Chuyến tàu ngắm cảnh chạy bằng súp ramen và dầu ăn ở Nhật Bản

19/08/2022

Sử dụng nhiên liệu sinh học làm từ dầu ăn đã qua sử dụng và mỡ lợn chiết xuất từ ​​súp ramen bỏ đi cho một chuyến tàu tham quan ngoài trời đã được mở ra tại Nhật Bản.

Vừa qua, một chuyến tàu mui trần ngắm cảnh ngoài trời sử dụng nhiên liệu sinh học làm từ dầu ăn đã qua sử dụng và mỡ lợn chiết xuất từ súp ramen bỏ đi đã bắt đầu mở ở thị trấn phía tây nam Nhật Bản vào ngày 1/8.

Nhiên liệu mới cho đoàn tàu do Công ty Đường sắt Takachiho Amaterasu vận hành ở thị trấn Takachiho, tỉnh Miyazaki được làm bằng cách trộn dầu tempura đã bỏ đi với mỡ lợn chiết xuất từ "tonkotsu", hoặc nước hầm xương lợn, súp ramen được lấy từ các nhà hàng theo tỉ lệ trộn 9:1 và dùng hóa chất để tinh lọc.

Loại dầu thừa từ quá trình chế biến các món cơm rang cũng được huy động để vận hành các đoàn tàu đi ngắm cảnh ở đảo Kyushu.

Du khách lên chuyến tàu tham quan của Công ty Đường sắt Amaterasu, hoạt động bằng nhiên liệu sinh học ở Takachiho, tỉnh Miyazaki vào ngày 1/8/2022. Ảnh: Isao Araki

Du khách lên chuyến tàu tham quan của Công ty Đường sắt Amaterasu, hoạt động bằng nhiên liệu sinh học ở Takachiho, tỉnh Miyazaki vào ngày 1/8/2022. Ảnh: Isao Araki

Khách du lịch muốn chiêm ngưỡng phong cảnh Nhật Bản nên thơ trên chuyến tàu đặc biệt này có thể tìm đến thị trấn Takachiho, thuộc tỉnh Miyazaki.

Ý tưởng thú vị này được phát triển bởi công ty vận tải Nishida Shoun ở thị trấn Shingu thuộc tỉnh Fukuoka (Nhật Bản). Ngay sau đó, họ đã nhận được sự quan tâm từ công ty đường sắt Takachiho Amaterasu, công ty quan tâm đến nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Takachiho Amaterasu Railway Co. quan tâm tới nhiên liệu sinh học vì công ty này muốn chủ động tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường. Họ tìm đến Nishida Shoun - một hãng vận tải ở thị trấn Shingu, tỉnh Fukuoka đã phát triển loại nhiên liệu này. Công ty này cũng dùng dầu ăn thừa được tinh chế đẻ vận hành ít nhất 200 các đoàn xe kéo từ năm 2021.

Từ giữa tháng 6, công ty đường sắt đã tiếp tục thực hiện các đợt chạy thử nghiệm và nhận thấy rằng động cơ khởi động trơn tru và không có vấn đề gì khi chạy trên đường dốc. Không bốc ra khói đen hay mùi khí thải nồng nặc, thường thấy ở các động cơ diesel thông thường.

Thị trấn Takachiho mua dầu ăn tái chế bằng giá với các loại xăng dầu, động cơ diesel bình thường. Đây là loại dầu thân thiện với môi trường và khả năng vận hành của tàu vẫn không thay đổi.

Diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật hay mỡ động vật. Diesel sinh học nói riêng hay nhiên liệu sinh học nói chung là một loại năng lượng tái tạo.

Một nhân viên của Công ty Đường sắt Amaterasu tiếp nhiên liệu cho chuyến tàu đầu tiên trong ngày bằng nhiên liệu sinh học ở Takachiho, tỉnh Miyazaki. Ảnh: Isao Araki

Một nhân viên của Công ty Đường sắt Amaterasu tiếp nhiên liệu cho chuyến tàu đầu tiên trong ngày bằng nhiên liệu sinh học ở Takachiho, tỉnh Miyazaki. Ảnh: Isao Araki

Một công nhân của công ty đã đổ đầy nhiên liệu mới cho đoàn tàu trước chuyến khởi hành đầu tiên vào sáng ngày 1/8. Khi động cơ nổ máy, sân ga tràn ngập mùi thơm của dầu xào, như thể trong một nhà hàng Trung Quốc.

"Mùi của loại dầu này đặc biệt. Nó giống nhưu mùi nhà bếp của Trung Quốc, mùi dầu mỡ đặc trưng. Dầu được thu thập từ các nhà hàng được tinh chế, kết hợp với các chất hóa học khác nhau để tạo ra một loại nguyên liệu không khói" , giám đốc công ty vận tải Takachiho cho biết.

Naoki Akimoto, 38 tuổi, một nhân viên văn phòng từ tỉnh Osaka đến thăm cùng gia đình, đã rất ấn tượng và nói: "Thật tuyệt vời khi có một chuyến tàu ngắm cảnh có thể chạy bằng súp ramen".

Ngoài ra, tại đường sắt Takachiho Amaterasu, du khách có thể tận hưởng tối đa thiên nhiên Takachiho. Tuy nhiên, do hoạt động ngoài trời nên lượng mưa lớn và gió lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động. Ngoài ra, hãy đảm bảo chú ý đến những ngày không hoạt động do cầu đóng cửa.

Phương Thảo - Nguồn: The Mainichi
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES