Khéo léo nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm Châu Phong

25/10/2023

Đôi bàn tay tỉ mỉ, đôi chân thoăn thoắt đang miệt mài dệt vải thổ cẩm của những người phụ nữ Chăm tại làng Chăm Châu Phong, An Giang thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng bởi nghề truyền thống, văn hóa độc đáo và đặc biệt kết hợp quảng bá làm du lịch.

Thanh âm kẽo kẹt liên tục, đôi bàn tay khéo léo, đôi chân thoăn thoắt... là những gì hiện lên ở người nghệ nhân khi đang dệt vải thổ cẩm truyền thống ở làng Chăm, Châu Phong. Nằm tại ấp Phũm Soài, Châu Phong, Tân Châu, An Giang, gia đình ông Mohamad đã gắn bó với nghề dệt thổ cẩm được 50 năm, đưa các sản phẩm truyền thống tới du khách trong và ngoài nước.

Dù không còn nhiều như những năm trước nhưng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm ở xã Châu Phong (Tân Châu, tỉnh An Giang) vẫn được giữ gìn bởi những người nặng lòng với giá trị truyền thống

Dù không còn nhiều như những năm trước nhưng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm ở xã Châu Phong (Tân Châu, tỉnh An Giang) vẫn được giữ gìn bởi những người nặng lòng với giá trị truyền thống

Làng dệt thổ cẩm Châu Giang An Giang là một làng nghề truyền thống, mang nét văn hóa độc của người dân làng nghề nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung

Làng dệt thổ cẩm Châu Giang An Giang là một làng nghề truyền thống, mang nét văn hóa độc của người dân làng nghề nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung

Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời của người Chăm ở Tân Châu, An Giang. Tại Châu Phong, hầu hết người dân sống bằng nghề dệt, sản phẩm ở đây thường có xà rông, áo thổ cẩm, khăn thêu, khăn rằn, túi xách họa tiết... Người Chăm nơi đây cũng dùng loại thổ cẩm này để may các trang phục truyền thống của mình.

Ha Sa Nah, nữ nghệ nhân dệt vải thổ cẩm đến nay đã được hơn 20 năm gắn bó với nghề chia sẻ với Travellive: "Quy trình sản xuất thổ cẩm bao gồm: chuẩn bị nguyên liệu sợi, công đoạn nhuộm, phơi, công đoạn suốt, mắc sợi, dệt và cuối cùng là ra sản phẩm. Các khâu đều đòi hỏi sự khéo léo của người thợ và mất nhiều thời gian, công sức mới cho ra được những sản phẩm tốt. Trong số các công đoạn, khó nhất vẫn là mắc sợi. Trung bình mỗi ngày tôi dệt được khoảng 3, 4 tấm vải trong khoảng hơn 4 tiếng đồng hồ".

Ha Sa Nah, nghệ nhân dệt vải thổ cẩm đã được hơn 20 năm gắn bó với nghề. Dệt thổ cẩm của người Chăm là một nghề truyền thống lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc

Ha Sa Nah, nghệ nhân dệt vải thổ cẩm đã được hơn 20 năm gắn bó với nghề. Dệt thổ cẩm của người Chăm là một nghề truyền thống lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc

Dụng cụ dệt quan trọng của người Chăm là khung dệt và được chia thành hai loại: Dệt xà rông và dệt thổ cẩm. Khung dệt gồm các bộ phận chính như: khung dệt, go (chơ co), trục quấn sợi (rúc), bàn dập, con thoi, thanh văng, trục quấn vải (bộ phận cuối cùng dùng để quấn vải sau thao tác dệt). Tất cả các bộ phận trên được liên kết và tạo thành khung dệt.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Để làm ra những tấm thổ cẩm đẹp thì cần phải trải qua các công đoạn làm thủ công tỉ mỉ, chi tiết, cẩn trọng. Ngày nay, do công nghệ hiện đại nên việc sản xuất thổ cẩm tiện lợi, nhanh chóng hơn, nhưng người Chăm Châu Phong vẫn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống như một cách giữ gìn giá trị văn hóa, dù cho sản phẩm có giá thành cao hơn so với dùng máy.

Empty
Empty
Sản phẩm dệt của người Chăm cũng rất đa dạng, bao gồm y phục cho nam và nữ, trong các sinh hoạt đời thường cũng như các nghi lễ tôn giáo. Bên cạnh đó, người Chăm còn dệt các sản phẩm phục vụ trong gia đình như: khăn, bóp, túi, rèm cửa, ga, gối...

Sản phẩm dệt của người Chăm cũng rất đa dạng, bao gồm y phục cho nam và nữ, trong các sinh hoạt đời thường cũng như các nghi lễ tôn giáo. Bên cạnh đó, người Chăm còn dệt các sản phẩm phục vụ trong gia đình như: khăn, bóp, túi, rèm cửa, ga, gối...

Nguyên liệu để dệt thường là tơ sợi, được nhuộm bằng màu tự nhiên từ mủ cây, vỏ cây, trái cây, biến màu sắc trên sản phẩm trở nên đặc biệt và bền. Hoa văn trên bề mặt thổ cẩm của người Chăm thường đa màu sắc như màu xanh được tạo từ vỏ và lá cây chàm, màu đỏ được nhuộm bằng màu cây klék (một loài cây mọc ở rừng dọc biên giới Campuchia)... Sản phẩm dệt của người Chăm mang nét đặc trưng riêng theo từng địa phương nơi cư trú làm nên nét đặc trưng riêng của văn hóa truyền thống của người Chăm An Giang.

Ông Mohamad đã gắn bó với nghề dệt thổ cẩm được 50 năm. Trong ảnh, ông đang giới thiệu đến du khách tham quan cách quấn xà rông

Ông Mohamad đã gắn bó với nghề dệt thổ cẩm được 50 năm. Trong ảnh, ông đang giới thiệu đến du khách tham quan cách quấn xà rông

Ông Mohamad (người Chăm, 1958) cho biết: "Chúng tôi đã có 3 đời gắn bó với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Du khách khi đến tham quan làng nghề ngoài trực tiếp biết được quy trình sản xuất các sản phẩm dệt thủ công truyền thống còn tha hồ lựa chọn mua những món đồ lưu niệm bắt mắt. Đây là những mặt hàng được nhiều du khách ưa chuộng, đặc biệt là khách nước ngoài. Trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng sẽ ngày càng quảng bá sản phẩm truyền thống ra rộng rãi hơn để nâng cao phát triển kinh tế địa phương kết hợp với việc làm du lịch, giới thiệu những nét độc đáo của thổ cẩm Chăm cho du khách trong và ngoài nước".

Empty
Với kỹ thuật thủ công khéo léo, mang tính thẩm mỹ cao, dễ sử dụng, giá cả phải chăng, phù hợp với thị hiếu nên sản phẩm thổ cẩm của người Chăm được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, nhất là khăn rằn làm bằng vải cotton 100%, xà rông với 60% cotton và 40% tơ rất mềm mại

Với kỹ thuật thủ công khéo léo, mang tính thẩm mỹ cao, dễ sử dụng, giá cả phải chăng, phù hợp với thị hiếu nên sản phẩm thổ cẩm của người Chăm được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, nhất là khăn rằn làm bằng vải cotton 100%, xà rông với 60% cotton và 40% tơ rất mềm mại

Nhằm tạo dấu ấn độc đáo và tăng sự trải nghiệm văn hóa, ông Mohamad còn cho phục dựng phòng cưới theo phong cách truyền thống của đồng bào người Chăm để du khách chụp ảnh lưu niệm. Du khách khi đến tham quan, ông Mohamad còn giới thiệu về lịch sử làng nghề, giá trị đặc trưng về văn hóa, đời sống của cộng đồng người Chăm ở An Giang. Vừa giữ gìn nét văn hóa truyền thống vừa làm du lịch sáng tạo, góp phần thu hút du khách thập phương đến với làng Chăm Châu Phong ngày càng đông đảo.

Nghề dệt thổ cẩm đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống lao động hàng ngày của đồng bào người Chăm tại xã Châu Phong, tỉnh An Giang. Đây là một trong những làng nghề đã tạo nên nhiều sản phẩm vô cùng phong phú, đa dạng và trở thành nguồn kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong cuộc sống của cộng đồng như việc tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Nghề dệt thổ cẩm vừa chứa đựng yếu tố văn hóa truyền thống tiếp thu những tinh hoa của ông cha để lại, vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội hiện đại.

Nghề dệt thổ cẩm mang nét đẹp văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc

Nghề dệt thổ cẩm mang nét đẹp văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc

Bài và ảnh: Phương Thảo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES