“Tướng bà” 12 tuổi ở hội Gióng năm Kỷ Hợi

11/02/2019

"Tướng bà" được lựa chọn năm nay là bé Nguyễn Thị Thuỳ Linh, 12 tuổi. Như mọi năm, "tướng bà" ngồi trên kiệu được bảo vệ nghiêm ngặt để tránh bị bắt cóc. Lễ hội đền Gióng 2019 (Sóc Sơn, Hà Nội) vẫn đầy đủ nghi thức rước lễ, dâng hoa tre nhưng năm nay được đổi mới và bảo vệ nghiêm ngặt nên cảnh tranh cướp không còn nữa.

Đúng 7 giờ sáng 10/2 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019), lễ hội Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) chính thức được khai mạc. Sau phần nghi lễ chung, lần lượt 8 lễ vật của các thôn, làng đã được di chuyển vào làm lễ tại khu vực sân đền Thượng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Trong các nghi lễ, kiệu rước "tướng bà" được nhiều người quan tâm hơn cả. Năm nay, "tướng bà"được lựa chọn có tên là Nguyễn Thị Thuỳ Linh, 12 tuổi. Linh hiện đang theo học lớp 5 tại trường Tiểu học xã Bắc Phú. Trong nhiều năm học đã qua, Linh luôn là con ngoan trò giỏi, được thầy cô giáo và bạn bè quý mến…

Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương.

Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương.

Lễ hội Đền Gióng năm nay thu hút đông đảo nhân dân quần chúng đến dự

Lễ hội Đền Gióng năm nay thu hút đông đảo nhân dân quần chúng đến dự

Lễ hội diễn ra trang trọng với đầy đủ các nghi lễ tôn nghiêm

Lễ hội diễn ra trang trọng với đầy đủ các nghi lễ tôn nghiêm

Các lễ vật của các thôn được rước vào đền

Các lễ vật của các thôn được rước vào đền

Empty
Empty
Empty
Rước kiệu

Rước kiệu "tướng bà" là nghi thức rất quan trọng, được nhiều người quan tâm nhất

Theo quy định từ xưa

Theo quy định từ xưa "Tướng bà" phải có gia đình mẫu mực, gương mặt ưa nhìn, sáng sủa, học giỏi. Vậy nên với nhiều gia đình, việc con cháu được ngồi lên kiệu là niềm hãnh diện của cả dòng tộc.

Người dân kể rằng, đã có nhiều lần các cô bé đóng vai

Người dân kể rằng, đã có nhiều lần các cô bé đóng vai "Tướng bà" bị đoàn khác bắt cóc đi mất, sau đó gia đình phải "chuộc" với số tiền lớn. Do vậy, công tác bảo vệ được chuẩn bị kỹ.

Người dân tập trung để xem nghi lễ rước kiệu

Người dân tập trung để xem nghi lễ rước kiệu "tướng bà"

Người dân thích thú chụp ảnh

Người dân thích thú chụp ảnh "tướng bà" trong kiệu son.

Được biết, đến nay chưa có lý giải cụ thể nào về tích rước

Được biết, đến nay chưa có lý giải cụ thể nào về tích rước "Tướng bà", nhưng nghi thức rước tướng góp phần quan trọng, tạo nên một lễ hội hoàn chỉnh về hình tượng người anh hùng Thánh Gióng.

"Tướng bà" luôn được lực lượng an ninh bảo vệ nghiêm ngặt.

Empty
Empty
Empty
Quang cảnh ngày khai hội

Quang cảnh ngày khai hội

- Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES