Lễ hội Ẩm thực chay Huế 2019 diễn ra từ ngày 17 đến 19/5

18/05/2019

Nhân dịp Lễ Phật Đản 2019, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ hội ẩm thực chay Huế 2019.

Lễ hội là dịp để giới thiệu nét độc đáo, đặc sắc của một số sản phẩm đặc sắc của Ẩm thực chay Huế; tôn vinh giá trị đích thực của các nghệ nhân, đầu bếp, tập thể và những người hết mình cống hiến cho sự phát triển bền vững văn hóa ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực chay.

bun-no-hue-chay-2439

Diễn ra từ ngày 17 đến 19/5/2019 tại công viên Hai Bà Trưng, đường Lê Lợi, TP. Huế. Lễ hội ẩm thực Huế 2019 sẽ có sự tham gia của khoảng 40 gian hàng gồm các gian hàng ẩm thực và các gian hàng giới thiệu sản phẩm ẩm thực chay từ các khách sạn có thương hiệu, các chùa thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
1

Ngoài ra, lễ hội còn có sự tham gia của các gian hàng của một số chùa, doanh nghiệp đến từ Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM, Quảng Nam và một số doanh nghiệp tỉnh Savanakhet (Lào), tỉnh Mục Đa Hán (Thái Lan) và Đài Loan (Trung Quốc).

Lễ hội còn có một số hoạt động như: Đêm hội Hoa đăng, bình chọn 10 món chay tại Lễ hội ẩm thực chay Huế năm 2019 và đặc biệt là Tọa đàm về Ẩm thực Chay - Ẩm thực chay.

Một số chế độ ăn chay cơ bản:

- Chế độ ăn chay thuần (Veganism): người ăn chay theo kiểu này tuân thủ chế độ ăn thuần chay không tiêu thụ thịt động vật, thủy hải sản, hoặc các sản phẩm động vật như trứng, sữa và mật ong.

- Chế độ ăn chay tươi sống (Raw vegarism/Raw Diet): chế độ ăn này không bao gồm tất cả các thực phẩm có nguồn gốc động vật, đồng thời thực phẩm không được nấu ở nhiệt độ trên 48 ° C. Triết lý kiểu ăn uống kiểu này xuất phát từ quan niệm là việc làm nóng thực phẩm sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng và enzyme tự nhiên có tác dụng giúp tăng cường tiêu hóa và chống lại bệnh mãn tính.

- Chế độ ăn thuần các loại quả (Fruitarianism) là một bộ phận của chế độ ăn chay tươi sống; là chế độ ăn kiêng bao gồm khoảng 75% trái cây tươi và 25% hạt và hạt tính theo trọng lượng

- Chế độ ăn chay có sữa (Lacto-vegetarianism): Đây là chế độ ăn chay không sử dụng các loại thịt động vât, trứng, nhưng có dùng sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Chế độ ăn chay có sữa rất phổ biến với nhiều tín đồ của các tôn giáo phương Đông như Ấn Độ giáo, đạo Jain, Phật giáo và đạo Sikh.

- Chế độ ăn chay có trứng và sữa (Ovo – lacto-vegetarianism/vegetarianism): Theo chế độ ăn chay này, người ăn chay không tiêu thụ bất kỳ loại thịt nào, nhưng có sử dụng trứng, sữa và sản phẩm sữa. Hiện nay, những người theo trường phái xanh thường áp dụng kiểu ăn chay này vì nó là một chế độ ăn uống tương đối dễ thực hiện với lượng canxi và protein đầy đủ.

- Chế độ ăn chay theo chủ nghĩa đạo đức (pescetarian): Người ăn chay theo kiểu này có thể sử dụng cá và hải sản ngoài các thực phẩm chay như sữa, trứng, đậu, rau, trái cây, và ngũ cốc. Theo quan niệm của trường phái này, việc tìm kiếm các nguồn hải sản bền vững có lợi cho môi trường, đồng thời chế độ ăn chay bao gồm cá và hải sản sẽ đảm bảo một lượng chất sắt lành mạnh.

- Chế độ ăn chay linh hoạt (Flexitarianism): Người ăn chay theo cách này có thể không sử dung các loại thịt động vật trong một số khoảng thời gian, thời điểm hoặc giảm lượng thịt tiêu thụ trong khẩu phần ăn hàng ngày với mục đích sức khỏe, hoặc nhằm ủng hộ các phong trào bảo vệ môi trường.

Thế Phong
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES