Cao lầu - biểu tượng ẩm thực của Hội An được CNN hết lời khen ngợi

27/09/2019

Trang CNN mới đây đã hết lời ca ngợi cao lầu, gọi đó là "biểu tượng ẩm thực" của Hội An. Nếu đã nghe danh món cao lầu thì hãy thử một lần đặt chân tới đất Hội An, khám phá không gian cổ kính nơi đây và thưởng thức một bát cao lầu thơm nóng...

Là một bến cảng giao thương tấp nập từ thế kỷ 15 - 19, kết nối phương Đông với phương Tây, cảnh quan và ẩm thực Hội An đều mang đậm dấu ấn thời quá khứ xa xưa. Được nhiều người coi là thủ đô ẩm thực của Việt Nam, Hội An có vô số món ăn đa dạng đủ để thỏa mãn khẩu vị của mọi du khách.

UNESCO đã công nhận phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1999.

UNESCO đã công nhận phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1999.

"Hội An là một thành phố độc đáo và thức ăn ở đây cũng không kém phần độc đáo", Trịnh Diễm Vy, một đầu bếp nổi tiếng, chuyên gia ẩm thực và chủ sở hữu của 9 nhà hàng ở Hội An chia sẻ với CNN. "Ở đây có một chút châu Âu cùng với một chút châu Á nên mọi người đều có thể tìm được chút gì đó cho chính mình".

Dù tại Hội An có vô vàn món ăn khiến mọi tín đồ ẩm thực mê mệt, song món ăn được coi là biểu tượng ẩm thực của nơi đây chính là cao lầu.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Cao lầu là món ai cũng ít nhất một lần ăn thử khi đến Hội An.

Cao lầu là món ai cũng ít nhất một lần ăn thử khi đến Hội An.

Người ta ít biết đến cao lầu không phải vì nó không ngon mà vì món ngon này... khiêm nhường. Các thành phần làm nên một bát cao lầu chỉ gồm: mì, thịt heo, tép mỡ, các loại rau sống và rất ít nước dùng.

Empty

Một đặc trưng khác của cao lầu là từ nguồn gốc cái tên của nó. "Cao lầu" có nghĩa là bạn phải ăn món này trên... lầu cao của quán. Khi xưa, các doanh nhân buôn bán nơi phố cảng vì muốn trông coi hàng hóa của mình nên thường leo lên lầu cao của quán và ăn ngay tại đây. Ngày nay, bạn vẫn có thể thấy nét văn hóa cũ này trong các quán cao lầu rải rác trên phố cổ - các quán đều có tầng 2, tầng 3, và nhân viên sẽ chủ động mời bạn lên tầng trên để thưởng thức cao lầu.

Những nhà hàng với phong cách cổ kính, trầm lắng đều có tầng trên để việc thưởng thức cao lầu được hoàn hảo.

Những nhà hàng với phong cách cổ kính, trầm lắng đều có tầng trên để việc thưởng thức cao lầu được hoàn hảo.

Song, bởi độ

Song, bởi độ "hot" của cao lầu, ngày nay du khách vẫn có thể thưởng thức món ăn này ở mọi nơi trên đường phố Hội An.

Cao lầu, trông thì "khiêm nhường" và đơn giản, nhưng cách chế biến lại kỳ công và tinh tế vô cùng. Sự tinh túy của món cao lầu đầu tiên nằm ở sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Gạo phải ngâm vào nước tro lấy từ Cù Lao Chàm cách Hội An 16 km, nước xay gạo lấy từ giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm..., rồi trải qua nhiều giai đoạn cán, xắt, hấp và phơi nhiều lần mới ra được những sợi mì hoàn hảo - vừa mềm, chắc, mà lại thơm.

Empty

Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Không thể thiếu rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Thịt xá xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... và tép mỡ vỡ tan trong miệng.

Khi thưởng thức cao lầu, phải trộn thật đều.

Khi thưởng thức cao lầu, phải trộn thật đều.

Ngày nay, cao lầu đã xuất hiện trong nhiều hàng, quán ở mọi miền đất nước, song đều chưa để lại được ấn tượng sâu sắc cho thực khách. Cũng không phải mọi hàng quán ở Hội An đều làm cao lầu theo công thức "bí truyền" nói trên. Nhưng nhiều người vẫn tin rằng, chính nước giếng Bá Lễ và tro của Cù Lao Chàm, cùng với việc thưởng thức từ trên lầu cao nhìn xuống lòng phố Hội - mới là những yếu tố làm nên trọn vẹn món ẩm thực tinh túy này.

Hương Thảo - Lan Oanh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES