức khỏe và nhận thức”.

Viviana Wuthrich, Giám đốc Trung tâm Lão hóa, Nhận thức và Sức khỏe tại Đại học Macquarie, nói rằng việc cảm thấy không có động lực tập thể dục (và làm những thứ khác) là điều hoàn toàn bình thường, tuy nhiên quan trọng là bạn tự thúc đẩy bản thân phải thực hiện.

Empty

“Động lực là một dạng tư duy và giãn cách quá lâu lại khiến động lực đi xuống. Bạn có lẽ nên "ép" bản thân tập thể dục, làm việc hoặc thậm chí tìm thứ gì đó thú vị để làm. Nhưng nhất quyết không được bỏ cuộc, bạn có thể không làm tốt nhất, nhưng hãy luôn cố gắng”, Wuthrich đưa ra lời khuyên.

Tập thể dục cũng ảnh hưởng quan trọng đến tâm trạng cũng như suy nghĩ của con người. “Nó đốt cháy hormone căng thẳng (cortisol). Tập thể dục với cường độ càng cao thì giai đoạn đốt cháy sẽ nhanh hơn, nhưng chúng ta chỉ cần có tập là sẽ thấy được sự khác biệt, tập ít còn hơn là không làm gì”. Nếu bạn chưa biết tập luyện như thế nào, hãy tham khảo các cách vận động ở nhà hiệu quả tại đây.

2. Giữ kết nối, liên lạc với mọi người

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Mặc dù chúng ta đôi lúc cảm thấy quá mệt mỏi, chán nản với những cuộc họp qua zoom, nhưng thực ra nó lại là một phần rất quan trọng. Nếu bạn cho phép mình trở nên quá cô lập, những vấn đề về nhận thức sẽ có xu hướng trở nên tồi tệ hơn. Lúc này, trò chuyện trực tiếp hay liên lạc online đều sẽ hữu ích. Việc này giữ cho trí nhớ và sự chú ý được tăng cường và tập trung.

Empty

Một cuộc khảo sát những người lớn tuổi ở Úc, về cách họ đối phó với tình trạng cô lập do hạn chế đi lại, cho thấy tác động tích cực của tiếp xúc xã hội (thậm chí qua mạng ảo) đối với tâm trạng là rất rõ rệt. “Những người lớn tuổi sống một mình trải qua cảm giác tệ hơn những người thường xuyên tiếp xúc hay liên lạc qua mạng với con, cháu của họ”.

Wuthrich khuyên nên duy trì mối quan hệ xã hội theo bất kỳ cách nào để không bị “đóng băng” cảm xúc. Cho dù đó là cuộc gọi cho người bạn thân hay là một bình luận trên mạng xã hội. Trong giới hạn có thể, hãy tận dụng những cơ hội đó.

3. Thử nghiệm những thú vui nhỏ

Để tránh sự nhàm chán và lặp đi lặp lại trong thời gian dài, chỉ cần bạn thay đổi một số hoạt động nhỏ cũng có thể tạo ra khác biệt to lớn. Bạn có thể đa dạng các hoạt động thường ngày như: thay đổi các động tác vận động cơ thể; gọi điện thoại cho người mà bạn đã lâu không nói chuyện; đổi vị trí ngồi làm việc... hay bất cứ thứ gì có thể phá vỡ vòng lặp của chính mình.

Empty

Nếu bạn là người thích thử nghiệm những điều mới thì việc bắt đầu những thú vui khác thường ngày cũng mang đến hiệu ứng tốt cho tâm trạng. Tuy nhiên hãy đề cao niềm vui và sự thoải mái. Đọc một cuốn sách cũ mà bạn rất tâm đắc hay xem lại bộ phim mà bạn yêu thích sẽ có ích hơn nhiều, nếu bạn thực sự muốn làm điều đó.

Chúng ta không thể ra ngoài và làm nhiều thứ hay ho, nhưng cũng không phải không thể làm gì vào lúc này, ít nhất là việc thay đổi thái độ. Nghe nhạc để tịnh tâm, tham gia các lớp học online, hay thậm chí là học một loại nhạc cụ mà chưa từng chạm vào... Bồi đắp và thử những niềm vui mới mỗi ngày sẽ dần dần cải thiện tâm trạng của bạn lạc quan hơn.

4. Tập kiểm soát mọi thứ

Cảm giác thiếu kiểm soát mà chúng ta đang trải qua mỗi ngày bắt nguồn từ căng thẳng quá mức. Điều này có nghĩa là bạn phải linh hoạt tất cả các hoạt động, về thể chất lẫn tinh thần. Bạn cần nghĩ về những điều có thể kiểm soát trong cuộc sống của chính mình, đó là tần suất đi ra ngoài, ăn gì, uống gì, xem gì...

Empty

Điều này cũng nhắc nhở bạn nên cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hoặc là bỏ mặc để mọi thứ trở nên mất kiểm soát. Nếu bạn đang gặp nhiều áp lực trong công việc, căng thẳng khi "mang tiếng" làm việc tại nhà nhưng không được thoái mái như tưởng tượng, hãy ngừng lại một chút, đứng lên, thư giãn hoặc đổi qua một việc nhẹ nhàng hơn. Hãy hít thở sâu và chấp nhận rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể làm tốt tất cả mọi thứ, trong công việc hay học tập ở nhà, hãy lựa chọn làm mọi thứ một cách tuần tự.

5. Cuối cùng, hãy tin rằng, dịch bệnh sẽ kết thúc...

Căng thẳng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chúng ta cứ nghĩ tình trạng này sẽ tồn tại mãi mãi. Và nó thực sự không đúng trong trường hợp này. Mặc dù không thể biết bao giờ dịch bệnh mới qua đi nhưng chắc chắn một điều, việc giãn cách sẽ không kéo dài mãi. Chúng ta đã trải qua những làn sóng Covid-19 ập đến trong hai năm qua, sự biến động của nó, đôi khi là mạnh mẽ hơn, đôi khi lại ít ảnh hưởng h,ơn nhưng chúng ta vẫn đang kiên cường chiến đấu với nó. Hãy tin rằng, dịch bệnh sẽ kết thúc và mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi...

Huyền Châu - Ảnh: Internet - Nguồn: The Guardian
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES