Khám phá Bảo tàng Biệt động Sài Gòn duy nhất ở Việt Nam nhân dịp 2/9

29/08/2024

Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, không gian lịch sử đặc biệt tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định là điểm đến hấp dẫn, gợi nhớ lại những ký ức hào hùng của một thời oanh liệt.

Cánh cửa gỗ bình dị trước mắt chẳng gợi nên điều gì đặc biệt, nhưng chỉ cần bước qua, du khách sẽ bước vào hành trình ngược dòng lịch sử đầy kỳ bí. Đó là khi cánh cửa thang máy ngụy trang khẽ mở ra, đưa bạn đến với một thế giới khác - nơi lưu giữ những hiện vật và ký ức hào hùng về lực lượng Biệt động Sài Gòn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định nằm tại một căn nhà ba tầng xây dựng năm 1963 trên đường Trần Quang Khải, quận 1

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định nằm tại một căn nhà ba tầng xây dựng năm 1963 trên đường Trần Quang Khải, quận 1

Lối lên bảo tàng bằng một thang máy cổ, có từ khi căn nhà được xây dựng

Lối lên bảo tàng bằng một thang máy cổ, có từ khi căn nhà được xây dựng

Căn nhà bí mật giữa lòng TP.HCM

Tọa lạc tại số 145 Trần Quang Khải, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định là một căn nhà ba tầng được xây dựng từ năm 1963. Đây từng là nơi hoạt động bí mật của các chiến sĩ biệt động dưới sự chỉ huy của ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai). Sau năm 1975, ngôi nhà được giữ nguyên hiện trạng và trở thành một bảo tàng, ghi dấu những hoạt động anh hùng của lực lượng biệt động.

Thuyết minh viên tại bảo tàng cho biết: "Địa điểm này trước đây thuộc về nghiệp đoàn Ngọc Quế - một cơ sở bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn. Dưới vỏ bọc là xưởng đóng mới xích lô và gia công đồ nội thất cho Dinh Độc Lập, nơi đây từng là trung tâm hoạt động của những chiến sĩ dũng cảm, âm thầm chuẩn bị cho những trận đánh lịch sử".

Bài liên quan
Hiện vật có số lượng nhiều là bộ sưu tập các loại vũ khí, bom đạn từng sử dụng trong những trận đánh

Hiện vật có số lượng nhiều là bộ sưu tập các loại vũ khí, bom đạn từng sử dụng trong những trận đánh

Tấm bản đồ cỡ lớn mô tả các mũi tấn công của Biệt động trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

Tấm bản đồ cỡ lớn mô tả các mũi tấn công của Biệt động trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

Hệ thống Bảo tàng Biệt động Sài Gòn hiện có ba điểm tham quan, thường được tổ chức trong một tour kéo dài từ 3,5 đến 4 tiếng, bao gồm cả thời gian tham quan và ăn uống. Điểm đầu tiên là trụ sở chính tại số 145 Trần Quang Khải, quận 1. Du khách có thể tham quan khoảng một tiếng, đặc biệt khi đoàn từ 10 người trở lên sẽ có thuyết minh. Điểm thứ hai là tại Đặng Dung, nơi có hộp thư bí mật và căn hầm nổi, với thời gian tham quan và thuyết minh khoảng 30 phút. Điểm cuối cùng là hầm trú ém quân tại 287/72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, nơi ông Trần Văn Lai đã đào hầm chính. Tại mỗi điểm, các hiện vật, dụng cụ và tài liệu từ thời kỳ chiến tranh được trưng bày, giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử và hoạt động cách mạng.

Empty
Empty
Mô tả hình thức giấu vũ khí, tài liệu

Mô tả hình thức giấu vũ khí, tài liệu

Bản đồ sống động và mạng lưới bí ẩn

Tại bảo tàng, lịch sử Biệt động Sài Gòn - Gia Định hiện lên đầy sống động qua một lược đồ được xây dựng trên tấm bản đồ xưa của Sài Gòn - Gia Định. Lần đầu tiên, khách tham quan có thể chiêm ngưỡng một bức tranh tổng quan về mạng lưới hoạt động bí ẩn của lực lượng Biệt động. Các hầm chứa vũ khí, hầm ém quân được xây dựng ngay trong lòng địch nhiều năm liền để phục vụ cho các trận đánh lớn, đặc biệt là Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Hầm bí mật ngụy trang dưới đáy tủ quần áo

Hầm bí mật ngụy trang dưới đáy tủ quần áo

Mở ra là đường hầm trú ẩn, từ đây có thể đi ra các con phố khác trong quận 1

Mở ra là đường hầm trú ẩn, từ đây có thể đi ra các con phố khác trong quận 1

Hệ thống các hầm bí mật này không chỉ là công trình chiến lược mà còn là minh chứng cho trí tuệ và sự khéo léo của lực lượng Biệt động Sài Gòn. Được tái hiện một cách chân thực và sống động, những hầm vũ khí này giúp du khách hiểu rõ hơn về những chiến thuật tinh vi, sự hy sinh thầm lặng và lòng dũng cảm của những người chiến sĩ vô danh.

Khách tham quan hứng thú khi được chiêm ngưỡng cuộc sống thời chiến của các chiến sĩ biệt động thông qua các hiện vật vẫn còn được giữ nguyên tại bảo tàng. Một căn phòng nhỏ tái hiện lại cảnh sinh hoạt giản dị, đời thường của họ với những vật dụng quen thuộc như bàn ghế, đèn dầu và cả những chiếc radio cổ. Không gian này mang đến cho du khách cảm giác gần gũi, giúp họ cảm nhận được phần nào những khó khăn, gian khổ mà các chiến sĩ đã trải qua.

Empty
Empty
Empty
Các hiện vật vẫn được giữ nguyên vẹn như lon sữa Guigoz, đồ dựng thức ăn, bình nước, đèn Manchon được chiến sĩ biệt động tận dụng để cất thư mật, tiền vàng, thuốc men trong kháng chiến

Các hiện vật vẫn được giữ nguyên vẹn như lon sữa Guigoz, đồ dựng thức ăn, bình nước, đèn Manchon được chiến sĩ biệt động tận dụng để cất thư mật, tiền vàng, thuốc men trong kháng chiến

Giá trị vô giá cho thế hệ mai sau

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn là nơi lưu giữ ký ức, vừa là địa điểm giáo dục lịch sử, văn hóa cho thế hệ trẻ. Những câu chuyện, bài học từ bảo tàng không dừng lại ở việc tôn vinh quá khứ mà còn là động lực để thế hệ mai sau hiểu và trân trọng giá trị của tự do, độc lập.

Chân dung ông Trần Văn Lai cùng góc nhỏ trong căn nhà gia đình ông sinh sống thời bấy giờ

Chân dung ông Trần Văn Lai cùng góc nhỏ trong căn nhà gia đình ông sinh sống thời bấy giờ

Là một người trẻ trong đoàn tham quan, Bảo Trân (21 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: "Những câu chuyện được kể lại qua hiện vật, từng hình ảnh trên tấm bản đồ xưa, cùng những hầm chứa vũ khí bí mật ngay giữa lòng Sài Gòn khiến mình như được sống lại những giây phút lịch sử đầy căng thẳng và quyết liệt. Mình thấy thật tự hào và biết ơn".

Nhân dịp 2/9, việc ghé thăm bảo tàng Biệt động Sài Gòn là cơ hội để mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, tưởng nhớ, tri ân và hiểu sâu hơn về lịch sử của dân tộc. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ, mang đến niềm tự hào và lòng biết ơn đối với những người đã chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn mở cửa từ 8h đến 17h hàng ngày, là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử oai hùng của Sài Gòn - TP.HCM.

Bài và ảnh: Hà Mai Trinh
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES