Bảo tàng Văn học Việt Nam - Nơi lưu giữ tinh hoa văn học dân tộc

11/11/2024

Chính thức thành lập vào ngày 8 tháng 11 năm 2011 theo Quyết định số 1987/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và mở cửa đón khách tham quan từ ngày 26 tháng 6 năm 2015, bảo tàng đã trở thành nơi lưu giữ các giá trị tinh hoa của nền văn học Việt Nam, từ văn học dân gian cổ xưa đến các tác phẩm hiện đại và cách mạng.

Bảo tàng tọa lạc tại số 275 Âu Cơ, phường Quảng An, Hà Nội, trên mảnh đất từng là Trường Viết văn Quảng Bá của Hội Nhà văn Việt Nam vào những năm 60-70 của thế kỷ trước. Đây là nơi lưu lại những dấu ấn của các nhà văn, nhà thơ lớn, cũng là một phần của di sản văn học nước nhà. Sự lựa chọn vị trí này không chỉ thể hiện lòng tôn kính với các thế hệ văn nhân tiền bối mà còn tạo nên một điểm đến ý nghĩa cho thế hệ sau tìm hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa mà ông cha để lại.

Bài liên quan

Với diện tích hơn 3.000 mét vuông, Bảo tàng Văn học Việt Nam được chia thành hai phần trưng bày chính: ngoài trời và trong nhà, phản ánh toàn bộ quá trình phát triển của văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Bảo tàng có hai phần trưng bày: phần trưng bày ngoài trời và phần trưng bày trong nhà.

Tầng một với hình ảnh trung tâm là

Tầng một với hình ảnh trung tâm là "Hòn đá thiêng" - biểu tượng cho ngòi bút, nhiệt huyết sáng tác của các thế hệ nhà văn, nhà thơ

Empty
Empty
Empty

Tại khu vực phần trưng bày ngoài trời xuất hiện các tác phẩm phù điêu gốm sứ tái hiện những truyền thuyết, câu chuyện dân gian quen thuộc, cùng với 20 bức tượng danh nhân văn học nổi bật từ thời cổ đại đến trung đại. Những tác phẩm điêu khắc này không chỉ là hiện vật nghệ thuật mà còn là sự biểu trưng cho nền văn học dân gian phong phú và đa dạng của Việt Nam, gợi nhớ về những câu chuyện, bài thơ truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.

Empty
Empty
Không gian ngoài trời tại bảo tàng

Không gian ngoài trời tại bảo tàng

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Đối với phần trưng bày trong nhà, với diện tích trưng bày hơn 2.000 mét vuông, khu vực này hiện đang lưu giữ hàng nghìn hiện vật và tài liệu liên quan đến các nhà văn nổi tiếng qua các thời kỳ từ thời Lý đến nay. Phần trưng bày trong nhà được bố trí thành ba tầng, mỗi tầng tập trung vào một giai đoạn văn học đặc biệt của Việt Nam.

  • Tầng 1: Tại đây, du khách sẽ bắt gặp những hiện vật và tài liệu về văn học thời kỳ cổ và trung đại (thế kỷ 10 đến thế kỷ 19). Ngoài ra, bảo tàng còn giới thiệu về nền giáo dục và kỳ thi khoa bảng thời phong kiến, tạo nên một bức tranh chân thực và đầy đủ về cuộc sống, học vấn, và thi cử của người Việt Nam thời xưa.
  • Tầng 2: Không gian này tôn vinh các nhà văn đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và giới thiệu về những thành tựu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tầng này còn có khu tổ hợp “Không gian văn hóa Xóm Chòi,” một mô hình sống động tái hiện trụ sở Hội Văn nghệ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
  • Tầng 3: Đây là nơi tôn vinh các nhà văn đoạt Giải thưởng Nhà nước và giới thiệu các kỳ đại hội Hội Nhà văn Việt Nam. Tầng 3 giúp du khách hiểu thêm về vai trò và đóng góp của các nhà văn trong các phong trào văn học và văn hóa của đất nước.Bên cạnh các phần trưng bày chính, bảo tàng còn có các phòng trưng bày chuyên đề “Không gian sinh hoạt văn hoá nông thôn Việt Nam” và “Hợp tác quốc tế”, mang lại cho du khách cái nhìn sâu sắc về văn hóa đời sống làng quê Việt Nam qua các tác phẩm văn học như "Chí Phèo," "Tắt đèn," và các câu chuyện văn hóa từ các làng quê xưa.
Empty
Empty
Empty
Empty
Những hiện vật, tài liệu được trưng bày và tái hiện

Những hiện vật, tài liệu được trưng bày và tái hiện

Bảo tàng Văn học Việt Nam đã xây dựng một không gian tôn vinh những nhà văn nổi tiếng trong lịch sử văn học nước nhà như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao, Xuân Diệu, và nhiều tác giả khác. Các hiện vật trưng bày như bàn viết, sách, bản thảo viết tay, và những kỷ vật cá nhân của các nhà văn nổi tiếng đều là những câu chuyện chân thực về quá trình sáng tác và cuộc đời của họ.

Trong số những hiện vật đặc biệt tại bảo tàng, một hiện vật nổi bật ở ngay tại chính giữa tầng một là “Hòn đá thiêng” - biểu tượng cho ngòi bút và tinh thần sáng tạo của các thế hệ văn nhân, được đặt trang trọng trên trống đồng Đông Sơn. Đây không chỉ là một hiện vật độc đáo mà còn là biểu tượng văn hóa sâu sắc, gợi nhắc về bề dày văn hóa dân tộc và những đóng góp lớn lao của các nhà văn trong công cuộc xây dựng nền văn học Việt Nam.

Empty
Empty
Empty
Empty
Bức thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bức thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bảo tàng Văn học Việt Nam không chỉ là nơi lưu giữ các hiện vật quý báu mà còn là địa chỉ văn hóa độc đáo, đưa du khách vào một hành trình khám phá những tinh hoa văn học Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử. Đến với bảo tàng, bạn sẽ cảm nhận được sự gắn kết giữa văn hóa, lịch sử, và văn học, đồng thời thấu hiểu hơn về các giá trị văn hóa của dân tộc. Tại đây, du khách sẽ có dịp được trải nghiệm những câu chuyện văn học đầy xúc cảm, từ các truyền thuyết và truyện cổ tích dân gian cho đến những tác phẩm văn học hiện đại. Sự kết hợp giữa các khu trưng bày trong nhà và ngoài trời, giữa hiện vật và câu chuyện, đã tạo nên một không gian trưng bày phong phú và sinh động, hấp dẫn du khách từ mọi lứa tuổi.

Không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật và tư liệu quý giá về văn học dân tộc mà còn là địa chỉ văn hóa, giáo dục ý nghĩa cho thế hệ trẻ và những người yêu văn chương. Với sự trân trọng, gìn giữ và phát huy các giá trị văn học qua các thời kỳ, bảo tàng Văn học Việt Nam đang góp phần to lớn vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Đây chắc chắn là một điểm đến không thể bỏ qua khi bạn đến Hà Nội, để hiểu và trân trọng hơn những giá trị văn hóa và văn học của đất nước.

Một số hình ảnh khác tại bảo tàng:

Những tác phẩm của nhà văn, nhà thơ qua các thời kỳ

Những tác phẩm của nhà văn, nhà thơ qua các thời kỳ

Empty
Empty
Empty
Phòng trưng bày chuyên đề Giao lưu và Hợp tác Quốc tế

Phòng trưng bày chuyên đề Giao lưu và Hợp tác Quốc tế

Empty
Empty
Empty
Không chỉ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản các giá trị tài liệu, hiện vật mà bảo tàng còn là địa chỉ văn hoá hấp dẫn, thu hút

Không chỉ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản các giá trị tài liệu, hiện vật mà bảo tàng còn là địa chỉ văn hoá hấp dẫn, thu hút

Empty
Empty
Empty
Gia Huy
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES