Khám phá những khu vườn địa đàng Ba Tư

07/08/2020

Di sản vườn Ba Tư là quần thể gồm 14 khu vườn tiêu biểu ở Tây Á và Nam Á, đại diện cho phong cách kiến trúc Ba Tư cổ điển nhưng rất khoa học khi kết hợp hoàn hảo với môi trường thiên nhiên xung quanh.

Những khu vườn Ba Tư bắt đầu được xây dựng từ những năm 4000 TCN, nhưng những khu vườn đẹp nhất thuộc về giai đoạn trị vì của vương triều Achaemenid (hay còn gọi là Đế quốc Ba Tư, khoảng 550-330 TCN), thể hiện qua các hình vẽ trang trí trên đồ gốm thời đó.

Vườn Ba Tư thường là khu vườn kín, bao quanh là các bức tường, gọi là charbagh, nghĩa là "phản chiếu của khu vườn thiên đàng". Trong các văn bản Hồi giáo thời kỳ Mogul, thiên đàng được miêu tả là một khu vườn có bốn con sông bắt nguồn từ một dòng suối ở trung tâm hay một quả núi, và được chia thành bốn phần bắc, tây, nam và đông. Do đó, thiết kế phổ biến của vườn Ba Tư là khu đất hình chữ nhật, có dạng đối xứng theo các trục chính của vườn và được phân chia công phu bởi các đường dẫn nước, thường là kênh, rạch, hồ, đôi khi là các đài phun nước và thác nước. Diện tích mặt nước thường chiếm một phần tư diện tích vườn.

Bắt đầu từ thế kỷ XII - XIII, mộ của các thành viên của hoàng tộc hoặc những nhân vật quan trọng cũng được đặt vào trong vườn. Khi người Ilkhanate Mông Cổ chinh phục Ba Tư vào thế kỷ XIII, vườn Ba Tư được bổ sung thêm những cấu trúc trang trí công phu như trang trí hoa mẫu đơn và hoa cúc. Dưới vương vương triều Safavids (năm 1501-1736), vườn Ba Tư được xây dựng lớn hơn và hoành tráng hơn, trở thành một phần không thể thiếu của các cung điện hoàng gia. Năm 2011, UNESCO đã công nhận 14 khu vườn Ba Tư cổ là di sản văn hóa thế giới, bao gồm:

1. Vườn Pasargad ở cố đô Pasargadae tại thành phố Shiraz, tỉnh Fars, Iran

Vườn Pasargad là một trong những ví dụ sớm nhất được biết đến của một khu vườn Ba Tư. Vườn được bố trí theo hình tứ giác được chia thành bốn phần nhỏ bằng các lối đi hoặc các mương dẫn nước nhỏ. Hiện nay, Pasargad chỉ còn lại một phần di tích của khu vườn ban đầu.

Empty
Empty
Empty

2. Vườn Eram tại thành phố Shiraz, tỉnh Fars, Iran

Cả tòa nhà và khu vườn được Hãn quốc Y Nhi hoặc một thủ lĩnh tối cao của bộ lạc Qashqai của Pars xây dựng vào giữa thế kỷ XIII. Tuy nhiên, bố cục ban đầu của khu vườn với cấu trúc vườn thiên đường Ba Tư bốn tầng rất có thể được người Seljuk xây dựng vào thế kỷ thứ XI và sau đó được gọi là Bāgh-e Shāh ("Khu vườn hoàng đế" trong tiếng Ba Tư). Trong hơn 150 năm, cấu trúc vườn đã được nhiều nhân vật sửa đổi hoặc khôi phục theo nhiều phong cách khác nhau.

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
eram (12)
Empty

3. Vườn Chehel Sotun tại thành phố Isfahan, tỉnh Isfahan, Iran

Chehel Sotun được Shah Abbas II xây dựng cho mục đích giải trí và tiếp khách. Tên của khu vườn có nghĩa là "bốn mươi cột" trong tiếng Ba Tư, lấy cảm hứng từ hai mươi cột bằng gỗ thanh mảnh hỗ trợ cho gian nhà. Khi ngôi nhà phản chiếu hình ảnh xuống mặt nước của đài phun nước, xuất hiện để thành bốn mươi cột.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Empty
Empty
Empty

4. Vườn Fin tại thành phố Kashan, tỉnh Isfahan, Iran

Vườn Fin rộng 2,3 ha với một sân chính được bao quanh bởi thành lũy với bốn tòa tháp tròn. Để phù hợp với nhiều khu vườn Ba Tư trong thời đại này, khu vườn đã sử dụng rất nhiều công trình nước. Nguồn nước được dẫn từ con suối trên sườn đồi phía sau, tạo thành nhiều hồ bơi và đài phun nước mà không cần bơm cơ học. Khu vườn trồng nhiều cây bách và kết hợp các đặc điểm kiến trúc của thời kỳ Safavid, Zandiyeh và Qajar. Hoàn thành vào năm 1590, đây là khu vườn còn tồn tại lâu đời nhất tại Iran. Khu vườn sau đó đã bị bỏ rơi và bị hư hại nhiều cho đến năm 1935, khi nó được liệt kê là Tài sản Quốc gia, rồi đến năm 2012, nó đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới cùng với nhiều khu vườn cổ khác của Iran.

Empty
Empty
Empty
Empty

5. Vườn Abbasabad tại thành phố Abbasabad, tỉnh Mazandaran, Iran

Vườn Abbasabad được xây dựng vào khoảng năm 1613, dưới thời trị vì của vua Abbas I, là tập hợp các yếu tố kiến trúc thời kỳ Safavid và là ví dụ tuyệt vời về khu vườn Ba Tư với bể nước, đài phun nước, sông, cây cối. Nó là một trong những khu vườn Ba Tư đẹp và quan trọng nhất, cũng là một trong những nơi ở yêu thích của những nhà cai trị Safavid trong thời gian lưu trú tại Mazandaran. Khu vườn bị bỏ rơi và dần đi vào quên lãng vào cuối thế kỷ XVII dưới thời Soltan Hosein và Suleiman I sau những cuộc nổi dậy người Turkmen ở Golestan. Những phần còn sót lại được tái phát hiện và bảo vệ từ năm 1967. Nó là địa điểm khảo cổ và là một phần của di sản thế giới Vườn Ba Tư từ năm 2011.

Empty
vOKzE4EwXkgxUS7IdtionizyQms21rKHID0K30lS
Empty

6. Vườn Shazdeh tại thành phố Mahan, tỉnh Kerman, Iran

Khu vườn hình chữ nhật có diện tích 5,5 ha, được bao quanh bởi một bức tường. Nó bao gồm một cấu trúc cổng vào và cổng tại cuối khu vực thấp phía dưới và cấu trúc nhà riêng hai tầng ở phần cao phía trên. Giữa hai khu vực thấp và cao là những vòi phun nước, kết hợp với độ nghiêng tự nhiên của đất. Khu vườn là một ví dụ điển hình của khu vườn Ba Tư tận dụng khí hậu tự nhiên phù hợp.

Empty
Empty
Empty
Empty

7. Vườn Dolatabad tại thành phố Yazd, tỉnh Yazd, Iran

Vườn Dolatabad ở thành phố Yazd được xây dựng từ thế kỷ XVIII. Điểm độc đáo của công trình kiến trúc này là tháp đón gió hoạt động như một bộ điều tiết và làm mát tự nhiên. Không khí nóng sẽ được hút xuống dưới chân tháp sau đó được đất lạnh và nước làm mát rồi thoát ra ngoài giải nhiệt cho tòa nhà.

Empty
Empty
Empty
Dolat-abad-Garden-Yazd-1-1536x986

8. Vườn Pahlevanpour tại thành phố Mehriz, tỉnh Yazd, Iran

Vườn Pahlavanpur là một trong những vườn Ba Tư nổi tiếng nhất Iran, có diện tích khoảng 5 ha, tạo ra một liên kết đặc biệt giữa thiên nhiên và nghệ thuật kiến trúc. Vườn bao gồm một nhà nghỉ mùa hè, một nhà nghỉ mùa đông, một phòng tắm công cộng, chòi canh gác và nhà bếp. Mặc dù vườn được xây dựng từ thời Qajar, nhưng dấu ấn của phong cách kiến trúc thuộc triều đại Zand được thể hiện khá rõ ràng ở nhiều công trình khác nhau trong vườn.

Empty
Empty
Empty
Empty

9. Vườn Akbarieh tại thành phố Birjand, tỉnh Nam Khorasan, Iran

Vườn Akbarieh cũng giống như những khu vườn Ba Tư khác, thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc với môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Khu vườn được xây dựng ở miền núi bắt mắt, có hai biệt thự bên trong với các vòm cửa sổ tuyệt đẹp và hàng cây sồi cao ở hai bên lối vào. Từ thời Zandiyeh và thời Qajar, vườn được sử dụng làm nơi ở, nơi tiếp khách và làm việc của các thống đốc.

Empty
Empty
Akbarieh_garden

10. Taj Mahal tại thành phố Agra, Ấn Độ

Phức hợp Taj Mahal được đặt trong và ngoài một vườn Ba Tư lớn. Với kích thước 320 m × 300 m, vườn có những đường đi đắp cao chia mỗi phần của nó thành 16 bồn hoa hay luống hoa thấp. Một bể nước bằng đá cẩm thạch cao ở trung tâm vườn, khoảng giữa mộ và cổng chính, và một bể phản chiếu gióng theo trục bắc nam phản chiếu hình ảnh Taj Mahal. Mọi nơi trong vườn đều được bố trí những đường đi với các hàng cây và vòi phun nước. Cách bố trí của khu vườn, và các đặc điểm kiến trúc của nó như các vòi phun nước, gạch, và các lối đi lát đá cẩm thạch, những luống hoa theo các hình khác nhau cùng những đặc điểm khác, tương tự với vườn Shalimar. Những lời miêu tả đầu tiên về khu vườn nói tới sự phong phú của các loài thực vật, gồm hoa hồng, thuỷ tiên hoa vàng, và các loại cây ăn quả. Khi Đế quốc Mogul suy tàn, khu vườn cũng tàn tạ theo. Khi người Anh nắm quyền kiểm soát Taj Mahal, họ đã thay đổi cảnh quan để khiến nó giống với những vườn cỏ tại London.

Empty

11. Lăng mộ Humayun tại thành phố New Delhi, Ấn Độ

Lăng mộ Humayun của hoàng đế Mogul Humayun là lăng mộ trong vườn đầu tiên ở tiểu lục địa Ấn Độ, được tìm thấy vào năm 1533. Đây là công trình đầu tiên sử dụng đá sa thạch đỏ có quy mô lớn như vậy. Lăng mộ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1993 và kể từ đó lăng mộ này trải qua quá trình trùng tu trên diện rộng đã hoàn thành. Bên cạnh lăng mộ chính thì còn có một số di tích nhỏ nằm dọc theo con đường dẫn vào lăng mộ từ hướng tây bao gồm ngôi mộ thậm chí còn có niên đại trước cả lăng mộ chính khoảng 20 năm. Công trình đại diện cho bước nhảy vọt của kiến trúc Mogul, cùng với khu vườn mang lối thiết kế vườn Ba Tư điển hình chưa từng thấy trước đó ở Ấn Độ tạo thành quần thể kiến trúc bước ngoặt cho kiến trúc Mogul tiếp sau đó.

Empty
Empty
Empty
Empty

12. Vườn Shalimar tại thành phố Lahore, tỉnh Punjab, Pakistan

Shalimar được xây dựng với cấu trúc là một hình chữ nhật rộng 16 ha, được bao quanh bởi một bức tường gạch cao. Chiều dài của nó là 658 m từ bắc đến nam và 258 m từ đông sang tây, được sắp xếp theo ba tầng bậc giảm dần từ nam tới bắc. Năm 1981, vườn Shalimar là một phần của di sản thế giới được UNESCO công nhân cùng với Pháo đài Lahore. Shalimar bao gồm nhiều loại thực vật, chủ yếu là hạnh nhân, táo, mơ, dâu tây, xoài, đào, nho, bạch dương, bách... tất cả tạo ra một không gian xanh cho khu vườn này.

Empty
Empty
Empty
Empty

13. Vườn Babur tại thành phố Kabul, tỉnh Kabul, Afghanistan

Babur là người sáng lập đế chế Mogul, ông đã cố gắng tạo nên một dấu ấn kiến trúc có ý nghĩa cho triều đại của mình, và ông vô cùng đam mê những vườn hoa. Những vườn hoa của Babur được chăm sóc một cách chu đáo, kết hợp ba khía cạnh của nền kiến trúc Hồi giáo như tính chặt chẽ, sự cân bằng và tính đối xứng cũng như những đặc điểm của vườn Ba Tư trong việc sử dụng nước, điều xa xỉ đối với những người sống ở những vùng sa mạc Trung Á. Trong tinh thần "tiết kiệm nước", nước chảy qua các vườn hoa của Babur được tái sử dụng và giữ trong tình trạng luân chuyển bằng những phông - ten được thiết kế đơn giản và những dòng kênh nhỏ hẹp.

Empty

14. Vườn Generalife tại thành phố Granada, tỉnh Granada, Tây Ban Nha

Đây là khu vườn của Cung điện Generalife, cung điện mùa hè và tài sản quốc gia của các vua Nasrid Emir của Đế chế Granada ở Al-Andalus. Cung điện và khu vườn được xây dựng trong suốt triều đại Muhammed III, Quốc vương Granada (1302-1309) và được Ismail I, Quốc vương Granada (1313-1324) trang trí lại sau đó ít lâu.

Empty
Hương Thảo - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES