Chùa Bửu Long - kiến trúc Thái Lan độc đáo giữa Sài Gòn

13/07/2023

Là ngôi chùa mang thiết kế độc đáo với kiến trúc sắc sảo, công phu. Bên cạnh đó, chùa Bửu Long còn đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam, được thể hiện qua những nét chạm trổ và các bức tượng rồng uy nghiêm. Chính vì nét đẹp Thái – Việt hài hoà mà nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của những người đam mê tìm hiểu kiến trúc Phật giáo.

Chùa Bửu Long được thành lập vào năm 1942. Qua quá trình đầu tư xây dựng, trùng tu cho đến năm 2007, nơi đây đã trở thành một công trình kiến trúc tuyệt vời, kết hợp giữa phong cách Thái Lan và tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn cùng với văn hóa Đông Nam Á.

Chùa Bửu Long mang nét đặc trưng của những ngôi chùa xứ sở Chùa Vàng.

Chùa Bửu Long mang nét đặc trưng của những ngôi chùa xứ sở Chùa Vàng.

Được biết đến chính thức với tên Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long, ngôi chùa này nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km, đã trở thành điểm tham quan và là nơi lễ Phật được yêu thích không chỉ bởi người dân thành phố mà còn cả những vùng lân cận.

Hiện tại, chùa bao gồm nhiều khu vực như khuôn viên, chánh điện, trai đường, tăng xá và am thất. Sự kết hợp giữa các yếu tố này đã tạo nên một kiến trúc độc đáo, thu hút sự quan tâm của du khách.

Nhiều du khách đến viếng thăm và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của nơi đây

Nhiều du khách đến viếng thăm và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của nơi đây

Theo hệ Phật giáo nguyên thủy Nam Tông, ngôi chùa này chỉ có tượng Phật Thích Ca và không bao giờ thắp nhang như các chùa thuộc các hệ phái khác. Điều này tạo nên sự khác biệt cho chùa.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Bước vào không gian của ngôi cổ tự Bửu Long, du khách ngay lập tức bị ấn tượng bởi khung cảnh ở lối vào bởi bầu không khí tươi mát, yên tĩnh nhờ tán cây xanh um tùm che phủ. Khuôn viên của chùa rộng lớn, trải dài trên 11 ha, với nhiều tán cây xanh râm mát trải dọc theo đồi phía Tây. Phía trước nổi bật một hồ nước xanh ngọc, ở giữa có vòi phun nước hình rồng, làm tăng thêm vẻ thanh bình cho khung cảnh chùa.

Bửu Long được bao phủ bởi màu xanh mát của cây xanh

Bửu Long được bao phủ bởi màu xanh mát của cây xanh

Điểm đặc biệt của ngôi chùa là bảo tháp Gotama Cetiya, xây dựng từ năm 2007 và hoàn thành sau 6 năm. Bảo tháp này là nơi thờ cúng xá lợi của Đức Phật và các Chư Thánh Tăng. Diện tích rộng hơn 2.000 mét vuông và chiều cao 70 mét, được xây dựng theo phong cách văn hóa Phù Nam, xung quanh là các tháp nhỏ làm bằng đồng, mang màu sắc vàng óng.

Bước vào không gian chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bảo tháp Gotama Cetiya đầu tiên

Bước vào không gian chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bảo tháp Gotama Cetiya đầu tiên

Bảo tháp cao đến 56 mét, được bao quanh bởi bốn tháp phụ gồm Đản Sinh, Thành Đạo, Pháp Luân và Niết Bàn. Kiến trúc của bảo tháp này lấy cảm hứng từ những ngôi chùa ở Thái Lan, với màu trắng làm chủ đạo và màu vàng rực rỡ tại đỉnh chóp. Đỉnh chóp của bảo tháp được gắn chuông gió ngân vang càng tôn lên vẻ cung kính cho ngôi chùa. Hai bên bảo tháp còn có hai tháp chuông cao 15 mét. Ngoài ra, quanh bảo tháp có tổng cộng 32 cây đèn cao khoảng 4 mét, tạo điểm nhấn thú vị.

Thiết kế bên trong của bảo tháp được tạo ra với sự tương xứng và đối lập, nhưng vẫn giữ được nét hài hòa. Đây chính là điểm nhấn quan trọng trong kiến trúc của bảo tháp này.

Hồ bán nguyệt có diện tích 280 mét vuông, ở giữa có vòi phun nước hình rồng

Hồ bán nguyệt có diện tích 280 mét vuông, ở giữa có vòi phun nước hình rồng

Ngoài việc tôn thờ ngọc Xá Lợi Đức Phật và Xá Lợi chư Thánh Arahán, đây cũng là nơi có giảng đường lớn được sử dụng để tổ chức hội họp, thuyết pháp, hành thiền. Trụ trì của chùa còn cho biết rằng, bảo tháp này mang trong mình kiến trúc đặc trưng của Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á. Những họa tiết trang trí độc đáo như rồng uốn lượn trên mái vòm, hoa văn nổi, phù điêu và bánh xe chuyển pháp luân đều xuất phát từ nền văn hóa Phù Nam cổ, tạo nên một di sản văn hóa độc đáo cho ngôi chùa này.

2
Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa

Chùa Bửu Long, một điểm đến du lịch tâm linh ở Sài Gòn, nổi tiếng với cái tên "ngôi chùa không khói" đã không còn quá xa lạ với những tín đồ tâm linh khu vực miền Nam. Khi đến thăm chùa, du khách chỉ được phép chiêm bái và cầu nguyện, không được thắp hương trong khuôn viên chùa.

Đối với khách du lịch, họ có thể lên các tầng cao, ngắm toàn cảnh của chùa, nhưng cần tuân thủ quy định về ăn mặc kín đáo, không mặc quần đùi và váy ngắn.

Không gian linh thiêng phía sau ngôi chùa, nơi mô phỏng hình ảnh Đức Phật Thích Ca dưới cội bồ đề

Không gian linh thiêng phía sau ngôi chùa, nơi mô phỏng hình ảnh Đức Phật Thích Ca dưới cội bồ đề

Khu vực thờ các vị A La Hán

Khu vực thờ các vị A La Hán

Bài và ảnh: Hà Mai Trinh
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES