Công trình 3.000 năm tuổi được phát hiện tại Jerusalem, Israel: Bí ẩn từ Kinh Thánh

21/10/2024

Vừa qua, các nhà khảo cổ tại Jerusalem đã có một phát hiện gây chấn động: họ tìm ra một con hào khổng lồ có niên đại hơn 3.000 năm ở thành phố của David, một trong những thành phố lâu đời nhất được biết đến trong lịch sử loài người và được cho là nơi Chúa Jesus được sinh ra.

Jerusalem, thành phố cổ với bề dày lịch sử hơn 2.000 năm, không chỉ là thủ đô của Israel mà còn là một trong những vùng đất thiêng liêng nhất trên thế giới. Đây là nơi hội tụ của ba tôn giáo lớn: Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo. Mỗi tôn giáo đều để lại dấu ấn riêng, tạo nên bức tranh văn hóa và tín ngưỡng đa dạng, phong phú.

Khi đến Jerusalem, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những di tích có giá trị lịch sử hàng nghìn năm như: nhà thờ Holy Sepulcher - nơi được cho là chôn cất của Chúa Jesus, đỉnh núi Oliu với tầm nhìn bao quát khắp thành phố, con đường khổ hạnh Via Dolorosa - con đường mà Chúa Jesus từng bước qua trên hành trình cuối cùng của mình, hay bức tường Than Khóc - nơi linh thiêng của người Do Thái, cũng là một trong những điểm dừng chân không thể bỏ lỡ. Những di tích này không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là biểu tượng của lòng tin và sự trường tồn của một thành phố đã vượt qua nhiều biến cố lịch sử.

Bài liên quan

Mới đây, tại khu khảo cổ "Thành phố của David" nằm phía Đông Nam Jerusalem, các chuyên gia từ Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) đã tìm ra một công trình đồ sộ dưới lòng đất - hệ thống hào cổ được dự đoán có niên đại từ thời kỳ Đồ sắt cách đây gần 3000 năm, cùng thời điểm các sự kiện trong Kinh thánh như Vua Solomon xây dựng công trình "Millo" đã diễn ra.

Theo đó, con hào có độ sâu hơn 9 m và rộng hơn 30 m, với hai vách đá dựng đứng, đóng vai trò như một bức tường chắn vô cùng kiên cố, ngăn cách khu vực dân cư phía nam với trung tâm quyền lực phía bắc. Đây là một phát hiện quan trọng, giúp làm sáng tỏ những câu chuyện trong Kinh thánh và chứng minh thêm về cấu trúc địa lý của thành phố từ thời xa xưa.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Con hào có độ sâu hơn 9m và rộng hơn 30m, với hai vách đá dựng đứng, đóng vai trò như một bức tường chắn vô cùng kiên cố

Con hào có độ sâu hơn 9m và rộng hơn 30m, với hai vách đá dựng đứng, đóng vai trò như một bức tường chắn vô cùng kiên cố

Những câu chuyện bí ẩn được hé lộ

Theo Tiến sĩ Yiftah Shalev, người đứng đầu cuộc khai quật, con hào này không chỉ đơn thuần là một hệ thống phòng thủ mà còn là cách để những nhà cai trị thể hiện sức mạnh của mình. Ông nói: “Con hào này cho thấy rõ sự phân chia giữa tầng lớp cai trị và người dân, và cũng là biểu tượng của quyền lực, thể hiện sự kiểm soát và bảo vệ thành phố.”

Thành phố Jerusalem thời cổ đại được xây dựng trên một ngọn đồi hẹp, bao quanh bởi các thung lũng sâu. Khi con hào được tạo ra, nó tận dụng địa thế tự nhiên để làm thành một bức tường bảo vệ vô cùng vững chắc. Những người lãnh đạo thời đó không chỉ biết xây dựng, mà còn hiểu cách khai thác lợi thế của thiên nhiên để bảo vệ thành phố. Con hào này là minh chứng rõ ràng cho điều đó.

Những vách đá vuông góc ở mỗi bên khiến người ta không thể vượt qua được

Những vách đá vuông góc ở mỗi bên khiến người ta không thể vượt qua được

Lật trang sử cũ

Điều đặc biệt là phát hiện này đã được dự đoán từ những năm 1960 bởi nhà khảo cổ người Anh Kathleen Kenyon. Tuy nhiên, thời đó, bà chỉ tìm ra được một phần của hào này và nhận định rằng đó chỉ là một thung lũng tự nhiên. Mãi cho đến nay, với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, các nhà khảo cổ mới có thể khẳng định đây là một công trình nhân tạo. Họ đã tiếp tục khai quật và nhận thấy con hào thực sự là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ của thành phố cổ.

Eli Escusido, Giám đốc của IAA, chia sẻ: “Khi đứng dưới đáy công trình khai quật này, xung quanh là những bức tường đá khổng lồ, bạn không thể không cảm thấy thán phục về tài năng và sự sáng tạo của con người cách đây 3.800 năm trước. Họ đã kỳ công đục đẽo, dịch chuyển cả núi đồi để tạo nên công trình vĩ đại này".

Những người đầu tiên định cư ở Jerusalem được cho rằng xuất hiện vào giai đoạn bắt đầu Thời kỳ đồ đồng,  khoảng năm 3500 TCN

Những người đầu tiên định cư ở Jerusalem được cho rằng xuất hiện vào giai đoạn bắt đầu Thời kỳ đồ đồng, khoảng năm 3500 TCN

Khám phá đầy thú vị cho du khách

Phát hiện này không chỉ là một cột mốc trong ngành khảo cổ, mà còn hứa hẹn thu hút thêm nhiều du khách quốc tế đến khám phá lịch sử sống động của Jerusalem. Đến đây, du khách có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng tàn tích của một trong những thành phố cổ xưa nhất thế giới. Đó là cơ hội để cảm nhận, hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người dân cổ đại, cũng như sức mạnh và tài năng của họ trong việc xây dựng một thành phố trường tồn với thời gian.

Không chỉ là một cuộc khai quật, những phát hiện như thế này còn giúp ta thấy rõ rằng, những câu chuyện trong Kinh thánh không chỉ là huyền thoại mà còn có nền tảng lịch sử và văn hóa sâu sắc. Nếu bạn yêu thích những cuộc phiêu lưu lịch sử và muốn tận hưởng trải nghiệm du lịch vừa đậm chất khám phá, vừa đầy ý nghĩa, thì Jerusalem chắc chắn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua.

Thảo Hán - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES