Asian Art Bridge - phòng tranh kỹ thuật số duy nhất dành cho nghệ thuật châu Á tại châu Âu

30/05/2023

Asian Art Bridge là một nền tảng trung gian trực tuyến cung cấp nền tảng kỹ thuật số để kết nối nghệ sĩ và nhà sưu tập. Nơi những người yêu nghệ thuật có thể mua tác phẩm từ các nghệ sĩ châu Á và gốc châu Á, đặc biệt là Việt Nam.

Asian Art Bridge là nền tảng kỹ thuật số nghệ thuật duy nhất dành cho nghệ thuật châu Á tại châu Âu

Asian Art Bridge là một phòng tranh kỹ thuật số, nơi những người yêu nghệ thuật có thể mua tác phẩm từ nghệ sĩ châu Á và gốc châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Asian Art Bridge ra đời nhằm hỗ trợ cộng đồng nghệ sĩ châu Á bán những tác phẩm nghệ thuật của họ ra thị trường châu Âu, đồng thời có thể kết nối với các nhà sưu tập quốc tế tốt hơn so với trước đây.

Linh An, Thạc sĩ về Quản lý Nghệ thuật & Văn hoá tại trường INSEEC, Paris, Pháp là nhà sáng lập ra Asian Art Bridge. Tuy vậy, cô lại có duyên với truyền thông và quảng cáo từ lúc ra trường trong vòng gần 10 năm. Cô đã làm việc trong mảng này từ báo in tới các tập đoàn truyền thông lớn như Facebook hay Yahoo trụ sở châu Âu tại Dublin, Ai-len.

Linh An - nhà sáng lập ra Asian Art Bridge

Linh An - nhà sáng lập ra Asian Art Bridge

"Sau gần 10 năm làm việc trong lĩnh vực truyền thông, Linh An quyết định vận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm của mình về nghệ thuật được đào tạo bài bản tại Pháp để cho ra đời gallery online Asian Art Bridge. Mục đích của Asian Art Bridge là hỗ trợ các nghệ sĩ trẻ tài năng và các nghệ sĩ quá cố nhưng chưa được nhiều người biết tới của châu Á nhằm nuôi dưỡng một môi trường nghệ thuật tốt hơn", Linh An chia sẻ với Travellive.

Mặc dù hiện nay chúng ta đã có nhiều nền tảng kỹ thuật số nghệ thuật làm trung gian trực tuyến, có thể kể đến như: Artsy, Artnet, Saatchi… Nhưng Asian Art Bridge được định vị là nền tảng kỹ thuật số nghệ thuật duy nhất dành cho nghệ thuật châu Á tại châu Âu trong bối cảnh nghệ thuật thực tế.

Đầu tiên, Asian Art Bridge tập trung vào một thị trường duy nhất chính là châu Á. Thứ hai, hiểu cách ứng dụng cũng như triển khai kỹ thuật số, công nghệ để quảng bá, truyền thông nghệ thuật. Cuối cùng, mô hình của Asian Art Bridge mặc dù là một nền tảng kỹ thuật số, nhưng đặt trụ sở tại Paris, Pháp – trung tâm nghệ thuật của châu Âu và thế giới. Nơi nắm bắt sự phát triển của thị trường nghệ thuật và dễ dàng tiếp cận với các nhà sưu tập quốc tế cũng như thị hiếu công chúng quốc tế hơn bao giờ hết.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

"Hằng, một cô gái Hà Nội" là tác phẩm màu trên lụa của hoạ sĩ thời mỹ thuật kháng chiến (hoạ sĩ Linh Chi - Nguyễn Tài Lương, học trò cưng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân)

Tác phẩm

Tác phẩm "Khởi sinh" của họa sĩ sơn mài Trần Dân

Công chúng tiếp cận nghệ thuật dễ dàng qua phòng tranh kỹ thuật số

Phòng tranh kỹ thuật số có lợi thế về mặt đưa ra lựa chọn rất nhanh chóng, chuẩn xác tuỳ theo sở thích và nhu cầu của người mua tác phẩm.

Asian Art Bridge ra đời đóng vai trò cầu nối giữa nghệ sĩ và nhà sưu tập. Trang web tập trung bộ sưu tập nghệ thuật châu Á, nơi những người yêu nghệ thuật có thể dễ dàng tìm thấy các tác phẩm với giá cả phù hợp nhu cầu của họ. Ngoài ra, các nghệ sĩ có thể bán tác phẩm nghệ thuật của họ với một khoản hoa hồng hợp lý hơn so với các phòng tranh vật lý.

Với sự phát triển của xã hội như hiện nay, theo Linh An, chúng ta không nhất thiết phải có một phòng trưng bày vật lý vì tất cả đều có thể chạy trên kỹ thuật số. Chính điều này tạo ra sự hợp tác 3 bên có lợi, cùng mang lại giá trị cho nhau và một môi trường hiệu quả hơn về chi phí. Người nghệ sĩ có nhiều lợi thế hơn trong việc quảng bá tác phẩm của họ và thu được lợi ích từ sự sáng tạo của họ. Nhờ vào thế mạnh truyền thông, quảng bá kỹ thuật số của nền tảng, những tác phẩm của nghệ sĩ được phủ sóng một cách rộng rãi và hướng tới đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.

"To the West" - tác phẩm sơn dầu trên toan của hoạ sĩ Lê Thanh Tùng

Song song đó, nhà sưu tập có thể dễ dàng tìm thấy những tác phẩm nghệ thuật phù hợp với sở thích, thu nhập, địa lý của họ. Cuối cùng, phòng tranh kỹ thuật số vận dụng thế mạnh marketing, thương hiệu các tác phẩm nghệ thuật trên nền tảng kỹ thuật số để đầu tư vào việc chạy quảng cáo hiệu quả trên phương tiện truyền thông xã hội, thay vì đầu tư vào một không gian vật lý.

Tuy nhiên, khi điều hành một một phòng tranh kỹ thuật số trực tuyến, Linh An cho rằng sẽ không tránh khỏi khó khăn, hạn chế.

"Khó khăn lớn nhất là tính thị giác không được như phòng tranh vật lý. Điều này giống như khi bạn mua bất cứ vật gì online so với trực tiếp ngoài cửa hàng. Ở phòng tranh vật lý, bạn có lợi thế ngắm tác phẩm trực tiếp, nhìn rõ hơn về mặt chất liệu và các nét chuyển động. Phòng tranh trực tuyến có bất lợi về mặt này, nhưng ngược lại nó giúp cho số đông công chúng tiếp cận nghệ thuật dễ dàng hơn trước. Điều gì cũng cần thời gian để chúng ta thích nghi, phòng triển lãm tranh kỹ thuật số cũng vậy", Linh An cho biết.

"Untitled 4" - tác phẩm của họa sĩ Sandrine Llouquet

Asian Art Bridge hướng tới khách hàng mục tiêu là người dân sinh sống và làm việc tại châu Âu, đặc biệt ở Pháp. Nơi đây người dân có thói quen và sở thích tìm mua, sưu tầm những tác phẩm nghệ thuật đến từ nhiều nền văn hoá đa dạng.

Tất cả những tín hiệu trên cho thấy rằng việc nghiêm túc tạo ra một nền tảng kỹ thuật số tập trung vào nghệ sĩ châu Á, gốc Á là một điều có thể làm được tại thời điểm hiện tại. Cần khai thác yếu tố đúng cách để quảng bá rộng rãi và phát triển tốt các nghệ sĩ châu Á ra thị trường thế giới.

Phương Thảo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES