Lễ Vu Lan ở Nhật Bản có gì khác với Việt Nam?

14/08/2020

Nếu Việt Nam có lễ Vu Lan diễn ra vào tháng 7 âm lịch, là dịp con cái báo hiếu cha mẹ, thì ở Nhật Bản người dân cũng có một lễ hội mang ý nghĩa tương tự như vậy, đó chính là lễ Obon, được diễn ra vào tháng 8 dương lịch hằng năm.

Lễ hội Obon vốn có nguồn gốc từ Phật giáo và gắn với sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ. Lễ hội có tên chính thức là Urabon (Vu Lan Bồn) phiên âm từ tiếng Phạn của từ Ullambhana (nghĩa là giải cứu linh hồn thoát khỏi sự thống khổ). Theo tư tưởng luân hồi chuyển thế của Phật giáo, vào lễ Vu Lan người ta thường dâng cúng những đồ ăn ngon, đốt vàng bạc áo giấy cho những người đã khuất để họ không bị đói khát nơi cửu tuyền, cầu mong họ mau chóng đầu thai kiếp khác. Nhưng dù cũng tổ chức lễ Obon để tưởng nhớ người đã khuất, người Nhật quan niệm rằng người đã chết sẽ trở thành linh hồn phù hộ người thân trong gia đình, không chuyển thế hay đầu thai kiếp khác, họ sẽ trở về trần thế vào thời gian Obon để vui cùng con cháu. Điều này có lẽ là do ảnh hưởng từ Shinto (Thần Đạo), tôn giáo bản địa của người Nhật, đã hình thành nên lễ Obon với những đặc trưng rất riêng.

Người Nhật thường treo đèn lồng để đón các linh hồn trong dịp lễ Obon

Người Nhật thường treo đèn lồng để đón các linh hồn trong dịp lễ Obon

Lễ Obon cũng có những điểm tương đồng với ngày rằm tháng 7 âm lịch - ngày xá tội vong nhân ở Việt Nam. Nhưng theo quan niệm của Việt Nam thì tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, xui xẻo không tốt, thường kiêng kỵ nhiều thứ, tránh đi du lịch, đi xa, nhiều nhà còn ăn chay niệm Phật. Còn lễ Obon vào tháng 8 ở Nhật lại là dịp để những người Nhật dù đang ở xa cũng tề tựu đông đủ thăm hỏi ông bà, cha mẹ và viếng mộ người thân, kết hợp đi chơi, đi du lịch, tham gia nhiều lễ hội... Đây là một dịp lễ lớn vào mùa hè ở Nhật, các công ty, xí nghiệp đều được nghỉ, có khi kỳ nghỉ kéo dài đến 10 ngày. Các nhân viên tranh thủ về quê thăm gia đình, thăm mộ hoặc đi du lịch đây đó.

Lễ Obon thường kéo dài trong ba đến bốn ngày, tuy nhiên ngày bắt đầu lại có sự khác biệt giữa các vùng miền của Nhật Bản. Shichigatsu Bon (Bon tháng 7), tổ chức vào 15/7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku. Kyu Bon (Bon cũ) tổ chức ngày 15/7 âm lịch, ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam. Còn Hatchigatsu Bon (Bon tháng 8) thì được tổ chức vào ngày 15/8 dương lịch và thời gian chính thức thường là từ ngày 13/8 đến ngày 16/8. Đây là ngày phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto. Sự khác nhau này bắt đầu từ khi Nhật chuyển đổi từ lịch âm sang lịch dương vào đầu thời đại Minh Trị.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Lễ đốt lửa Gozan Okuribi trên 5 ngọn núi ở Kyoto với mục đích dẫn lối đưa người đã khuất quay trở về với thế giới tâm linh sau dịp lễ Obon

Lễ đốt lửa Gozan Okuribi trên 5 ngọn núi ở Kyoto với mục đích dẫn lối đưa người đã khuất quay trở về với thế giới tâm linh sau dịp lễ Obon

Lễ Obon diễn ra vào tháng 8 dương lịch, theo trình tự:

Ngày 12, mọi người sẽ dọn dẹp bàn thờ và chuẩn bị đồ trang trí, đồ dâng cúng, chuẩn bị đèn lồng. Trường hợp trong nhà có người vừa mới mất thì phải chuẩn bị thêm cả đồ trả lễ cho người tới viếng thăm.

12a

Ngày 13 là lễ đón các linh hồn hay còn gọi là ngày vào lễ Obon. Mọi người trong gia đình sẽ tập hợp lại rồi đi thăm mộ dòng họ. Vào chiều tối, họ đặt những cây đèn thắp sáng trước bàn thờ và đốt những cuống gai đã tước trước vỏ ở vườn và cổng. Đây được gọi là “Lửa đón” để giúp các linh hồn thấy đường trở về nhà.

13

Ngày 14 và 15 là chính thức vào lễ Obon. Đây là khoảng thời gian các linh hồn ở lại nhà. Lúc này người ta đặt đồ thờ cúng lên bàn thờ để cúng cho các linh hồn. Đây cũng là thời điểm bắt đầu các sự kiện ngoài đường phố.

Empty
Empty
14
Empty
Empty

Ngày 16 là lễ tiễn các linh hồn. Lúc này người ta lại đốt lửa “Lửa tiễn đi” tại đúng vị trí đốt “Lửa đón” để thắp sáng đường tiễn các linh hồn về với thế giới bên kia. Cũng có nơi người ta tiễn đưa bằng cách thả những chiếc đèn lồng xuống sông.

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

Ngày nay, nhiều gia đình Nhật Bản làm lễ Obon đơn giản hơn và cũng nhiều người không còn nhớ đến những nghi thức truyền thống trong lễ Obon nữa, mà chỉ coi đây là dịp nghỉ dài ngày, có thể về quê thăm nhà hoặc đi du lịch, tham gia những lễ hội mùa hè... Nhưng dù vậy, Obon vẫn là một lễ hội quan trọng với người Nhật, là dịp để gia đình sum họp và gắn bó, nên những nét đẹp của Obon không hề mất đi, mà ngược lại, vẫn được gìn giữ trong thời đại này.

Hương Thảo - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES