Hộ chiếu quyền lực nhất thời Covid-19

14/07/2020

Henley & Partners vừa công bố xếp hạng hộ chiếu theo mức độ tự do đi lại của công dân các quốc gia trên thế giới Henley Passport Index thứ hai kể từ khi Covid-19 bùng phát khiến các quốc gia đóng cửa biên giới, du lịch toàn cầu ngưng trệ.

Ngay cả khi hàng triệu người chưa thể đi du lịch nước ngoài vì đại dịch, bảng xếp hạng vẫn đánh thứ tự theo số quốc gia miễn visa cho công dân từng nước, về mặt lý thuyết trong bối cảnh hiện nay.

Theo đó, Nhật Bản vẫn đứng đầu với hộ chiếu được miễn visa tại 191 quốc gia (tương đương với 191 điểm), Singapore đứng thứ hai với 190 điểm, Hàn Quốc và Đức chia nhau vị trí thứ ba với 189 điểm.

Dù hộ chiếu Mỹ bảo toàn vị trí thứ 7 với 185 điểm, quốc gia này vẫn bị loại khỏi danh sách những nước "an toàn" theo đánh giá của Liên minh châu Âu (EU). Quyết định khiến cuốn hộ chiếu này mất đi nhiều quyền lực và cho thấy hậu quả khi Mỹ không thể kiểm soát dịch bệnh - cũng như Brazil, theo đánh giá của Henley & Partners.

Henley & Partners nhận định, dù không đưa những lệnh hạn chế đi lại tạm thời giữa Covid-19 vào yếu tố đánh giá, hiện thực khiến tất cả

Henley & Partners nhận định, dù không đưa những lệnh hạn chế đi lại tạm thời giữa Covid-19 vào yếu tố đánh giá, hiện thực khiến tất cả "tỉnh ngộ khi xét đến mức độ tự do đi lại của những người sở hữu hộ chiếu danh tiếng một thời"

EU chỉ đồng ý cho công dân 14 nước được bay tới đây khi đường biên giới mở cửa trở lại vào 1/7, gồm Australia, Canada, Georgia, Algeria, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay. Trong đó một số quốc gia có vị trí khiêm tốn theo bảng xếp hạng Henley Passport Index mới nhất như Algeria đứng thứ 92 (51 điểm), Rwanda xếp thứ 83 (60 điểm), Tunisia đứng thứ 74 (69 điểm)...

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Tương tự, Brazil không có trong danh sách các quốc gia được EU chào đón, dù chính thức xếp thứ 19 trong bảng tổng sắp - do đó, xét theo thực tế, nước này xếp hạng gần với Paraguay (thứ 36 về chỉ số, với 142 điểm). Và khi Singapore vắng bóng trong danh sách của EU, hộ chiếu của á quân trong bảng xếp hạng cũng kém cạnh so với những quốc gia trong top đầu như Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Christian H. Kaelin, chủ tịch của Henley & Partners và người phát minh ra khái niệm chỉ số hộ chiếu, đánh giá quyết định gần đây EU đưa ra gây ảnh hưởng mạnh trong bối cảnh hiện tại

Christian H. Kaelin, chủ tịch của Henley & Partners và người phát minh ra khái niệm chỉ số hộ chiếu, đánh giá quyết định gần đây EU đưa ra gây ảnh hưởng mạnh trong bối cảnh hiện tại

Hộ chiếu quyền lực tính đến quý III/2020 xếp theo số điểm đến miễn visa:

1. Nhật Bản (191)
2. Singapore (190)
3. Hàn Quốc, Đức (189)
4. Italy, Phần Lan, Tây Ban Nha, Luxembourg (188)
5. Đan Mạch, Áo (187)
6. Thụy Điển, Pháp, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha (186)
7. Mỹ, Anh, Bỉ, Na Uy, Thụy Sĩ (185)
8. CH Czech, Hy Lạp, Malta, New Zealand (184)
9. Canada, Australia (183)
10. Hungary (182)

Hộ chiếu ít quyền lực nhất thuộc về một số nước có công dân được miễn thị thực hoặc chỉ cần xin visa cửa khẩu tại ít hơn 40 quốc gia.

103. Triều Tiên (39)
104. Libya, Nepal, Lãnh thổ Palestine (38)
105. Somalia, Yemen (33)
106. Pakistan (32)
107. Syria (29)
108. Iraq (28)
109. Afghanistan (26)

Do thứ hạng của các quốc gia khác thay đổi, trong quý III/2020 hộ chiếu Việt Nam tụt một hạng xuống 89/107 so với quý II dù giữ nguyên 54 điểm, đồng hạng là Campuchia, Mali và Niger. Trong khi đó, Malaysia ở vị trí 14 (178 điểm), Brunei xếp thứ 23 (166 điểm), Timor-Lester đứng thứ 57 (95 điểm), Thái Lan vị trí 66 (78 điểm), Indonesia vị trí 73 (71 điểm), Philippines xếp thứ 76 (67 điểm), Lào ở vị trí thứ 92 (50 điểm).

Hương Thảo - Nguồn: CNN
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES