Câu chuyện phục dựng cổ phục của giới trẻ

09/08/2023

Cổ phục Việt là một trong những nét văn hóa độc đáo và vô cùng quý báu của dân tộc. Việc phục dựng trang phục cổ là thành quả từ nỗ lực bảo tồn, quảng bá và mong muốn lưu giữ những giá trị lịch sử truyền thống của nước ta.

Với sở thích tìm hiểu về văn hoá lịch sử, anh Vũ Đức (29 tuổi, Hà Nội) - nhà sáng lập nhóm Great Vietnam - một đội ngũ gồm những người trẻ chung niềm đam mê nghiên cứu và cung cấp các giải pháp về cổ phục Việt Nam.

Great Vietnam tập trung nghiên cứu, phục dựng trang phục của người Việt từ hàng trăm năm trước.

Great Vietnam tập trung nghiên cứu, phục dựng trang phục của người Việt từ hàng trăm năm trước.

Câu chuyện khởi nguồn đam mê từ tình yêu lịch sử

Xuất phát điểm từ những tay ngang làm trái ngành, thế nhưng với niềm yêu thích văn hóa truyền thống, nhóm bạn trẻ đã tìm đến nhau để cùng theo đuổi giấc mơ hoài bão tái hiện vẻ đẹp của cổ phục Việt một cách chuẩn xác nhất có thể. Được thành lập vào năm 2019 và chính thức đi vào hoạt động năm 2020, Great Vietnam tập trung nghiên cứu, phục dựng trang phục của người Việt từ hàng trăm năm trước.

Anh Vũ Đức chia sẻ với Travellive: “Nguồn cảm hứng để tôi cùng Great Vietnam bắt tay vào tái hiện cổ phục được xuất phát từ mối quan tâm đặc biệt tới văn hóa trang phục cung đình - bác học, cùng với đó là việc nhận thấy áo mũ cha ông còn rất nhiều vấn đề mà chúng tôi có thể góp phần làm cho tốt hơn”.

Mỗi loại trang phục đều có đặc điểm nổi biệt riêng, nhờ đó mà ta có thể phân biệt được kiểu dáng và tên gọi của chúng.

Mỗi loại trang phục đều có đặc điểm nổi biệt riêng, nhờ đó mà ta có thể phân biệt được kiểu dáng và tên gọi của chúng.

Khi nhắc đến trang phục truyền thống của Việt Nam, nhiều người chỉ nghĩ ngay đến hình ảnh những tà áo dài. Tuy nhiên, cổ phục Việt còn cả một kho tàng với nhiều loại trang phục khác nhau. Trải qua mỗi triều đại phong kiến trong lịch sử, chúng ta đều có những bộ trang phục mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc qua từng thời kỳ. “Trang phục truyền thống của Việt Nam có rất nhiều kiểu loại, tuy nhiên vì một số yếu tố lịch sử mà chúng ta đã lãng quên khá nhiều dạng thức. Đây là một điểm thiệt thòi của nền cổ phục Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực”, anh Đức tâm sự.

Mỗi loại trang phục đều có đặc điểm nổi biệt riêng, nhờ đó mà ta có thể phân biệt được kiểu dáng và tên gọi của chúng. Trong các sự kiện lễ nghi, cổ phục có các loại như triều phục, cát phục, thường phục, tiện phục… Nếu phân biệt theo cổ áo có: áo giao lĩnh, áo trực lĩnh, áo lập lĩnh…; theo vạt áo là: áo đối khâm, áo đại khâm…; hoặc theo thân áo là: áo tứ thân, áo ngũ thân…

Cổ phục Việt còn cả một kho tàng với nhiều loại trang phục khác nhau.

Cổ phục Việt còn cả một kho tàng với nhiều loại trang phục khác nhau.

Trải qua mỗi triều đại phong kiến trong lịch sử, chúng ta đều có những bộ trang phục mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc qua từng thời kỳ.

Trải qua mỗi triều đại phong kiến trong lịch sử, chúng ta đều có những bộ trang phục mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc qua từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, giữa các triều đại cũng có những sự khác biệt tỉ mỉ riêng, chẳng hạn như triều Nguyễn thịnh hành loại áo ngũ thân - là tiền thân của tà áo dài cách tân mà ta thường thấy ngày nay. Loại áo này khá đơn giản với bốn vạt chính một vạt phụ, có cổ đứng, cài khuy bên phải, tay áo hẹp kết hợp với áo lót trắng bên trong và quần dài.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Trên con đường phục dựng lại những chi tiết trong các bộ trang phục truyền thống, việc tìm kiếm các nguồn tư liệu về văn hóa lịch sử tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. “Ở nước ta, ngành nghiên cứu về cổ phục chưa hình thành, do đó còn thiếu chuyên gia hoặc những bên có khả năng quan tâm ghi nhận, cập nhật những nghiên cứu mới trong vòng 10 năm trở lại đây. Những người trẻ đang đơn độc trong hành trình này, dẫn đến một loạt vướng mắc lớn đối với việc tiếp cận tư liệu, ứng dụng nghệ thuật, truyền thông, giáo dục…”, anh Đức chia sẻ.

Empty
Empty

Để phục dựng một sản phẩm cổ phục hoàn thiện nguyên mẫu cần phải trải qua rất nhiều công đoạn. Sau khi có được bản vẽ thống nhất, Great Vietnam sẽ cho in vải, may thành mẫu thật. Với các áo thêu, phụ kiện mũ mão sẽ chuyển về cho nghệ nhân ở các làng nghề thực hiện. Về chất liệu, các bạn trẻ cũng tìm đến các làng nghề như: Vạn Phúc, La Khê, Bưởi, Nha Xá, Nam Cao, Mã Châu, Tân Châu…

Với mỗi mẫu trang phục, khi đăng tải trên fanpage, nhóm luôn đính kèm tư liệu để công chúng có thể tiếp nhận và tìm hiểu về cổ phục Việt Nam một cách hoàn chỉnh nhất. “Sứ mệnh từ ban đầu là hướng đến việc khắc phục các sai lệch hoặc thiếu sót trong các thông tin chính thống về trang phục Việt Nam. Đây là một công việc nặng nề và cần rất nhiều thời gian, nhiều sự hỗ trợ, không thể một sớm một chiều”, anh Đức cho biết thêm.

Empty
Empty
Khi đăng tải trên fanpage, nhóm luôn đính kèm tư liệu để công chúng có thể tiếp nhận và tìm hiểu về cổ phục Việt Nam một cách hoàn chỉnh nhất.

Khi đăng tải trên fanpage, nhóm luôn đính kèm tư liệu để công chúng có thể tiếp nhận và tìm hiểu về cổ phục Việt Nam một cách hoàn chỉnh nhất.

Lan tỏa cổ phục Việt trong cuộc sống hiện đại

Great Vietnam ngày càng khẳng định tên tuổi và được nhiều bạn trẻ biết đến. Thương hiệu tích cực tham gia các sự kiện ghi dấu ấn đặc biệt, tiêu biểu như dự án trình diễn thực cảnh “Tinh Hoa Việt Nam” - Grand World Phú Quốc (2021); dự án “Đại Triều phục - Quan viên” (2021 - 2023); dự án “Điểm Ảnh Đan Thanh” - “Revive the Timeless” (2021); dự án Sách “Dệt nên Triều đại” (tái bản 2022); dự án “Nhựt bình y” (2022), dự án “Triều phục - Hoàng gia” (2023 - 2024)…

Bên cạnh đó, Great Vietnam cũng tham gia đóng góp thành quả tại các sự kiện tôn vinh văn hóa, sáng tạo và trang phục như: triển lãm “The Resplendent Vestiges”/“Vàng Son Vương Dấu” tại Sydney, Australia (2019); triển lãm nghệ thuật “Vietnamme Talk 01 - Thụ Động” tại TP. Hồ Chí Minh (2019); hội chợ sáng tạo: Hà Nội có “X” và Workshop “Người Việt vẽ Việt phục” tại Hà Nội (2020); ngày hội việt phục “Tóc Xanh Vạt Áo” tại TP. Hồ Chí Minh (2021); ngày hội công nghiệp văn hoá “Vietnam Summer Fair” tại Huế (2022), ngày hội việt phục “Bách Hoa Bộ hành” tại Hà Nội (2022), ngày hội văn hóa “Tinh hoa và Hội nhập" tại Khu Đô thị ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (2023)...

Việc tham gia nhiều sự kiện góp phần đưa tên tuổi Great Vietnam nói riêng và cổ phục Việt Nam nói chung tiếp cận phổ biến hơn đến giới trẻ.

Việc tham gia nhiều sự kiện góp phần đưa tên tuổi Great Vietnam nói riêng và cổ phục Việt Nam nói chung tiếp cận phổ biến hơn đến giới trẻ.

Việc tham gia nhiều sự kiện góp phần đưa tên tuổi Great Vietnam nói riêng và cổ phục Việt Nam nói chung tiếp cận phổ biến hơn đến giới trẻ. Có thể thấy xã hội và các bạn trẻ hiện nay dần có nhiều sự quan tâm đến cổ phục. Không ít bạn trẻ đã lựa chọn trang phục cổ trong các dịp lễ tết, chụp ảnh cưới, ảnh kỷ yếu… Điều này cho thấy những tín hiệu đáng mừng về nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức những nét đẹp được cho là xưa cũ, cổ điển.

Trong tương lai, đội ngũ Great Vietnam sẽ tiếp tục con đường tái hiện diện mạo các bộ trang phục (từ phức tạp đến đơn giản, từ triều đại gần đây nhất đến những triều đại xa xôi hơn), giúp cho vốn dữ liệu này ngày càng đầy đặn, khoảng trống về cổ phục Việt Nam ngày càng được khỏa lấp. “Nhóm chỉ mong có thể góp phần cho hành trình cổ phục vẫn còn dài và gian nan này được tăng tốc hơn, trước thực tế nó đã xuất phát quá trễ”, anh Đức cho biết.

Không ít bạn trẻ đã lựa chọn trang phục cổ trong các dịp lễ tết, chụp ảnh cưới, ảnh kỷ yếu…

Không ít bạn trẻ đã lựa chọn trang phục cổ trong các dịp lễ tết, chụp ảnh cưới, ảnh kỷ yếu…

Trong bối cảnh xã hội phát triển, việc khôi phục, bảo tồn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là vô cùng quan trọng. Đưa trang phục cổ Việt Nam trở lại với cuộc sống hiện đại, giúp cổ phục có vai trò và đời sống riêng là phương pháp bảo tồn hiệu quả nhất. Thành công trong việc bảo tồn cổ phục sẽ góp phần vào việc giữ gìn văn hóa dân tộc và sự phát triển của ngành thời trang mang bản sắc Việt.

Chia sẻ thêm với độc giả Travellive, anh Đức nhắn gửi: “Tôi mong muốn rằng những người làm văn hóa - nghệ thuật sẽ quan tâm, coi trọng hơn các giá trị trang phục truyền thống, không nên hiểu lầm rồi coi nhẹ câu chuyện trang phục của dân tộc”.

Phương Mai - Nguồn: Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES