"Ảo thị" và cuộc chơi thị giác

16/07/2025

53 mô hình do chính Giáo sư Sugihara Kokichi người Nhật thiết kế không chỉ là một triển lãm nghệ thuật, mà còn là một hành trình thị giác, nơi những cảm nhận quen thuộc của con người bị thách thức và đánh đố, để từ đó mở ra những góc nhìn hoàn toàn mới.

Ảo thị - khi toán học trở thành trò chơi của cảm xúc

Từ ngày 28/6 đến 24/8/2025, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (Japan Foundation) - số 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội tổ chức triển lãm “Ảo thị” gồm 53 mô hình được thiết kế bởi chính giáo sư Sugihara Kokichi. Điểm đặc biệt nhất của triển lãm chính là việc các mô hình đều là vật thể thật, được dựng nên bằng các công thức lượng giác phức tạp. Khác với những ảo thị trên giấy thường chỉ giới hạn trong hai chiều, các mô hình tại đây cho phép người xem đi vòng quanh, thay đổi góc nhìn, tương tác trực tiếp và ngỡ ngàng không dứt.

Empty
Empty
Tác phẩm của ông Sugihara Kokichi tại triển lãm

Tác phẩm của ông Sugihara Kokichi tại triển lãm

Triển lãm “Ảo thị” giống như một trò chơi trí tuệ kết hợp cảm xúc. Những chiếc “máy leo dốc ngược”, hình ảnh “khối vật thể phản chiếu không trùng khớp” hay “vật thể tự xoay chuyển” khiến người xem bật cười, rồi ngay lập tức phải dừng lại suy nghĩ: “Tại sao lại thế nhỉ?”. Một chiếc gương đơn giản đặt cạnh mô hình chú cá, nhưng phản chiếu lại là… bộ xương. Một thanh trượt như tự leo lên dốc mà không cần lực tác động. Một khối tròn nhỏ xíu, chỉ khoảng 8 cm, lại biến hoá như một vũ điệu không gian khi đổi góc nhìn.

Đó không phải ảo thuật. Đó là toán học, vật lý và cảm quan thị giác – kết nối bằng trực giác và trí tuệ của một nghệ sĩ – nhà khoa học.

Sugihara Kokichi – Từ nhà khoa học thành nghệ sĩ thị giác

Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Kỹ thuật tại Đại học Tokyo năm 1973, Sugihara bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu bài bản tại các viện và trường đại học danh tiếng như Viện Kỹ thuật điện tử Tổng hợp, Đại học Nagoya và Đại học Tokyo. Tuy nhiên, đằng sau chiếc áo blouse trắng quen thuộc ấy, là một tâm hồn đầy biến ảo, luôn tò mò trước những nghịch lý của cảm giác, những cú đánh lừa thị giác và hơn hết là khát khao khám phá điểm giao nhau giữa công nghệ, toán học và nghệ thuật.

Năm 2009, ông về công tác tại Đại học Meiji – nơi trở thành cái nôi cho nhiều công trình nghiên cứu đột phá của ông. Từ tháng 4/2019, ông giữ chức danh Giáo sư Danh dự Xuất sắc tại Viện Nghiên cứu Toán học cấp cao (AIMS), thuộc Đại học Meiji.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Empty

Bài liên quan
Empty
Triển lãm

Triển lãm "Ảo thị" tại trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam

Ban đầu, việc nghiên cứu thị giác cho robot khiến Sugihara phải tạo ra các mô hình mô phỏng cách con người nhìn nhận không gian ba chiều. Tuy nhiên, ông phát hiện ra những lỗ hổng trong cách con người nhận biết hình khối, những điểm mù của thị giác có thể dẫn ta đến những ảo giác thị giác vô cùng phức tạp. Từ nền tảng toán học và kỹ thuật sẵn có, ông bắt đầu dựng nên các mô hình có thể đánh lừa mắt người, những vật thể mà khi nhìn từ góc này sẽ hiện ra là hình tròn, nhưng từ góc khác lại là chuỗi hình vuông lồng vào nhau.

Dần dần, ông không chỉ dừng lại ở việc mô phỏng mà còn sáng tạo ra các mô hình mang tính nghệ thuật cao, thuộc lĩnh vực mà thế giới gọi là Optical Art - nghệ thuật thị giác. Sugihara trở thành một trong số ít những người đưa ảo thị ra khỏi mặt giấy, biến nó thành những vật thể ba chiều cụ thể, chi tiết, có thể chạm, xoay, và khám phá bằng mắt thật - nhưng vẫn khiến ta nghi ngờ chính giác quan của mình.

Empty
Empty
Không gian triển lãm

Không gian triển lãm "Ảo thị"

“Phản biện” bằng mô hình và trí tuệ

Sugihara chia sẻ: “Chúng ta luôn tin rằng mắt mình là nhân chứng trung thực, rằng những gì nhìn thấy là sự thật. Nhưng thị giác cũng có điểm mù. Tôi muốn đặt ra câu hỏi: nếu mắt ta không thể tin được, thì đâu mới là thực tại?”.

Những mô hình tại triển lãm không ép buộc người xem phải tin vào điều gì, mà mở ra nhiều giả định, đặt lại câu hỏi về cảm nhận – thực tại – niềm tin vào giác quan. Ở đó, người xem vừa là khán giả, vừa là người tham gia vào trò chơi nhận thức do chính họ làm chủ.

Empty
Empty
Empty

Với những đóng góp nổi bật trong nghiên cứu thị giác và ảo thị, Sugihara đã 4 lần giành giải Quán quân, 2 lần đạt giải Á quân tại Cuộc thi Ảo giác Quốc tế – một sân chơi uy tín dành cho các nhà khoa học và nghệ sĩ thị giác hàng đầu thế giới. Các tác phẩm của ông còn được trưng bày rộng rãi tại nhiều bảo tàng và trung tâm khoa học trên thế giới. Tiêu biểu là triển lãm kéo dài suốt 1 năm 8 tháng tại Bảo tàng Cố cung Quốc gia Đài Loan (2018 - 2020), điều hiếm có đối với bất kỳ nghệ sĩ nào.

Giao điểm của: Khoa học – nghệ thuật – triết học

Không đơn thuần là trình diễn kỹ thuật hay mẹo thị giác, triển lãm “Ảo thị” mở ra không gian giao thoa giữa khoa học, nghệ thuật và triết học. Sugihara trong vai trò một giáo sư toán học, một nghệ sĩ thị giác và một người kể chuyện bằng hình khối, đã biến toán học thành trò chơi của cảm xúc, mang đến một triển lãm vừa giàu chất học thuật, vừa gần gũi và giải trí.

Đó là minh chứng rằng khoa học không hề xa cách, nghệ thuật không chỉ để ngắm, và khi được đặt đúng vào tay người dũng cảm sáng tạo, toán học cũng có thể làm rung chuyển cả thế giới cảm nhận của con người.

Empty
Empty
Bài và ảnh: Hoàng Anh
RELATED ARTICLES