Cổ phục trong đám cưới, trào lưu hay làn sóng văn hóa?

04/02/2023

Tháng 10 năm 2010, chuỗi sự kiện Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội như một cú hích lớn thúc đẩy những người trẻ quan tâm hơn về văn hóa truyền thống Việt Nam. Để giờ đây, cổ phục đang dần dần trở thành một sự lựa chọn trong lễ cưới của nhiều đôi bạn trẻ.

Đầu năm nay, Phương Anh (TP. Hồ Chí Minh) vừa tổ chức đám cưới với người chồng quốc tịch Ấn Độ. Cặp đôi lựa chọn mặc trang phục truyền thống Việt Nam trong ngày trọng đại của mình. Phương Anh chia sẻ thêm về quyết định này: “Mình tổ chức đám cưới hai lần với chồng. Khi tổ chức đám cưới tại Ấn Độ, chúng mình đã mặc trong phục truyền thống của Ấn và thấy rất thú vị. Lúc làm tại Việt Nam, mình cũng muốn chọn trang phục truyền thống để chồng hiểu hơn về văn hóa của đất nước”.

Phương Anh là ví dụ điển hình cho trào lưu mặc cổ phục trong ngày cưới của các bạn trẻ hiện nay. Một thế hệ đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn và muốn trải nghiệm văn hóa truyền thống, sau những giai đoạn bị đứt gãy.

Các bạn trẻ ngày càng quan tâm tới cổ phục.

Các bạn trẻ ngày càng quan tâm tới cổ phục.

Hiểu văn hóa là hiểu chính mình

Việt Nam là đất nước đã trải qua nhiều thời kỳ du nhập văn hóa, từ văn hóa Đông Dương, văn hóa Đông Âu, văn hóa Hongkong hay gần đầy là làn sóng văn hóa Hàn Quốc. Những người trẻ hiện nay có cơ hội tiếp cận các nền văn hóa qua internet và chuyến đi du lịch. Nhưng tìm hiểu và đi càng nhiều, họ càng nhận ra rằng chưa hiểu rõ chính văn hóa nơi mình sinh ra. Rồi dần dần, các bạn tìm về lại những thể hiện truyền thống đầu tiên như trang phuc.

Anh Nguyễn Đức Lộc, nhà sáng lập thương hiệu cổ phục Ỷ Vân Hiên từ năm 2017 chia sẻ: “Khi các bạn trẻ ra quốc tế giao lưu, đi học hay đi làm và thấy nhiều trang phục truyền thống từ các quốc gia trên thế giới. Họ lại tự trăn trở về văn hóa, muốn tìm hiểu xem mình là ai và truyền thống nước mình như thế nào? Sau thời gian tìm hiểu, nhiều bạn yêu thích và chọn cổ phục là trang phục cho đám cưới”.

Phong trào cổ phục bắt đầu từ sớm, nhiều nhà thiết kế chuyên nghiệp cũng đã lấy cảm hứng từ những chất liệu xưa. Cổ phục chỉ thật sự tiếp cận rộng rãi các bạn trẻ thông qua chuỗi sự kiện Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội vào năm 2010 và tác phẩm “Ngàn năm áo mũ” tác giả Trần Quang Đức vào năm 2013.

Phong trào cổ phục bắt đầu từ sớm, nhiều nhà thiết kế chuyên nghiệp cũng đã lấy cảm hứng từ đây.

Phong trào cổ phục bắt đầu từ sớm, nhiều nhà thiết kế chuyên nghiệp cũng đã lấy cảm hứng từ đây.

Sau đó khoảng năm 2017, việc sử dụng cổ phục Việt cho đám cưới cũng đã nhen nhóm trong cộng đồng các bạn trẻ yêu văn hóa truyền thống. Nhưng phải đến giữa năm 2020, phong trào này mới bắt đầu lan tỏa mạnh mẽ. có sức ảnh hưởng nhất định trong xã hội. Đến nay, việc dùng cổ phục trong đám cưới trở nên không còn xa lạ.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Anh Trần Huy Khôi, nhà sáng lập thương hiệu cổ phục Đa La Xước Phục, cũng chia sẻ thêm: “Cổ phục có thể được may bởi nhiều chất liệu đặc biệt những chất liệu mang tính Á đông như gấm, lụa giúp tôn lên nét đẹp mềm mại, nho nhã của người mặc. Cổ phục dùng cưới thì có rất nhiều loại tùy vào mỗi thời kỳ thì sẽ có cách ăn mặc khác nhau. Các cặp đôi muốn mặc đúng nhất theo phong thái thời Nguyễn, có thể chọn mặc áo Tấc và Nhật Bình vì hai loại áo này là lễ phục nên mặc trong dịp trọng đại là hợp lý nhất”.

Cổ phục được chia ra thành lễ phục, tiện phục và thường phục.Trong các dịp trang trọng như cưới hỏi, áo Tấc, áo Nhật Bình, áo Ngũ Thân tay chẽn sẽ được các bạn trẻ ưu tiên hơn cả. Đây không chỉ là cách thể hiện tình yêu quý đến văn hóa dân tộc mà còn là cách mới lạ để thể hiện được cá tính, nét độc đáo vào ngày vui.

.Trong các dịp trang trọng như cưới hỏi, áo Tấc, áo Nhật Bình, áo Ngũ Thân tay chẽn sẽ được các bạn trẻ ưu tiên hơn cả.

.Trong các dịp trang trọng như cưới hỏi, áo Tấc, áo Nhật Bình, áo Ngũ Thân tay chẽn sẽ được các bạn trẻ ưu tiên hơn cả.

Các cặp đôi có thể lựa chọn hoa văn, màu sắc, đường nét, chất liệu thiết kế, phụ kiện theo sở thích cá nhân. Với xu hướng, đám cưới ngày càng nhỏ hơn, thân mật và được cá tính hóa. Đây cũng là ưu điểm của cổ phục mà các bạn trẻ yêu thích.

Anh Nguyễn Đức Lộc chia sẻ thêm: “Nếu khách hàng muốn mặc trong các dịp lễ cần nhiều yếu tố văn hóa, bên mình sẽ tư vấn kiểu trang phục chuẩn mực, đầy đủ tổng quan hài hòa như vấn khăn. Với các khách hàng muốn hiện đại hơn, có thể phối kiểu tóc, túi xách, guốc, các phụ kiện hiện đại. Cũng có các cặp đôi muốn cách tân đi họa tiết, phối màu theo phong cách vẫn có thể làm phục vụ theo sở thích khách hàng”.

Thêm một lựa chọn cho ngày vui

So với mặt bằng chung của thị trường đồ cưới, trang phục truyền thống vẫn có chi phí may, thuê hợp lý với các đôi bạn trẻ. Về chi phí thuê theo mỗi thương hiệu sẽ có mức giá cho thuê khác nhau, nhưng trung bình đồ cưới đầy đủ gồm: quần áo, khăn, hài, guốc, phụ kiện trang sức đi kèm, giá sẽ giao động khoảng 1.000.000đ – 3.000.000đ.

Trang phục truyền thống vẫn có chi phí may, thuê hợp lý với các đôi bạn trẻ.

Trang phục truyền thống vẫn có chi phí may, thuê hợp lý với các đôi bạn trẻ.

Còn về chi phí, việc may trang phục, in và thêu hoa văn theo phong cách cá nhân sẽ có các mức giá khác nhau, dựa vào độ phức tạp của việc làm ra thành phẩm, có thể dao động đến chục triệu đồng.

Anh Nguyễn Đức Lộc cho biết: “Mình cho rằng hiện nay cổ phục có nhiều chất liệu đang có mặt bằng giá khá dễ chịu cho những cặp đôi trẻ muốn trải nghiệm. Có những đôi có thể thuê hai, ba bộ có thể mặc thay đổi trong những ngày tổ chức đám cưới, hoặc may một bộ trong nhiều dịp. Đây cũng là điểm nhấn thú vị chứ không còn theo khuôn mẫu, đại trà như trước nữa”.

Nhiều bạn trẻ khó lựa chọn những trang phục váy cưới, cũng ưu tiên cổ phục để mặc. Dáng thụng và rộng của cổ phục cũng giúp các bạn trẻ che đi khuyết điểm của bản thân. Đồng thời, cổ phục cũng dễ dàng tạo nên sự hài hòa văn hóa.

Nhiều bạn trẻ khó lựa chọn những trang phục váy cưới, cũng ưu tiên cổ phục để mặc.

Nhiều bạn trẻ khó lựa chọn những trang phục váy cưới, cũng ưu tiên cổ phục để mặc.

Nhiều cặp đôi vợ-chồng là người Việt và quốc tịch khác cũng chọn cho mình cổ phục trong đám cưới để tìm thấy sự tương đồng văn hóa. Bên cạnh đó, những người ngoại quốc ở Việt Nam cũng chọn trang phục truyền thống như là một cách thể hiện tình yêu với đất nước đang sinh sống. Không ít các cặp đôi hải ngoại cũng tin tưởng mua cổ phục của các thương hiệu uy tín để tổ chức đám cưới phương xa. Nhờ sự dễ mặc, độc đáo văn hóa, ngày càng nhiều tệp khách hàng tìm đến cổ phục bên cạnh Âu phục dùng trong ngày vui.

“Câu chuyện không chỉ trong tà áo đám cưới, mà là tư duy ngày càng mở rộng để tìm xem trang phục của chúng ta là gì? Và khi chúng ta chúng ta đi đúng đường sẽ phát triển được nhiều cái hay, cái đẹp, đem làn sóng văn hóa chúng ta đến với bạn bè quốc tế.” – anh Nguyễn Đức Lộc kết luận.

Empty
Hà Tháng Tư - Nguồn: Ảnh: Đa La Xước Phục - Hoa Niên Concept
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES