Khi nhiếp ảnh gia chạy đua với ẩm thực

05/05/2023

Thời đại mạng xã hội bùng nổ, ngôn ngữ nhiếp ảnh ngày càng được sử dụng rộng rãi. Các đầu bếp, nhà hàng, đơn vị sản xuất thực phẩm kết hợp cùng các nhiếp ảnh gia đem đến những bức hình vô cùng ngon mắt, thu hút thực khách. Vậy nghề nhiếp ảnh gia ẩm thực có các câu chuyện nào? Chúng ta cùng trò chuyện với nhiếp ảnh gia Quang Huy.

Phóng viên (PV): Xin chào, anh có thể giới thiệu về bản thân mình?

Quang Huy: Xin chào, mình là Quang Huy founder của Sal’mone Creative Studio, hiện đã có 5 năm hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh ẩm thực chuyên nghiệp. Sở thích của mình là khám phá đi du lịch khắp nơi và trải nghiệm những món ăn ngon, những nền văn hoá ẩm thực mới lạ.

PV: Tại sao anh chọn trở thành nhiếp ảnh gia ẩm thực?

Quang Huy: Xuất thân nghề nghiệp ban đầu của mình Graphic Designer và với sở thích ăn uống nên mình đã bén duyên với ngành FnB. Sau một lần tình cờ nhận ra mình thích ngắm ảnh và xem video, các chương trình truyền hình về ẩm thực nên mình đã quyết tâm tìm tòi và nghiên cứu bộ môn nhiếp ảnh ẩm thực. Mình chọn đi theo con đường chuyên nghiệp vì nó cho mình được đi đây đi đó , được gặp nhiều người , được nếm những món ăn ngon. Những cung bậc cảm xúc khi thực hiện các dự án thú vị. Và thu nhập cũng khá ổn.

Nhiếp ảnh gia Quang Huy.

Nhiếp ảnh gia Quang Huy.

PV: Đâu là kỷ niệm mà anh nhớ nhất?

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Quang Huy: Để mà nhìn lại thì cũng khá nhiều đấy nhưng mà đặc biệt là kỉ niệm khi team mình tham gia thực hiện dự án Menu cho khu nghỉ dưỡng tại Mũi Né. Đây là dự án lớn kéo dài nhất mà mình từng thực hiện kéo dài 2 tuần. Cả đội vừa chụp vừa chạy đua với thời gian, thời tiết từ sáng tới tối, mà vẫn phải đảm bảo món ăn khi lên hình phải tươi ngon đẹp mắt thể hiện được tinh thần trải nghiệm món ăn tại resort ngay trong mùa cao điểm du lịch. Mặc dù mệt nhưng rất vui, thú vị khi hoàn thành dự án.

PV: Vậy khó khăn của nghề nhiếp ảnh gia ẩm thực là gì?

Quang Huy: Khó khăn lớn nhất mà nhiếp ảnh gia ẩm thực gặp phải đó làm sao để bản thân mình luôn giữ lửa. Liên tục cập nhật kiến thức về món ăn, nguyên liệu để biết tại sao món ăn đó ngon, câu chuyện văn hoá, cách ăn món đó thế nào, phải đổi mới sáng tạo nhưng vẫn có được chất riêng để khách hàng có thể ấn tượng tìm đến mình trong thị trường này.

Điểm giống nhau trong ngành nhiếp ảnh nói chung là cùng sử dụng chung các kĩ thuật sử dụng thiết bị và ánh sáng, cùng tạo ra những hình ảnh đẹp thu hút nhưng đối với nhiếp ảnh ẩm thực thì lại khác hoàn toàn mọi kỹ thuật về ánh sáng hậu kỳ phải luôn đảm bảo món ăn lên hình được ngon mắt nhất có thể. Nhiếp ảnh gia và food stylist phải có kiến thức về món ăn nguyên liệu để tìm ra được nét đẹp nét ngon trong món ăn đấy. Bởi vậy nhiếp ảnh ẩm thực sẽ không chỉ dừng lại ở đẹp mà còn phải ngon mắt.

Nhiếp ảnh gia và food stylist phải có kiến thức về món ăn nguyên liệu để tìm ra được nét đẹp nét ngon trong món ăn đấy.

Nhiếp ảnh gia và food stylist phải có kiến thức về món ăn nguyên liệu để tìm ra được nét đẹp nét ngon trong món ăn đấy.

PV: Làm sao để có bức ảnh chụp đồ ăn đẹp?

Quang Huy: Để có được bức ảnh món ăn đẹp cũng không quá khó, các bạn sử dụng điện thoại cũng được. Chỉ cần các bạn cảm nhận được đây là món mình muốn ăn và phần nguyên liệu nào nổi bật ngon nhất của món ăn đấy chúng ta sẽ sắp xếp lại một chút rồi chụp thôi. Tiếp đến đây là mẹo quan trọng nhất đó chính là chọn nơi có ánh sáng tốt nhất và hướng sáng đẹp nhất đó chính là hướng ngược sáng, hoặc cho dễ hiểu hơn chính là ngược nắng đó, có nắng chiếu vào sẽ càng đẹp. Khi đó món ăn của các bạn sẽ nổi bật và lung linh hơn. Lưu ý không nên bày bừa quá nhiều thứ xung quanh chủ thể chính để tránh bị rối rắm lấn át món ăn. Chụp lên mà nhìn hình chảy nước miếng là các bạn thành công rồi đó.

PV: Các bạn trẻ muốn thành nhiếp ảnh gia ẩm thực cần chuẩn bị điều gì?

Quang Huy: Để trở thành nhiếp ảnh gia ẩm thực thì điều đầu tiên các bạn cần làm và duy trì là thói quen xem ảnh món ăn đẹp mỗi ngày để cho con mắt của chúng ta làm quen với cái đẹp có thể nhận biết đánh giá tấm hình này đẹp làm sao, xấu chỗ nào. Tìm hiểu, học hỏi từ những người trong nghề , tập tành, thử nghiệm chụp thử với những món chúng ta ăn hàng ngày bằng thiết bị đơn giản nhất là điện thoại và ánh sáng tự nhiên. Bởi vì để bắt đầu sẽ luôn nhiều khó khăn nên chúng ta sẽ cần trải nghiệm nhiều để xem mình có phù hợp hay không. Kiên trì, kiên định với công việc các bạn theo đuổi mình tin các bạn sẽ thành công.

PV: Xin cảm ơn anh rất nhiều!

Empty
Hà Tháng Tư
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES