6 khác biệt lớn nhất giữa Hồng Kông và Đại lục

16/05/2019

Hồng Kông là một trong những đặc khu hành chính của Trung Quốc, vận hành theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” được đưa ra trong Tuyên bố Trung-Anh năm 1984.

Trong suốt thế kỉ 20, nếu Trung Quốc đã trải qua nhiều cơn thay đổi địa chấn, từ sự sụp đổ của nhà Thanh đến Nội chiến Trung Quốc, thì Hồng Kông – bấy giờ là thuộc địa của Anh, lại không bị ảnh hưởng mấy bởi những biến cố này. Kết quả là sinh ra những khác biệt rõ rệt về văn hóa và xã hội giữa hai vùng đất.

1. Tiếng Quảng Đông và tiếng Quan thoại

171114101806-chris-lim-hong-kong-street-photography-tram

Ngôn ngữ chính thống của Trung Quốc là tiếng Hán tiêu chuẩn hiện đại (Modern Standard Madarin). Từ năm 1995, Quan thoại Bắc Kinh trở thành tiếng phổ thông và tất cả các trường ở Đại lục đều dạy tiếng phổ thông dù nhiều người Trung Quốc vẫn sử dụng phương ngữ tại nhà.

Còn ngôn ngữ chính thống của Hồng Kông là tiếng Trung và tiếng Anh. Trong thực tế, “tiếng Trung” ở đây là chỉ tiếng “Quảng Đông” – ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh phía nam của Trung Quốc và khác hoàn toàn so với tiếng phổ thông. Nhưng sự khác biệt ở đây là về cách nói, còn chữ viết của người Hồng Kông hoàn toàn dễ đọc với người Trung Quốc Đại lục miễn là họ vẫn nhớ chữ viết phồn thể. Điều này dẫn đến điểm khác biệt thứ hai giữa Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục.

2. Chữ phồn thể và chữ giản thể

Empty

Về mặt chữ viết, chữ giản thể được sử dụng ở Trung Quốc Đại lục, trong khi Hồng Kông vẫn duy trì sử dụng chữ viết phồn thể.

Chữ giản thể là một phát minh hiện đại và đã được chính phủ Trung Quốc Đại lục thúc đẩy từ những năm 50 của thế kỉ 20 nhằm tăng số lượng người dân biết chữ. Loại chữ này dựa trên chữ phồn thể nhưng được điều chỉnh lại sao cho ít nét hơn và về mặt lí thuyết, giúp chúng trở nên dễ học hơn.

Điều đáng nói là không hề khó để học chữ phồn thể nếu bạn đã thành thạo chữ giản thể và ngược lại.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

3. Sự thịnh hành của tiếng Anh

2052783454_5e0c2791c1_b

Với người nói tiếng Anh, việc đi dạo vòng quanh Hồng Kông là vô cùng dễ dàng vì tất cả các biển hiệu đường phố, văn bản chính thống, dịch vụ chính phủ hay hầu hết các thực đơn và trang web, đều là song ngữ. Ngoài ra, các trường học ở Hồng Kông duy trì tiêu chuẩn dạy tiếng Anh tương đối cao và nhiều gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu đa phần đều cho con đi du học các nước như Anh, Mĩ, Úc hoặc Canada.

Ngược lại, bạn khó có thể tìm được những người nói tiếng Anh thành thạo trong cuộc sống thường ngày ở Đại lục. Nếu bạn có kế hoạch ở lại đây trong thời gian ngắn thì bạn nên học một số câu hội thoại cơ bản bằng tiếng phổ thông.

4. Một thế kỉ 20 rất khác nhau...

Empty

Trải nghiệm về thế kỉ 20 của Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục có thể nói là hoàn toàn khác nhau và điều đó phần nào giúp giải thích những sự khác biệt giữa hai vùng đất này.

Sau sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912, Trung Quốc đã trải qua nhiều thập kỉ bão táp và kịch tính. Đời sống người dân bị dày vò bởi cuộc Nội chiến và Chiến tranh Trung-Nhật; sau khi nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, hàng triệu người đã chết trong cuộc hỗn loạn của hai chiến dịch Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa. Cả hai chiến dịch này đều thất bại trong việc biến Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa sản xuất. Chỉ đến những năm 70, khi trạng thái ổn định dần đạt được, Trung Quốc bắt tay vào một loạt các cải cách kinh tế giúp vô số người thoát khỏi đói nghèo và định hình đất nước theo hướng tốt hơn.

18937584129_fc11448e33_o

Trong khi đó, Hồng Kông – thuộc địa của Anh đã tiếp nhận một làn sóng người nhập cư chạy trốn khỏi sự xáo động và hỗn loạn của Trung Quốc Đại lục trong suốt thế kỷ 20. Ngoại trừ giai đoạn phải chịu sự chiếm đóng của Nhật Bản từ năm 1941 đến 1945, Hồng Kông phần lớn thoát khỏi những nỗi kinh hoàng mà Trung Quốc phải đối mặt. Nền kinh tế Hồng Kông cất cánh từ những năm 50 và 60 trở đi, thúc đẩy sự chuyển đổi thành phố thành một trung tâm tài chính và công nghiệp. Khi thành phố được Anh trao trả trở lại Trung Quốc vào năm 1997, nó đã trở thành một lãnh thổ bán tự trị, cho phép nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của Hồng Kông và hệ thống pháp lý độc lập được giữ nguyên.

5. Mạng xã hội và Internet

Trang mạng Weibo và ứng dụng WeChat là hai nguồn phương tiện chủ chốt của phương tiện truyền thông Trung Quốc Đại lục – nơi có hệ sinh thái Internet của riêng mình nhờ vào “Bức tường lửa vĩ đại” (“Great Firewall”) mà chính phủ Trung Quốc dùng để kiểm soát Internet. Nếu muốn truy cập các trang mạng nước ngoài như Google, Facebook ở Trung Quốc Đại lục, bạn phải sử dụng VPN.

8499922703_d7e86d4d91_k

Đối lập với Trung Quốc Đại lục, người Hồng Kông thích truy cập Internet không giới hạn, không kiểm soát mà không cần phải dùng VPN. Người Hồng Kông hiếm khi sử dụng các ứng dụng mạng xã hội của Trung Quốc trừ khi họ cần tiến hành việc kinh doanh hay trò chuyện với bạn bè ở Đại lục. WeChat là ứng dụng tin nhắn phổ biến nhất ở Hồng Kông, các mạng xã hội phương Tây khác như Facebook, Gmail, Instagram hay Snapchat cũng rất phổ biến ở đây.

6. Văn hóa mê tín

24-15

Trong mắt nhiều người Đại lục, Hồng Kông dường như đã bị “phương Tây hóa” nhưng thực ra, người Hồng Kông có xu hướng mê tín nhiều hơn người Đại lục. Từ niềm tin vào phong thủy cho đến việc đi lễ đền thờ thường xuyên, tham gia các lễ hội dân gian, Hồng Kông vẫn giữ được nhiều tín ngưỡng và tập tục truyền thống trông có vẻ kì lạ với nhiều người Đại lục.

Với lòng nhiệt thành cách mạng, trong thế kỉ 20, nhiều trí thức của Đại lục đã bác bỏ tư tưởng Khổng Tử, xã hội phong kiến và mê tín dân gian. Nhiều phong tục truyền thống đã bị cấm hoàn toàn trong Cách mạng Văn hóa bởi cái danh của sự hiện đại. Từ sau đó, ở Đại lục, tuy thái độ với phong tục truyền thống đã hòa hoãn hơn xưa nhưng nhìn chung, xã hội Hồng Kông vẫn mê tín hơn xã hội Trung Quốc Đại lục.

Thu Trang - Nguồn: Culture Trip
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES