Đi thăm Ấn Độ thu nhỏ bên trong một thiền viện ở Tiền Giang

07/09/2022

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác là ngôi chùa lớn nhất Tiền Giang. Đây là điểm du lịch tâm linh có kiến trúc độc đáo, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ đến tham quan.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tọa lạc tại ấp 1 xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đây là ngôi chùa được xây dựng năm 2012 theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử trực thuộc danh bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ khi khánh thành, bên cạnh việc trở thành trung tâm tu học, Thiền Viện còn tạo điểm nhấn quan trọng nhằm thu hút khách tham quan du lịch Tiền Giang, góp phần làm thay đổi diện mạo một xã nghèo của huyện Tân Phước.

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác được xây dựng từ năm 2012.

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác được xây dựng từ năm 2012.

Ngôi chùa cách trung tâm tỉnh Tiền Giang tầm nửa tiếng đi xe máy.

Ngôi chùa cách trung tâm tỉnh Tiền Giang tầm nửa tiếng đi xe máy.

Bức tượng của Lục tổ Huệ Năng.

Bức tượng của Lục tổ Huệ Năng.

Để đến được Thiền viện, xuất phát từ trung tâm tỉnh Tiền Giang, du khách di chuyển theo hướng từ ngã ba Trung Lương trên Quốc lộ 1A, theo hướng Tây 6km, đến Long Định, di chuyển tiếp đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước. Sau đó, tiếp tục đi tkhoảng 10km nữa thì tới được Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác. Trên đường đi luôn có những bảng chỉ dẫn để vào Thiền viện.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được thiết kế gần giống Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt. Trong suốt quá trình xây dựng, ngôi chùa này được tạo nên bởi công sức của nhiều vị Phật tử trong chùa. Thiền viện có tổng diện tích 50 ha, khuôn viên rộng lớn với nhiều cây đại thụ, nhiều khối đá tảng khổng lồ.

Đặc sản của vùng sông nước miền Tây chính là mùa nước nổi. Vì thế, chung quanh của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác còn được xây dựng một hệ thống đê bao phía ngoài, vốn để ngăn được nước lũ dâng vào bên trong khuôn viên. Đây cũng là nét khác biệt so với Thiền viện Trúc Lâm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Kiến trúc nổi bật của Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác.

Kiến trúc nổi bật của Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác.

Bốn Thánh Tích ở Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác.

Bốn Thánh Tích ở Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác.

Thiền viện có kiến trúc hiện đại lẫn truyền thống.

Thiền viện có kiến trúc hiện đại lẫn truyền thống.

Thiền viện được chia làm hai khu vực tách biệt hoàn toàn, bao gồm nội viện và ngoại viện. Trong đó, ngoại viện là khu vực với các công trình như Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Thư viện, Nhà trưng bày, Lầu chuông, Lầu trống, Nhà khách cư sĩ nam, Nhà khách cư sĩ nữ với diện tích hơn 47.000m2. Trong đó, Chánh điện của Thiền Viện có sức chứa lên đến hơn 3.000 người.

Phần nội viện lại sở hữu không gian riêng tư và an tĩnh hơn, thích hợp để dùng làm xây dựng các công trình như 4 Tăng đường, 1 Thiền đường cùng 10 Thất chuyên tu, chỉ dành riêng cho các Phật tử sinh sống và học tập, rèn luyện trong thiền viện lui tới.

Tòa tháp thu hút giới trẻ đến check-in.

Tòa tháp thu hút giới trẻ đến check-in.

Empty
Empty

Đặc biệt, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác sở hữu pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5m và nặng trên 30 tấn, do đích thân các nghệ nhân Myanmar chế tác. Điểm nhấn quan trọng trong toàn thể kiến trúc tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác này là bốn Thánh tích (hay còn gọi là Tứ động tâm) được xây dựng theo tỉ lệ 6/10 với thánh tích nguyên mẫu bên Ấn Độ và Nepal, hai quốc gia được coi là cái nôi của Phật giáo.

Bốn thánh tích này gồm vườn Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, vườn Lộc Uyển nơi Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt. Một trong những công trình nổi bật được mệnh danh “Tiểu Ấn Độ” đó chính là bảo tháp chính cao 31m. Lớp sơn trắng toát lên vẻ uy nghi, cộng thêm những chi tiết, hoa văn chạm khắc tinh xảo bên ngoài đã góp phần thu hút giới trẻ đến check – in. Trong khi đó, ở khu vực trung tâm của thiền viện được đắp một hòn núi giả cao 25 mét với thế tựa lưng cho khu vực tổ đường và chánh điện.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác luôn mở cửa đón du khách thập phương.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác luôn mở cửa đón du khách thập phương.

Empty
Empty

Vào ngày Chủ nhật tuần thứ ba mỗi tháng, Thiền viện Trúc Lâm Giác Chánh thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt dành cho Phật tử. Mọi người có thể cúng viếng, tụng kinh, sám hối, nghe giảng pháp, ngồi thiền hay chỉ đơn giản là đến vãn cảnh, tìm chút bình yên giữa cuộc sống thường nhật bộn bề. Bên cạnh đó, định kỳ 2 tháng/lần, Thiền viện còn tổ chức lễ truyền tam quy, ngũ giới cho Phật tử. Ngoài ra, Thiền viện còn thường xuyên tiếp khách thập phương trong và ngoài tỉnh đến tham quan và chiêm bái.

Anh Thi
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES