Đền thờ 500 tuổi tái xuất hiện ở giữa sông

27/06/2020

Ngôi đền Hindu giáo bị nhấn chìm cách đây 200 năm trong trận lũ lớn ở bang Odisha tái xuất hiện sau nhiều nỗ lực tìm kiếm từ tổ chức bảo tồn.

Ngôi đền 500 tuổi thờ một hiện thân của thần Vishnu từng nằm trên bờ sông Mahanadi ở bang Odisha phía đông Ấn Độ, là nơi thờ cúng cho 7 ngôi làng ở gần đó. Nhưng sau trận lũ vào những năm 1800, con sông đổi dòng, buộc dân làng phải bỏ mặc đền thờ và nhà cửa biến mất dần dưới dòng nước xiết. Sau nhiều thế hệ, không ai biết vị trí chính xác của ngôi đền, bất chấp nỗ lực tìm kiếm từ Quỹ Bảo tồn Di sản Văn hóa và Nghệ thuật Ấn Độ (INTACH).

Empty

Tuy nhiên, ngôi đền bất ngờ tái xuất hiện vào đầu tuần này khi mực nước sông Mahanadi hạ thấp tới mức làm lộ phần chóp công trình. Anil Dhir, người chỉ đạo dự án tìm kiếm, cho biết nhóm của ông đã tìm thành công nhiều ngôi đền ở thung lũng sông Mahanadi, nhưng mọi nỗ lực xác định ngôi đền cao 18 m này đều vô vọng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty

"Ngôi đền nằm giữa 7 ngôi làng có tên chung là Satapatana. Trong thời gian từ năm 1830 đến 1850, sau trận lũ dữ dội, con sông bắt đầu đổi dòng và nuốt chửng làng mạc. Những ngôi làng bị bỏ hoang hoặc chuyển đi, nhưng ngôi đền vẫn nguyên vẹn. Bức tượng hiện thân của thần Vishnu được chuyển đi thờ ở nơi khác. Dân làng xây đền thờ mới và đặt bức tượng ở đó vào năm 1855. Ngôi đền cũ chìm dưới sông và nằm giữa dòng nước trong những năm sau đó", Dhir cho biết.

Empty

Theo Dhir, ngôi đền từng nhô lên khoảng 1,5 mét mỗi năm trong các tháng mùa hè. Tuy nhiên, sau khi xây đập nước, mực nước sông dâng cao và ngôi đền không lộ ra lần nào trong suốt 20 năm qua. Ảnh chụp từ nhóm nghiên cứu của INTACH cho thấy cấu trúc hình đĩa bằng đá ở đỉnh tháp chính của đền thờ thờ Hindu giáo ở sát mặt nước.

Empty

Anil cho biết ngôi đền được xây bởi một vị vua ở địa phương vào thế kỷ XVI - XVII theo phong cách kiến trúc Kalingan. Ông nhấn mạnh chính quyền địa phương hiện không có kế hoạch khai quật ngôi đền do khúc sông này rất nguy hiểm và nước chảy xiết.

Hương Thảo - Nguồn: Mirror
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES