Nét độc đáo của thánh đường Hồi giáo ở Tân Châu, An Giang

18/12/2023

Đặt chân đến An Giang - nơi hội tụ những tòa thánh đường Hồi giáo với vẻ huyền bí, dường như đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Chăm theo đạo Islam từ bao đời. Masjid Nia'mah là một trong những thánh đường Hồi giáo thu hút sự tò mò của du khách khi đến vùng đất Tân Châu để khám phá công trình độc đáo cùng nét tín ngưỡng của người dân nơi đây.

Ẩn mình trong những ngôi nhà của người Chăm, tòa thánh đường Hồi giáo Masjid Nia'mah ở Tân Châu, An Giang nằm sừng sững toát lên vẻ đẹp uy nghi, huyền bí, mê hoặc du khách ngay khi vừa đặt chân đến.

Thánh đường Masjid Nia'mah nằm ở làng người Chăm Châu Phong được xây dựng từ năm 1930. Đây không chỉ là nơi để cầu nguyện mà còn thuộc sở ban đại diện cộng đồng Islam (Hồi giáo) An Giang, trường học Hồi giáo. So với các thánh đường khác ở An Giang, công trình này có phần đơn giản. Cổng ngoài là tường rào thông thường, nhưng các kiến trúc bên trong vẫn giữ nét đặc trưng cửa mái vòm, các tháp hình bầu dục của các thánh đường ở đây.

Masjid Nia'mah là một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn đến tham quan tại làng Chăm Châu Phong

Masjid Nia'mah là một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn đến tham quan tại làng Chăm Châu Phong

Bên trong thánh đường, du khách sẽ thấy một nghĩa trang nhỏ với từng hàng bia đá giản dị. Khu nghĩa trang này đã có từ lâu, theo lời người dân bản địa, đây là nơi an táng của nhiều tín đồ Hồi giáo khắp nơi ở Việt Nam

Bên trong thánh đường, du khách sẽ thấy một nghĩa trang nhỏ với từng hàng bia đá giản dị. Khu nghĩa trang này đã có từ lâu, theo lời người dân bản địa, đây là nơi an táng của nhiều tín đồ Hồi giáo khắp nơi ở Việt Nam

Thánh đường Masjid Nia'mah nổi bật giữa khung trời đầy nắng ở An Giang bởi tông màu trắng, điểm nhấn là viền kẻ màu ngọc lam, phối trụ cột La Mã, mái vòm uốn cong. Một sự hòa quyện độc đáo nhưng đầy thu hút, hòa quyện cùng trời xanh mây trắng tạo nên một khung cảnh đẹp hài hòa mà ai ai cũng muốn chiêm ngưỡng.

Bên trên chỉ có một tháp giáo đường, đỉnh nhọn để biểu tượng lưỡi liềm (biểu trưng của thần mặt trăng Ay Ata) và ngôi sao (biểu trưng cho thần mặt trời Gun Ana). Du khách khi đến đây không chỉ được mục sở thị kiến trúc của khu thánh đường mà còn có cơ hội hòa mình vào đời sống tín ngưỡng của đồng bào người Chăm ở Tân Châu.

Theo quan niệm đạo Hồi, trăng lưỡi liềm tượng trưng cho Âm lịch đạo Hồi (còn gọi Hồi lịch), biểu tượng ngôi sao thể hiện sự thành tâm, thành ý theo thánh Allah – Đấng Toàn Năng, vị Thượng đế cao nhất và duy nhất

Theo quan niệm đạo Hồi, trăng lưỡi liềm tượng trưng cho Âm lịch đạo Hồi (còn gọi Hồi lịch), biểu tượng ngôi sao thể hiện sự thành tâm, thành ý theo thánh Allah – Đấng Toàn Năng, vị Thượng đế cao nhất và duy nhất

Một điểm khác biệt của thánh đường Masjid Nia'mah là sự ảnh hưởng từ nét kiến trúc châu Âu đương thời và văn hóa nhà ở người Việt mà hình thành. Ấn tượng từ bên ngoài của thánh đường là sự sang trọng của kiến trúc cổ điển, màu sắc độc đáo.

Hướng dẫn viên Lý Thiện Phong (TikToker Đi cùng Phong) cho biết: "Người Hồi giáo nói không với ăn thịt heo. Bởi họ quan niệm rằng, heo là con vật có nhiều mầm bệnh, nguy hiểm. Và thịt chó hay những con vật vừa sống dưới nước lẫn trên cạn thì họ cũng sẽ không ăn. Sau khi giết mổ một con vật, người Hồi giáo sẽ đọc kinh Cô ran để nó được siêu thoát. Đó là một trong những nét văn hóa rất đặc biệt của người Hồi giáo".

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Trong quy tắc đạo Hồi, người Chăm ở Châu Phong mỗi ngày có 5 cữ cầu nguyện, tại nhà hoặc ở thánh đường. Riêng thứ Sáu mỗi tuần, họ bắt buộc có mặt ở thánh đường cầu nguyện năm lượt. Tại những buổi hành lễ ở thánh đường, lớp trẻ trong làng luôn được dạy cẩn thận những giáo luật của người Chăm và chữ viết, tiếng nói riêng của dân tộc. Ban ngày, các em nhỏ được học văn hóa, ban đêm học tiếng nói của dân tộc. Người làng Chăm rất coi trọng khu vực thánh đường vì đây là nơi diễn ra những nghi lễ quan trọng. Mỗi năm người Chăm đều thực hiện tháng Ramadan nhịn ăn.

Empty
Phong cách kiến trúc Pháp biểu hiện ở mặt cột trụ, mái vòm, khung cửa

Phong cách kiến trúc Pháp biểu hiện ở mặt cột trụ, mái vòm, khung cửa

Trên những con đường xuyên ngôi làng nhỏ ấy, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những cư dân bản địa mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày, nam giới thì mặc xà rông, nữ giới mặc abaja và quấn khăn hijab... tất cả là nét văn hóa độc đáo của người Chăm, nơi lưu giữ những truyền thống tự thuở xa xưa cho tới tận bây giờ.

Ngày nay, những nét văn hóa truyền thống của người Chăm tại đây vẫn còn được lưu giữ như: duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống cùng tục sinh sống nhà sàn. Người dân nơi đây theo tín ngưỡng Hồi giáo với những phong tục, nét văn hóa rất riêng. Bên cạnh đó, khi đến làng Chăm Châu Phong, du khách cũng không thể bỏ qua món bánh bò nướng thốt nốt, bánh ha nàm căn làm từ bột gạo, dừa non có vị ngọt thanh với cách chế biến độc đáo.

Chiếc bánh ha nàm căn có kích cỡ bằng lòng bàn tay, hình tròn và có phần chóp nhọn nhờ hình dáng của chiếc nắp đậy bằng đất nung được chế biến bởi chị Rofiah

Chiếc bánh ha nàm căn có kích cỡ bằng lòng bàn tay, hình tròn và có phần chóp nhọn nhờ hình dáng của chiếc nắp đậy bằng đất nung được chế biến bởi chị Rofiah

Chị Rofiah - một trong những nghệ nhân làm nổi tiếng ở làng Châu Phong cho biết: "Bánh bò Chăm có sự khác biệt với bánh bò của người Khmer và người Kinh, từ cách pha chế bột, gia vị đến cách chế biến. Sau khi bột cho vào chảo, nhanh chóng lấy nắp bằng đất nung đã được làm nóng trên bếp lửa than đậy lại, khi bánh chín sẽ phồng lên và mang hương vị rất đặc trưng. Mỗi ngày, tôi chuẩn bị nguyên liệu từ 3-4h sáng và mở bán từ 6-10h sáng. Một chiếc bánh có giá 10.000 đồng và trung bình mỗi ngày tôi bán được khoảng 80 chiếc".

Miền đất An Giang là nơi sinh sống hoà thuận bao đời của các cộng đồng dân tộc, đặc biệt là người Chăm theo đạo Hồi. Trải qua nhiều thế hệ, người Chăm vẫn giữ được bản sắc dân tộc, không gian văn hoá độc đáo qua lối sống tập trung tại các ngôi làng. Bên cạnh sử dụng tiếng Chăm trong giao tiếp hàng ngày, hầu hết người dân ở đây đều thành thạo tiếng Việt, nhiều người còn biết tiếng Khmer. Trái ngược với hình dung về một cộng đồng khép kín, người Chăm sông Hậu có độ mở rất rộng và biết nâng niu gìn giữ những di sản văn hóa lâu đời của dân tộc mình.

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm Châu Phong

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm Châu Phong

Hiện nay, du lịch An Giang thu hút du khách chủ yếu đến từ việc quảng bá những nét đẹp thiên nhiên, con người và văn hóa bản địa. Khách du lịch đến đây tham quan góp phần tăng thu nhập cho bà con địa phương. Những thánh đường Islam (Hồi giáo) uy nghiêm, làng nghề dệt thổ cẩm tinh tế, món ăn đặc trưng của người Chăm… tất cả mang đến nét riêng biệt của An Giang, không lẫn với bất kỳ nơi nào khác ở miền Tây.

Lưu ý khi đến thánh đường Masjid Nia'mah:

Với người theo đạo Hồi, có 5 thời điểm làm lễ trong một ngày: trước khi mặt trời mọc, trước giữa trưa, xế chiều, tối và trước khi đi ngủ. Họ phải hành hương đến thánh địa Mecca một lần trong đời theo lời răn dạy. Tuy nhiên, với những người theo đạo Hồi ở Việt Nam, do điều kiện nên có thể hành hương tới các nhà thờ Hồi giáo lớn ở An Giang.

Đến Masjid Nia'mah du khách sẽ có dịp tìm hiểu về phong tục cầu nguyện tại thánh đường của các tín đồ Hồi giáo, nét sinh hoạt của người Chăm. Vì là nơi tôn nghiêm để làm lễ, nên không gian tại thánh đường luôn sạch sẽ. Trước khi vào bên trong, bạn phải để giày dép bên ngoài, vệ sinh chân tay chân mặt mũi sạch sẽ ở bên ngoài sảnh.

Người Chăm hướng dẫn quấn xà rông

Người Chăm hướng dẫn quấn xà rông

Nét đẹp của phụ nữ Chăm

Nét đẹp của phụ nữ Chăm

Người Chăm xem thánh đường là khu vực tôn nghiêm nên chú ý rất chặt chẽ về trang phục. Khi vào các thánh đường, du khách nên mặc trang phục phù hợp, quần hoặc váy dài qua đầu gối hoặc mắt cá chân.

Ngoài ra, một số phong tục độc đáo của người Chăm An Giang có thể kể đến như: nam giới sẽ hành lễ ở thánh đường và các tiểu thánh đường, họ bắt buộc phải thanh tẩy trước khi hành lễ bằng việc rửa tay, rửa mặt, rửa chân. Còn nữ giới sẽ hành lễ tại nhà. Lễ cưới của người theo đạo Hồi cũng rất lộng lẫy và khác biệt...

Bài và ảnh: Phương Thảo
RELATED ARTICLES