Bí quyết chinh phục Everest Base Camp của cô gái văn phòng chỉ trong 2 tuần

05/11/2022

Thanh Hằng, nhân viên văn phòng chia sẻ trải nghiệm chinh phục Everest Base Camp khi chỉ có 2 tuần để chuẩn bị. Chị đầu tư rèn luyện sức bền và sức khỏe, đem theo nhiều loại thuốc thang phù hợp.

Thanh Hằng, một nhân viên văn phòng tại TP.HCM cho biết chị vừa chinh phục thành công Everest Base Camp với thời gian chuẩn bị ngắn ngủi. Trả lời Travellive, nhiều người leo núi dày dạn kinh nghiệm từng khuyên chị nên dự trù hẳn 6 tháng để luyện tập thể lực. Tuy nhiên, Thanh Hằng chỉ có vỏn vẹn 2 tuần trước khi đi để chuẩn bị kĩ càng mọi thứ.

"Tuyệt vời. Khoảnh khắc chạm được đến cột mốc rất cảm động và thú thực mình chỉ muốn về Việt Nam ngay sau khoảnh khắc đó vì đã quá mệt rồi", Thanh Hằng trả lời khi được hỏi về cảm xúc khi kết thúc chuyến đi.

Nâng tạ để cải thiện sức bền.

Nâng tạ để cải thiện sức bền.

Thanh Hằng tập luyện phần thân dưới để chuẩn bị cho chuyến leo núi.

Thanh Hằng tập luyện phần thân dưới để chuẩn bị cho chuyến leo núi.

Theo kinh nghiệm bản thân, Hằng cho rằng tháng 10 và tháng 5 là mùa leo núi tại Nepal. Tháng 5 thời tiết sẽ ấm hơn nhưng cũng đông hơn vì đó cũng là khoảng thời gian các đoàn leo núi chuyên nghiệp đến. Chị chọn tháng 10 vì nhiệt độ dù có lạnh hơn một chút nhưng nhìn chung vẫn vắng hơn tháng 5.

Trong vòng 2 tuần trước khi đi, Thanh Hằng duy trì việc tập luyện liên tục hàng ngày. Mỗi ngày 1 tiếng, chị dành 15-30 phút để chạy bộ hoặc đi bộ trên địa hình dốc tối đa như cầu thang. Sau đó, Thanh Hằng tập luyện phần thân dưới với các bài tập đơn giản như squat, deadlift... để rèn luyện cơ đùi và bắp chân. Tập cardio để rèn thể lực. Tiếp theo, chị còn dành thời gian để luyện điều tiết hơi thở để đối phó với đoạn đường đi và thời tiết.

"Không nên tập quá sức và thử thách sức chịu đựng của bản thân vì lỡ chấn thương trong lúc tập sẽ gây ảnh hưởng đến chuyến đi sắp tới", Thanh Hằng chia sẻ.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Bên cạnh rèn luyện sức khỏe, việc chuẩn bị cho bản thân một tinh thần thoải mái cũng là yếu tố quan trọng. Thanh Hằng cố gắng giữ tâm lý thư giãn nhất trong khi chuẩn bị những bước khác. Chị cho rằng Everest Base Camp không phức tạp và nguy hiểm như chinh phục đỉnh Everest, đây là một cung trekking thương mại nên các công tác cứu hộ tại đây cũng được trang bị tương đối đầy đủ.

Túi ngủ, máy sấy, băng vệ sinh để lót giày... là những vật dụng nên mang theo để đối phó với thời tiết khắc nghiệt.

Túi ngủ, máy sấy, băng vệ sinh để lót giày... là những vật dụng nên mang theo để đối phó với thời tiết khắc nghiệt.

Luôn mang theo thuốc chống say độ cao, các loại vitamin, thuốc ho, thuốc cảm lạnh... giúp thích nghi với điều kiện thời tiết lạnh giá.

Luôn mang theo thuốc chống say độ cao, các loại vitamin, thuốc ho, thuốc cảm lạnh... giúp thích nghi với điều kiện thời tiết lạnh giá.

"Điều quan trọng là bạn cần tập trung vào mục tiêu của mình. Nếu mệt thì đi chậm vì đây không phải là cuộc đua với người khác mà là để chiến thắng bản thân nên sớm hay muộn cũng sẽ đến nơi", nhân viên văn phòng này nhận xét.

Trước khi khởi hành, du khách nên dành thời gian tra cứu trên mạng và tham khảo hướng dẫn từ công ty tour về những vật dụng cần mang theo. Những món đồ không thể thiếu nhất chính là quần áo giữ ấm, khăn choàng. Đặc biệt, du khách nên mang theo các loại thuốc đặc biệt như: thuốc say độ cao, thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc cảm, các loại vitamin bổ sung chất. Lưu ý nên mang những loại có thể hoà tan với nước.

Khi được hỏi về những hướng dẫn khi đối phó với sốc độ cao, Thanh Hằng cho biết hầu như không có cách nào để điều trị ngay lúc đang leo. Du khách buộc phải hạ độ cao cấp tốc bằng trực thăng. Chi phí dùng trực thăng vận chuyển sẽ dao động từ 500-600 USD. Nếu không hạ độ cao cấp tốc, tình trạng sẽ trở nặng dẫn đến phù phổi hoặc phù não và tử vong ngay sau đó.

Vì thế, người leo núi cần uống thuốc chống say độ cao (thuốc điều áp) từ trước khi bắt đầu chuyến đi tầm một ngày và duy trì uống 2 viên mỗi ngày sau đó cho đến khi chuyến đi hoàn thành.

Chỉ trong 2 tuần chuẩn bị, Thanh Hằng đã chinh phục Everest Base Camp.

Chỉ trong 2 tuần chuẩn bị, Thanh Hằng đã chinh phục Everest Base Camp.

"Khi uống thuốc điều áp, bạn sẽ có các triệu chứng như tê tay, tê chân, chóng mặt, nhưng yên tâm vì đó là những dấu hiệu bình thường khi thuốc phát huy tác dụng. Bạn nên uống nhiều nước và ăn chuối để bổ sung kali. Khi đã lên cao thì những triệu chứng này sẽ giảm đi", Thanh Hằng cho hay.

Một chiếc balo phù hợp để đeo trong suốt cuộc hành trình leo núi nên được lựa chọn cẩn thận. Theo Thanh Hằng, khi leo du khách chỉ mang một chiếc balo nhỏ (có đai trợ lực) tầm 20 lít là đủ. Bên trong balo này để các vật dụng cần thiết như thuốc và nước uống.

"Nên hạn chế đồ nhất có thể vì balo quá nặng sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của bạn. Những vật dụng khác thì đã có người vận chuyển giúp bạn rồi", Hằng nói.

Anh Thi - Nguồn: Ảnh: NVCC
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES