Cầu ngói Thanh Toàn, câu chuyện kể về một thời vàng son

02/08/2024

Cầu ngói Thanh Toàn là một trong những di tích kiến trúc cổ chứa đựng vẻ đẹp xưa cũ, nhuốm màu thời gian, đồng thời còn là cây cầu có giá trị về nghệ thuật độc đáo ở Việt Nam hiện nay.

Cầu ngói Thanh Toàn là một trong những địa điểm du lịch hút khách ở Huế. Không chỉ sở hữu nét kiến trúc độc đáo, cây cầu này được xem là “chứng nhân lịch sử” cho sự chuyển mình của mảnh đất Cố đô.

Bài liên quan

240 năm gắn liền cùng xứ Huế

“Ai về cầu ngói Thanh Toàn

Cho em về với một đoàn cho vui”

Cách thành phố Huế chừng 8 km theo đường bộ về phía Đông, qua những con đường làng quanh co trên những cánh đồng quê bát ngát, hương lúa thơm ngào ngạt là đến cầu ngói Thanh Toàn nổi tiếng thuộc làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy.

Cây cầu này đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn không mất đi vẻ đẹp xưa cổ vốn có

Cây cầu này đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn không mất đi vẻ đẹp xưa cổ vốn có

Vào thế kỷ 18, nơi đây còn rất hoang sơ, người dân qua lại phải chèo thuyền khá vất vả. Thương người, bà Trần Thị Đạo, vợ của một vị quan lớn trong triều Lê một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của phu nhân một vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông, đã bỏ tiền cá nhân xây dựng, bà được vua Lê Hiển Tông ban sắc khen ngợi và ban sắc phong trần cho bà là “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù” vào năm 1925. Năm 1776, cầu ngói Thanh Toàn được thành hình.

Cầu Thanh Toàn không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật mà còn mang giá trị tinh thần và là “chứng nhân lịch sử”

Cầu Thanh Toàn không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật mà còn mang giá trị tinh thần và là “chứng nhân lịch sử”

Đến năm 1990, cầu được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 575/QĐ ngày 14/7/1990 của Bộ Văn hóa Thông tin.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Cho đến hiện tại, những công trình cùng thời, đặc biệt là những cây cầu có thiết kế “thượng gia, hạ kiều” tại Việt Nam còn rất ít. Đặc biệt là việc còn giữ được hiện trạng nguyên vẹn, chất lượng chắc chắn, ít bị mục nát hao mòn sau khoảng thời gian dài hơn hai thế kỉ khiến cầu ngói Thanh Toàn thì lại càng đặc biệt hơn.

Vẻ đẹp kiến trúc cổ kính của vùng đất Cố đô

Cầu ngói Thanh Toàn xây dựng trên một con mương - là nhánh nhỏ của sông Như Ý. Đây là chiếc cầu bằng gỗ, có chiều dài 17 m, chiều rộng 4 m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để tựa lưng. Trên cầu có mái che, lớp ngói ống tráng men trong đó gian giữa được thiết kế rộng nhất và ở đó cũng là nơi đặt bàn thờ để thờ Bà Trần Thị Đạo. Các bộ phận kiến trúc trong cầu được trang trí gồm hai loại tiết diện là tròn và vuông. Cầu nằm trên một hệ thống trụ đỡ có sáu hàng, mỗi hàng có ba trụ bằng đá.

Đây là một trong số ít cây cầu ở Việt Nam được xây dựng theo kiến trúc trên nhà, dưới cầu

Đây là một trong số ít cây cầu ở Việt Nam được xây dựng theo kiến trúc trên nhà, dưới cầu

Cây cầu là điểm dừng chân yêu thích của người dân trong làng

Cây cầu là điểm dừng chân yêu thích của người dân trong làng

Vật liệu chính làm nên cây cầu là những loại gỗ rất chắc chắn, xung quanh có rất nhiều cây cối mát mẻ. Kiến trúc cầu khá đơn sơ, đứng trên cầu du khách sẽ cảm thấy không gian mát mẻ nhờ hơi nước bốc lên từ mương và chất liệu ngói lưu ly cách nhiệt cũng rất tốt.

Cầu được xây dựng theo lối “Thượng gia, hạ kiều”, được phân tách thành 7 gian chính. Phần mái được lợp toàn bộ bằng ngói ống lưu ly. Trải dài theo thân cầu là hai bục, mỗi bên đều có lan can để du khách có thể ngồi hóng mát. Vật liệu chính làm nên cây cầu này là gỗ, tạo nên độ chắc chắn và mát mẻ.

Nét yên bình của vùng đất cố đô

Nét yên bình của vùng đất cố đô

Đến đây, du khách sẽ được nghe kể lại lịch sử cầu ngói Thanh Toàn cùng những câu chuyện thú vị đằng sau

Đến đây, du khách sẽ được nghe kể lại lịch sử cầu ngói Thanh Toàn cùng những câu chuyện thú vị đằng sau

Trên các cột kèo hầu như rất đơn giản, nếu có chạm khắc thì họa tiết cũng khá đơn giản. Phần được chăm chút, trang trí công phu nhất của cầu ngói Thanh Toàn chính là phần mái. Các chi tiết ở đây đều khảm sứ cầu kỳ và rất lung linh khi có ánh sáng chiếu vào.

Ở Việt Nam hiện nay, ngoài cầu ngói Thanh Toàn còn có vài cây cầu có kiến trúc tương tự vậy, là Chùa Cầu (Hội An), cầu ngói ở xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định), cầu ngói Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), hai cây cầu ngói ở Chùa Thầy (Hà Nội).

Mặc dù có nhiều nét tương đồng trong kiến trúc nhưng nếu như Chùa Cầu (Hội An) sử dụng linh vật là Chó, Khỉ để trang trí, cầu ngói Thanh Toàn lại dùng Rồng, Phượng để đắp trang trí ở các bờ nóc của mái ngói; đầu hồi trang trí pháp lam, hoa văn cũng đều cùng một chủ đề “hóa rồng.”

Lắng nghe giới thiệu về cầu ngói Thanh Toàn, du khách mới hiểu được rằng, cây cầu này được xây không chỉ hỗ trợ người dân đi lại thuận tiện

Lắng nghe giới thiệu về cầu ngói Thanh Toàn, du khách mới hiểu được rằng, cây cầu này được xây không chỉ hỗ trợ người dân đi lại thuận tiện

Cầu ngói Thanh Toàn gắn với không gian tổng thể làng Thanh Thủy Chánh, có đầy đủ vẻ đẹp của một ngôi làng điển hình ở Việt Nam, được bao bọc xung quanh bằng ruộng đồng xanh ngắt, làng có đầy đủ đình, chùa, miếu vũ, nhà thờ họ, chợ, đường làng, lối xóm, nhà vườn, cầu cống, cây cổ thụ và những lũy tre xanh soi mình dưới mặt nước. Cạnh cầu ngói là nhà trưng bày nông cụ, tái hiện mọi hoạt động sản xuất nông ngư nghiệp. Có khu vực trưng bày và giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ và các đặc sản địa phương tại nhà trưng bày như: chằm, đan lát, bánh tét…

Đi qua cầu là một khoảng sân rộng, nơi đây thường tổ chức các phiên chợ quê nhân các dịp lễ hội, giỗ bà Trần Thị Đạo, festival Huế… Cạnh đó còn có nhà trưng bày nông cụ, mô phỏng lại những hoạt động sản xuất, canh tác ở địa phương. Ngoài ra còn có gian giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ nơi đây.

Cầu ngói Thanh Toàn đã được công nhận là là di tích cấp quốc gia năm 1990. Ngoài ra nhờ thiết kế truyền thống đặc trưng, hình ảnh cây cầu còn được in lên tem bưu chính và phát hành vào năm 2012 như một sự công nhận giá trị lịch sử và giá trị văn hóa lâu đời.

Cùng với sự phát triển du lịch của cả nước nói chung và của Huế nói riêng, cầu ngói Thanh Toàn ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách. Điểm tham quan xứ Huế này mang màu sắc văn hóa tiêu biểu và đậm nét, bước qua cầu bạn sẽ đến với những thôn quê yên bình của xứ Huế, nơi con người vẫn sống cuộc sống bình dị, yên bình, nơi văn hóa lâu đời được gìn giữ một cách trọn vẹn nhất.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES