Cuộc sống của những con người được mệnh danh khoẻ nhất thế giới

02/11/2022

Là những nhân tố không thể thiếu trong các chuyến chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới, nhưng công việc và cả cuộc sống phía sau của những người Sherpa lại vô cùng thầm lặng và ít ai biết đến.

Nếu tìm kiếm cụm từ "người Sherpa" trên mạng, kết quả cho ra đều là những thông tin về nguồn gốc cũng như lý do vì sao tộc người này lại có sức khỏe phi thường đến đến. Tóm gọn lại, Sherpa là tộc người sống ở phía đông Nepal với tổng dân số trên dưới 150,000 người. Họ thường sống tập trung ở khu vực dãy Himalaya.

Nhờ tập quán sống từ độ cao hơn 4,500 mét so với mực nước biển mà người Sherpa có khả năng thích nghi tuyệt vời với không khí loãng, giúp họ có thể sinh hoạt một cách bình thường ở độ cao vượt trội mà không có bất cứ vấn đề gì về sức khoẻ so với những người sống ở địa thế thấp.

Những người đàn ông Sherpa dừng chân nghỉ ngơi giữa chuyến khuân vác.

Những người đàn ông Sherpa dừng chân nghỉ ngơi giữa chuyến khuân vác.

Chính nhờ đó, người Sherpa luôn là những nhân tố không thể thiếu, hỗ trợ cho những nhà leo núi chinh phục vùng đất cao nhất, khắc nghiệt hàng đầu trên thế giới.

Leo núi là con đường duy nhất thoát khỏi cái nghèo

Mặc dù có một thể lực phi thường nhưng đời sống của những người Sherpa lại tương đối khó khăn. Vùng ven Himalaya là vùng đất tương đối hẻo lánh và vì độ cao nên nơi đây khó tiếp cận với các điều kiện y tế, giáo dục và thậm chí là đảm bảo việc làm cho người dân cũng tương đối khó khăn. Cộng thêm việc thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi nên vấn đề chăn nuôi, trồng trọt cũng không mấy khả thi với con người nơi đây.

Những bức tường đá được xây hoàn toàn bằng tay và không có chất kết dình để bảo vệ hoa màu trên mảnh đất vốn dĩ đã rất cằn cỗi.

Những bức tường đá được xây hoàn toàn bằng tay và không có chất kết dình để bảo vệ hoa màu trên mảnh đất vốn dĩ đã rất cằn cỗi.

Thiên nhiên chỉ ban cho vùng đất này khung cảnh đẹp như tranh và những ngọn núi cao trở thành nơi chinh phục của nhiều nhà thám hiểm nên du lịch có thể nói là cứu cánh hiếm hoi cho người dân Sherpa. Những người có sức khoẻ và kinh nghiệm leo núi thường sẽ trở thành những hướng dẫn viên cho các đoàn leo núi, trekking mọi cấp độ khi đến với vùng Himalaya ở Nepal.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Một số khác sẽ trở thành những người khuân vác (porter) chuyên khuân vác hàng hóa, đồ đạc cho du khách và gần đây, khi mà nhu cầu du lịch tăng cao, trên những bản làng của người Sherpa mới xuất hiện thêm những nhà nghỉ (teahouse) hay quán cafe, cửa hàng lưu niệm phục vụ những nhu cầu cá nhân của du khách.

Khuân vác là công việc thường thấy của Sherpa vào các mùa leo núi.

Khuân vác là công việc thường thấy của Sherpa vào các mùa leo núi.

Nghe qua tưởng chừng như những người Sherpa này chỉ phải lao động nặng nhọc hơn người bình thường nhưng ít ai biết được, họ thường chính là những người sẽ hy sinh đầu tiên khi có bất kỳ thiên tai, thảm họa nào xảy ra trong những chuyến leo núi.

Kinh doanh nhà nghỉ và bán đồ lưu niệm cũng mang về thu nhập cho người Sherpa thời gian gần đây

Kinh doanh nhà nghỉ và bán đồ lưu niệm cũng mang về thu nhập cho người Sherpa thời gian gần đây

Bộ phim tài liệu về thảm họa Everest năm 2014 của Discovery với tựa đề Everest Avalanche Tragedy đã khắc họa rõ ràng nhất về cuộc sống của những "người hùng" thầm lặng này. mùa leo núi năm 2014 có thể nói là kinh hoàng đối với người dân Nepal chung và tộc người Sherpa nói riêng khi 13 người chết và 3 người mất tích sau trận lở tuyết đều là người bản địa.

Giá trị của những người Sherpa lúc đó vẫn chưa được đề cao. Đối với những chủ kinh doanh du lịch, họ đơn thuần là những người được thuê để làm các công việc hậu cần với mức chi phí tương đối thấp và thậm chí thu nhập cả năm của họ không đủ để trả tiền bảo hiểm, trong khi họ phải đánh đổi sự an toàn của mình.

Một người Sherpa dù đã lớn tuổi nhưng vẫn làm công việc khuân vác.

Một người Sherpa dù đã lớn tuổi nhưng vẫn làm công việc khuân vác.

Sự đau thương không chỉ xảy ra với những người bỏ mạng mà còn đối với chính gia đình của họ. Khi những người không qua khỏi đều là những thanh niên còn rất trẻ, gia đình còn có cha mẹ già, thậm chí là vợ con cần nuôi dưỡng. Rất nhiều gia đình đã ngăn cản chồng, con trai của họ khỏi việc leo núi nhưng nếu không leo núi họ không còn kế sinh nhai nào để nuôi những miệng ăn trong gia đình. Cuộc sống của họ cứ thế tiến thoái lưỡng nan.

Mingma Tshering từng tham gia đoàn chinh phục Everest năm 2014 và may mắn sống sót.

Mingma Tshering từng tham gia đoàn chinh phục Everest năm 2014 và may mắn sống sót.

Mingma Tshering (33 tuổi) là một người Sherpa làm công việc hướng dẫn viên du lịch và đã có một lần chinh phục thành công đỉnh Everest. Anh đã có mặt trong chuyến đi năm 2014 và chỉ cách trận lở tuyết 2 phút. Những người thiệt mạng và mất tích hầu hết là bạn bè của anh. Mingma chia sẻ bản thân đã rất đau lòng khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng ấy. Cho đến hiện tại, anh vẫn tiếp tục làm công việc hướng dẫn viên cho các đoàn leo núi.

Tương lai của những người Sherpa

Sau sự việc thương tâm năm 2014, lần đầu tiên những người Sherpa đình công và đòi được trao trả những giá trị xứng đáng với công sức và sự an toàn của họ. Đứng trước sức ép đe dọa ngành du lịch, chính phủ Nepal đã phải chi trả tiền bảo hiểm 2 triệu rupee (15.620 USD) cho gia đình mỗi người thiệt mạng, dù con số này thấp hơn mức 20.800 USD mà các Sherpa đòi hỏi. Các du khách, nhiều tổ chức cũng đã hỗ trợ chi phí cho gia đình của những người bị nạn. Tuy nhiên, những con số này vẫn chưa là gì so với mất mát của những gia đình người Sherpa.

Vì tính chất công việc nặng nhọc nên hầu hết trụ cột kinh tế chính trong các gia đình Sherpa là người đàn ông. Phụ nữ và trẻ nhỏ ở nhà thường làm các công việc nội trợ, buôn bán cho khách du lịch. Trong ảnh là một cô bé người Sherpa đang bán rau củ cho du khách.

Vì tính chất công việc nặng nhọc nên hầu hết trụ cột kinh tế chính trong các gia đình Sherpa là người đàn ông. Phụ nữ và trẻ nhỏ ở nhà thường làm các công việc nội trợ, buôn bán cho khách du lịch. Trong ảnh là một cô bé người Sherpa đang bán rau củ cho du khách.

Có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như việc làm và an sinh xã hội cho những người Sherpa mà một trong số đó chính là các chính sách của chính phủ. Khi được hỏi nếu chính phủ không lập ra những tổ chức an sinh cho những người làm các công việc nguy hiểm thì liệu người dân có tự lập ra những tổ chức tương tự hay không, Mingma Tshering cho biết: "Cho dù người dân có tự lập ra thì những tổ chức ấy cũng không thể đi đến đâu được. Một khi người ta đã thiếu thốn về mặt vật chất, họ phải vì quyền lợi của mình trước tiên. Mà một tổ chức lập ra vì quyền lợi của một cá nhân nào đó đương nhiên cũng không thể thành công."

Có không ít mạnh thường quân chi tiền để mở trường học và quyên góp quần áo cho trẻ em người Sherpa.

Có không ít mạnh thường quân chi tiền để mở trường học và quyên góp quần áo cho trẻ em người Sherpa.

Mặc dù đã được công nhận và chi trả thù lao cao hơn so với thời gian trước đây, nhưng cuộc sống của những người Sherpa nhìn chung vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Hoạ chăng, cuộc sống của họ sẽ cải thiện hơn nếu những du khách như chúng ta tiếp tục nhìn nhận họ đúng với những giá trị mà họ mang đến.

Lê Hồ Uy Di
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES