Lăng kính đầy màu sắc qua tranh minh họa của họa sĩ Thanh Phan

16/05/2023

Không giống như những thể loại tranh khác là tự do sáng tác theo phong cách cá nhân, với tranh minh họa, người họa sĩ phải biết nắm cái hồn nhân vật, chi tiết câu chuyện và khả năng tưởng tượng trong sáng tạo.

Thanh Phan (Hà Tĩnh) là một họa sĩ minh họa trẻ 9x, hiện đồng hành cùng Lionbooks (chuyên sách văn hóa cho thiếu nhi) đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Trong 2 năm qua, ít có họa sĩ minh họa trẻ nào đã cho ra 40 đầu sách như cô. Với series “Em yêu Việt Nam mình”, Thanh Phan thực hiện nhiều đầu sách về văn hóa như: Tây Nguyên đại ngàn, Mùa hè của nội về miền Tây, Bay giữa mùa hoa về Hà Nội, Trường Sa! Biển ấy là của mình…

Họa sĩ minh họa Thanh Phan

Họa sĩ minh họa Thanh Phan

Sự mường tượng trong tranh minh họa

Thanh Phan tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế đồ họa tại Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Thời gian đầu, cô có thời gian trải nghiệm thiết kế các ấn phẩm, thương hiệu… sau đó mới bắt đầu với vẽ tranh minh họa. Ngay từ những ngày đầu đến với thể loại tranh này, cô tìm những người trong giới và phong cách như thế nào để thể hiện cái tôi mong muốn qua từng tranh vẽ.

“Vẽ tranh minh họa khác với vẽ tranh sáng tác. Bắt đầu từ nghiên cứu nên đưa hình ảnh gì vào, tạo hình ra sao cho đến phác thảo rồi lên bản hoàn chỉnh. Vậy thì yêu cầu, đề tài sẽ luôn nằm ở bước nghiên cứu đầu tiên. Yêu cầu như thế nào sẽ tìm đến định hướng đó để sáng tác. Tuy không phải là người làm nội dung trong tác phẩm mà cần phải vạch ra những thứ mà tác giả mỗi bộ sách muốn có”, họa sĩ Thanh Phan cho biết.

Empty
Tranh vẽ trong quyển

Tranh vẽ trong quyển "Mái nhà trên cao nguyên"

Để vẽ được những bức tranh này, Thanh Phan đã phải tìm kiếm rất nhiều tư liệu liên quan đến Tây Nguyên, tưởng tượng được ra mùi không khí ở đó như thế nào

Để vẽ được những bức tranh này, Thanh Phan đã phải tìm kiếm rất nhiều tư liệu liên quan đến Tây Nguyên, tưởng tượng được ra mùi không khí ở đó như thế nào

Vẽ minh họa thường dùng hình ảnh vẽ tay để xây dựng câu chuyện, tình huống hoặc một hành động cụ thể, trong đó mô tả được thông điệp, ý nghĩa. Tranh vẽ minh họa giúp nội dung trở nên lôi cuốn, mang đến trải nghiệm thích thú hơn với người đọc.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Trong bộ sách "Trường Sa! Biển ấy là của mình" thuộc series "Em yêu Việt Nam mình", dòng sách tôn vinh con người, thiên nhiên thực hiện tranh vẽ bởi họa sĩ Thanh Phan. Mặc dù chưa từng đến Trường Sa nhưng cô đã gửi gắm rất nhiều tâm tình qua mỗi nét vẽ. Nắm cái hồn nhân vật và câu chuyện rất kỹ khi cảm nhận và sáng tạo. Đặc biệt, các độc giả nhí không chỉ đọc sách mà còn được trải nghiệm cuộc sống nơi đây thông qua tranh vẽ tả thực của hoạ sĩ Thanh Phan.

Họa sĩ Thanh Phan (giữa) trong buổi ra mắt bộ sách

Họa sĩ Thanh Phan (giữa) trong buổi ra mắt bộ sách "Trường Sa! Biển ấy là của mình" tại Đường sách TP.HCM

Chia sẻ về khó khăn lớn nhất khi thực hiện hình vẽ cho bộ sách này, hoạ sĩ Thanh Phan cho biết: “Khó khăn nhất là khi tìm hiểu tài liệu, để định hình phong cách vẽ cho phù hợp, điều tác giả mong muốn và cái tôi mong muốn. Vì mình chưa có cơ hội được đến với Trường Sa nên chỉ có thể bám khá sát những tư liệu, hình ảnh từ chuyến đi thực tế của tác giả cung cấp. Việt Nam có rất nhiều đảo với phong cảnh tương đồng, nhưng Trường Sa lại là quần đảo rất khác giữa muôn vàn đảo, nhất là đảo du lịch”, nữ họa sĩ chia sẻ.

Theo cô, điều không hề dễ dàng khi vẽ tranh minh họa cho thiếu nhi là vẽ cần bắt mắt nhưng không được quá đà. Hình ảnh phóng đại quá, trẻ em sẽ không giới hạn được trí tưởng tượng.

Thanh Phan cho biết, vẽ tranh minh họa khác với vẽ tranh sáng tác. Bắt đầu từ nghiên cứu nên đưa hình ảnh gì vào, tạo hình ra sao cho đến phác thảo rồi lên bản hoàn chỉnh

Thanh Phan cho biết, vẽ tranh minh họa khác với vẽ tranh sáng tác. Bắt đầu từ nghiên cứu nên đưa hình ảnh gì vào, tạo hình ra sao cho đến phác thảo rồi lên bản hoàn chỉnh

Những chuyến đi mang lại cảm nhận, quan sát, nuôi cảm xúc sâu sắc hơn trong từng bộ truyện

Trong nhiều chuyến đi, độc hành miền Tây vẫn là câu chuyện đáng nhớ và đầy cảm xúc mỗi lần Thanh Phan nhắc lại. Ngay từ khi nhận bản thảo, cô cho rằng rất khó để tưởng tượng miền Tây thế nào và sau đó cô đã lên kế hoạch du lịch một mình ở nơi xa lạ.

Khi sáng tác, tông màu mà Thanh Phan sử dụng thường là các màu rực rỡ, tươi sáng

Khi sáng tác, tông màu mà Thanh Phan sử dụng thường là các màu rực rỡ, tươi sáng

“Nếu không đến tận mắt và cảm nhận thì rất khó để một người con đất Bắc này vẽ được ra ‘mood’ miền Tây đó, nên mình đã xách vali lên và đi. Mình luôn trong tâm thế để không ai chú ý đến cô gái đi một mình này. Đôi lúc, xem lại video tự quay, ảnh tự chụp và cầm thành quả vẽ vời trên tay thì mình biết lựa chọn đi lúc đó là sáng suốt. Nhờ trải nghiệm du lịch độc hành mà mình cảm nhận được sâu sắc, quan sát kĩ hơn và nuôi cảm xúc tốt hơn khi bắt đầu vẽ bộ truyện. Đó cũng là một trong những lý do mình càng ngày càng hạnh phúc với công việc đang làm, được đi và vẽ ra những trải nghiệm của bản thân. Khi cầm cuốn sách trên tay mà không khỏi xúc động. Mặc dù không phải cuốn đầu tiên mình vẽ, nhưng cảm xúc nó lạ lắm”, Thanh Phan bồi hồi kể lại.

Empty
Empty
Nhờ trải nghiệm du lịch độc hành tại miền Tây mà Thanh Phan cảm nhận được sâu sắc, quan sát kĩ hơn và nuôi cảm xúc tốt hơn khi bắt đầu vẽ bộ truyện

Nhờ trải nghiệm du lịch độc hành tại miền Tây mà Thanh Phan cảm nhận được sâu sắc, quan sát kĩ hơn và nuôi cảm xúc tốt hơn khi bắt đầu vẽ bộ truyện

Theo cô, đôi khi nhận bản thảo nhưng rất khó để mường tượng, hình dung để vẽ, bởi chỉ có quan sát thực tế mới vẽ có hồn, có cảm xúc. Ví dụ chi tiết nhỏ trong chuyến đi miền Tây như: trang phục của những người đàn ông mặc ngày thường, bậc thềm nhà, văn hóa bản địa, cuộc sống thường nhật của con người địa phương… Để sáng tạo ra tác phẩm, Thanh Phan đã ghi lại mọi khoảnh khắc trong chuyến đi bằng phác họa, chụp ảnh và quay video.

Với họa sĩ minh họa, khi vẽ tranh, điều mang lại nhiều nhất là giàu cảm xúc. Đặc biệt, khả năng miêu tả trí tưởng tượng trong đầu, cũng như để cảm xúc hiện hữu nhiều hơn. Ngoài ra, còn yêu cầu khả năng quan sát thế giới bên ngoài lẫn bên trong bản thân để tìm thấy chất liệu sáng tác.

Để sáng tạo ra tác phẩm, Thanh Phan đã ghi lại khoảnh khắc trong những chuyến đi bằng phác họa, chụp ảnh và quay video

Để sáng tạo ra tác phẩm, Thanh Phan đã ghi lại khoảnh khắc trong những chuyến đi bằng phác họa, chụp ảnh và quay video

Phương Thảo
RELATED ARTICLES