Iceland đi tiên phong mở cửa đón khách quốc tế trở lại; hơn 300.000 ca tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu

15/05/2020

Tính đến sáng 15/5, thế giới đã ghi nhận hơn 300.000 ca tử vong và 1,6 triệu ca phục hồi. Việt Nam bước sang ngày thứ 29 không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Iceland trở thành quốc gia đầu tiên sẽ mở cửa đón du khách quốc tế trở lại.

Việt Nam ghi nhận 24 ca mắc COVID-19 mới từ Nga về

Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, tối 14/5, đã ghi nhận thêm 24 ca dương tính với SARS-CoV-2. Tất cả những ca dương tính này đều là hành khách trên chuyến bay VN0062 từ Moskva (Liên bang Nga) hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) lúc 4h40 sáng 13/5, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng.

Hành khách Việt Nam tại Nga đang làm thủ tục về nước

Hành khách Việt Nam tại Nga đang làm thủ tục về nước

Như vậy đến nay Việt Nam ghi nhận tổng cộng 312 ca bệnh, trong đó 172 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Trong ngày 14/5, có thêm 8 trường hợp khỏi bệnh, ra viện, đưa tổng số ca khỏi bệnh cả nước lên 260.

Đưa gần 200 công dân Việt Nam từ Philippines về nước

Ngày 14/5, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, hãng hàng không Bamboo Airways đã phối hợp cùng với các cơ quan chức năng Philippines thực hiện chuyến bay đưa gần 200 công dân Việt Nam từ Philippines về nước an toàn.

Những công dân về nước trong đợt này là các trường hợp đặc biệt khó khăn như trẻ em chưa đến tuổi thành niên, trong đó có trẻ sơ sinh, phụ nữ đang mang thai, những người có bệnh nền, sinh viên không có nơi cư trú do ký túc xá đóng cửa, khách du lịch bị kẹt lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19...

Sau khi hạ cánh tại Cần Thơ, những người tham gia chuyến bay đều được kiểm tra sức khỏe và cách ly tập trung theo đúng quy định.

Hơn 300.000 người tử vong; 1,6 triệu người phục hồi trên toàn cầu

Số người tử vong vì Covid-19 đã vượt cột mốc 300.000 người vào rạng sáng 15/5. Mỹ hiện vẫn là nước có người chết nhiều nhất thế giới với trên 86.000 người, chiếm hơn 1/4 số ca tử vong toàn cầu.

Bên cạnh đó, theo trang worldometers.info, còn một tín hiệu tích cực khác là số người được khỏi bệnh đã liên tục tăng. Tính đến sáng 15/5 đã có 1.697.595 người được xuất viện trên toàn thế giới. Số người vẫn còn dương tính là 2.510.858 người, trong đó 98% là các trường hợp nhẹ.

Vũ Hán đã xét nghiệm được 1/3 dân số

Ngày 15/5, chính quyền thành phố Vũ Hán cho biết đã xét nghiệm virus corona với hơn 3 triệu người dân tại địa phương này. Mục tiêu của Vũ Hán là xét nghiệm cho tất cả 11 triệu dân của thành phố.

Trong thông báo sáng 15/5, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, trong vòng 24 giờ qua, đã ghi nhận 4 ca Covid-19 mới bị lây nhiễm trong cộng đồng. Số trường hợp dương tính nhưng không triệu chứng là 11 người trong cùng thời gian.

Nhật Bản sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trước thời hạn tại nhiều tỉnh

Ngày 14/5, Thủ tướng Shinzo Abe thông báo Nhật Bản sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đối với 39 trên tổng số 47 tỉnh thành trước khi hết hạn vào cuối tháng này, trong bối cảnh sự lây lan của dịch Covid-19 tại các khu vực trên đã được kiểm soát.

Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp vẫn có hiệu lực tại thủ đô Tokyo và 7 tỉnh, thành khác nằm trong danh sách cảnh báo đặc biệt, trong đó có ba tỉnh giáp thủ đô gồm Chiba, Kanagawa, Saitama; ba tỉnh ở khu vực Kansai gồm Osaka, Kyoto và Hyogo; và tỉnh cực bắc Hokkaido.

t

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản cho biết tổng số các ca nhiễm đã giảm tại 39 tỉnh nói trên và các địa phương này có đủ khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Qatar phạt tiền và nhốt tù nếu không đeo khẩu trang

Ngày 14/5, Bộ Nội vụ Qatar thông báo kể từ ngày 17/5 tới, người dân Qatar bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Những ai vi phạm sẽ bị phạt số tiền lên tới 200.000 riyal (khoảng 53.000 USD) hoặc 3 năm tù và một số hình thức phạt khác.

Những người lái xe ra ngoài một mình có thể được miễn đeo khẩu trang, nhà chức trách Qatar cho biết thêm.

Bộ xét nghiệm Mỹ sử dụng có thể bỏ sót nhiều ca dương tính

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học New York công bố ngày 13/5 cho biết, bộ xét nghiệm nhanh bệnh Covid-19 có thể cho kết quả trong vòng vài phút do phòng thí nghiệm Abbott của Mỹ sản xuất có nhiều khả năng bỏ sót 1/3 đến gần một nửa các ca dương tính với virus SARS-CoV-2.

Cụ thể, bộ xét nghiệm nhanh ID NOW của Abbott đã bỏ sót 48% các mẫu thử cho kết quả dương tính mà bộ xét nghiệm Xpert Xpress của Công ty Chẩn đoán Phân tử Cepheid của Mỹ sản xuất phát hiện ra.

Kết quả này gây lo ngại về việc bộ xét nghiệm ID NOW được sử dụng chẩn đoán bệnh trong Nhà Trắng

Kết quả này gây lo ngại về việc bộ xét nghiệm ID NOW được sử dụng chẩn đoán bệnh trong Nhà Trắng

Bộ xét nghiệm ID NOW của Abbott đã được phép đưa vào sử dụng tại Mỹ từ cuối tháng 3. Đây là bộ xét nghiệm thứ 2 được Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép và được sử dụng trực tiếp tại các phòng khám và cơ sở chăm sóc sức khỏe khác.

Dịch bệnh ở Ý có xu hướng bùng phát trở lại

Ngày 14/5, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý thông báo, nước này đã ghi nhận thêm 992 ca mắc bệnh Covid-19, trong đó có thêm 262 trường hợp tử vong - mức cao nhất kể từ ngày 7/5. Theo thống kê, số ca bệnh và tử vong mới vì Covid-19 trong ngày 14/5 ở Ý đều cao hơn so với mức tăng của một ngày trước đó.

Ý hiện là quốc gia có số bệnh nhân Covid-19 tử vong nhiều thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Anh

Ý hiện là quốc gia có số bệnh nhân Covid-19 tử vong nhiều thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Anh

Cùng ngày, phát biểu trước Quốc hội, người đứng đầu Ủy ban Khoa học của Chính phủ, ông Agostino Miozzo cho biết nước này bắt đầu xét nghiệm mẫu bệnh phẩm đại diện của 150.000 người ở 2.000 thành phố vào tuần tới để tìm hiểu phạm vi lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Chính phủ Nga hỗ trợ khẩn cấp ngành hàng không 316 triệu USD

Ngày 14/5, Chính phủ Nga công bố khoản hỗ trợ khẩn cấp 23,4 tỷ ruble (316 triệu USD) cho các hãng hàng không của nước này đang chịu tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Thông báo của Chính phủ nêu rõ các khoản hỗ trợ từ nhà nước sẽ giúp các hãng hàng không vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hạn chế đi lại vì dịch bệnh diễn biến phức tạp và giúp bảo toàn nguồn lực lao động trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Cùng ngày, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cũng công bố một gói biện pháp có tổng trị giá 18 tỷ euro (khoảng 19,44 tỷ USD) để hỗ trợ ngành du lịch nước này hiện đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Iceland sẽ đón khách du lịch quốc tế từ tháng 6

Trong khi nhiều nước châu Âu vẫn còn đóng cửa biên giới và mới chỉ nới lỏng dần các biện pháp hạn chế trong nước, Iceland - một đảo quốc có dân số hơn 364.000 người - đang sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế trong vòng một tháng nữa.

Dù bất kỳ ai nhập cảnh đều được yêu cầu cách ly trong 14 ngày, du khách vẫn có một lựa chọn để bỏ qua bước bất tiện này: xét nghiệm Covid-19 ngay khi đến Iceland và kết quả sẽ có cùng ngày. Những người có kết quả âm tính sẽ không cần phải cách ly và có thể tiếp tục chuyến du lịch. Du khách cũng có thể cung cấp giấy chứng nhận y tế từ chính quyền nước họ cho thấy họ không mắc Covid-19.

Ngoài ra, mọi du khách đến Iceland đều sẽ được yêu cầu tải ứng dụng truy vết Covid-19 trên điện thoại di động có tên Rakning C-19 nhằm giúp chính quyền truy ra nguồn gốc lây nhiễm. Các yêu cầu chi tiết khác sẽ được công bố thêm.

GettyImages-519235004

Hiện nay, ngày tạm thời đặt ra để đón du khách quốc tế là 15/6 nhưng Thủ tướng Iceland cho biết các quy định mới có thể được công bố sớm hơn, nếu công tác chuẩn bị suôn sẻ và số ca nhiễm Covid-19 vẫn ở mức thấp.

EU: sẽ không sử dụng ứng dụng truy dấu COVID-19 để giám sát công dân

Ngày 14/5, Ủy viên Tư pháp của Liên minh châu Âu (EU) Didier Reynders tuyên bố các ứng dụng truy dấu nguồn tiếp xúc dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 chỉ được sử dụng trong đại dịch và sẽ phải tự động hủy kích hoạt ngay khi cuộc khủng hoảng kết thúc.

Ông Reynders đưa ra phát biểu trên tại phiên họp toàn thể các nghị sỹ EU nhằm xoa dịu những lo ngại liên quan tới việc giám sát nhà nước, khi các nghị sỹ một lần nữa bày tỏ quan ngại về những nguy cơ mà những ứng dụng này có thể gây ra đối với quyền riêng tư của người dân.

Empty

Nhiều nước kêu gọi vaccine COVID-19 miễn phí

Hơn 140 nguyên thủ, nhà lãnh đạo và cựu lãnh đạo các nước đã cùng ký vào một bức thư kêu gọi không độc quyền vaccine ngừa Covid-19 và phân phát vaccine miễn phí, công bằng cho tất cả các nước.

Họ đề nghị khi một loại vaccine an toàn và hiệu quả được phát triển thành công, các chính phủ cần tạo điều kiện để vaccine nhanh chóng được sản xuất quy mô lớn và phân phát cho tất cả mọi người, ở tất cả các nước hoàn toàn miễn phí.

Lá thư được công bố ngày 14/5 cũng kêu gọi điều tương tự cho các loại thuốc điều trị, phương pháp xét nghiệm và bất kỳ công nghệ nào có thể chống lại Covid-19.

WHO: thế giới phải học cách sống chung với virus SARS-CoV-2

Ngày 13/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 sẽ không bao giờ biến mất và người dân trên thế giới sẽ phải học cách sống chung với virus này.

WHO đưa ra lời cảnh báo trên trong bối cảnh một số nước trên thế giới bắt đầu dần nới lỏng các biện pháp hạn chế và lệnh phong tỏa từng áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến ở Geneva, Thụy Sĩ, người đứng đầu chương trình các tình trạng khẩn cấp của WHO, Michael Ryan, nêu rõ khó có thể dự đoán thời điểm con người tiêu diệt được loại virus mới xuất hiện này. Ông cảnh báo cùng với thời gian, SARS-CoV-2 sẽ trở thành một virus đặc hữu trong cộng đồng và sẽ không bao giờ biến mất.

Empty

Tuy nhiên, quan chức WHO bày tỏ tin tưởng các nước có thể biến thảm họa này thành cơ hội cho tương lai, đồng thời kêu gọi các nước hợp tác cùng giải quyết các vấn đề với sự đoàn kết, tin tưởng và một hệ thống đa phương có thể mang lại lợi ích thực sự cho loài người.

Lan Oanh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES