Linh vật của tỉnh thành nào sẽ lên ngôi năm Giáp Thìn 2024?

06/02/2024

Trong những ngày cuối cùng của năm Quý Mão trước thềm năm mới Giáp Thìn, hình ảnh rồng từ các tỉnh thành lần lượt trình làng, mỗi vùng miền đều tỏa sáng với linh vật mang đặc điểm riêng biệt.

Mỗi khi đến dịp Tết Nguyên Đán, các nghệ nhân từ các tỉnh thành trên mọi miền Tổ quốc lại “thi đua” thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ sáng tạo nên những linh vật khổng lồ chào đón năm mới. Trải dài mảnh đất hình chữ S, mỗi vùng miền lại có các linh vật với những nét đặc trưng biểu tượng riêng biệt.

Tết Giáp Thìn đang cận kề, hình ảnh những chú rồng của các tỉnh thành nơi thì oai phong lẫm liệt, nơi lại hài hước đến cười chảy cả nước mắt. Ngay từ khi trình làng, “bộ sưu tập” linh vật đã khiến mọi người phải trầm trồ, thán phục cũng như gây sốt trên các trang mạng xã hội bởi sự phong phú từ hình dáng, kích thước, chất liệu và cả các đặc điểm ấn tượng.

Từng gây sốt với linh vật hổ và mèo các năm trước, Quảng Trị là một trong những tỉnh thành được mọi người mong ngóng ngắm nhìn thành phẩm. Linh vật rồng ở thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cao khoảng 4.5 m, thân rồng uốn lượn dài khoảng 7 m và tổng trọng lượng khoảng 500 kg. Xung quanh chú rồng oai phong là những đám mây trắng xen lẫn mây xanh được chế tác cách điệu hóa.

Quảng Trị là một trong những tỉnh thành được mọi người mong ngóng ngắm nhìn thành phẩm

Quảng Trị là một trong những tỉnh thành được mọi người mong ngóng ngắm nhìn thành phẩm

Trái ngược với linh vật hổ gầy gò ốm yếu năm ngoái, ngay khi những hình ảnh đầu tiên về linh vật rồng ở Phú Thọ năm Giáp Thìn xuất hiện đã được nhiều người trầm trồ khen ngợi vì được chế tác đẹp đẽ, mềm mại và cân đối.

Linh vật rồng ở Phú Thọ năm Giáp Thìn xuất hiện đã được nhiều người trầm trồ khen ngợi vì được chế tác đẹp đẽ, mềm mại và cân đối.

Linh vật rồng ở Phú Thọ năm Giáp Thìn xuất hiện đã được nhiều người trầm trồ khen ngợi vì được chế tác đẹp đẽ, mềm mại và cân đối.

Đúng với tên gọi “độc lạ Bình Dương”, cặp song long nơi đây được chế tác từ những chiếc lu của lò Đại Hưng lâu đời với hơn 160 năm tuổi. Không chỉ tạo điểm nhấn dịp Tết Giáp Thìn, linh vật được bố trí dọc con đường tại phường Tương Bình Hiệp như biểu tượng văn hoá quảng bá làng nghề truyền thống địa phương đến gần hơn với du khách. Mỗi thân rồng dài 27 m được lắp ghép từ 38 chiếc lu cỡ lớn và các chi tiết đầu, vảy, chân đến đuôi rồng đều được thiết kế từ chất liệu đất sét và kết từ hàng ngàn chiếc hũ.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Đúng với tên gọi “độc lạ Bình Dương”, cặp song long nơi đây được chế tác từ những chiếc lu của lò Đại Hưng lâu đời với hơn 160 năm tuổi.

Đúng với tên gọi “độc lạ Bình Dương”, cặp song long nơi đây được chế tác từ những chiếc lu của lò Đại Hưng lâu đời với hơn 160 năm tuổi.

Mới đây, linh vật rồng thân thiện với môi trường tại đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2024 (TP. Hồ Chí Minh) dần thành hình. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.

Chú rồng hoảng hốt tại trung tâm thương mại Aeon Mall (Quận Tân Phú)

Chú rồng hoảng hốt tại trung tâm thương mại Aeon Mall (Quận Tân Phú)

Linh vật rồng được tạo hình bằng cây xanh rất “ngáo” tại Công viên Tao Đàn.

Linh vật rồng được tạo hình bằng cây xanh rất “ngáo” tại Công viên Tao Đàn.

Linh vật rồng đường hoa Nguyễn Huệ được tạo hình thân thiện với môi trường, khi hơn 90% chất liệu được sử dụng trong ốp tạo hình là mây tre.

Linh vật rồng đường hoa Nguyễn Huệ được tạo hình thân thiện với môi trường, khi hơn 90% chất liệu được sử dụng trong ốp tạo hình là mây tre.

Với chủ đề Tự hào truyền thống Cha Rồng - Mẹ Tiên, lấy cảm hứng từ truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, linh vật rồng của tỉnh Bình Định đang được xây dựng tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn với thần thái “oai phong” đã tạo ấn tượng mạnh cho người xem. Khu trưng bày có quy mô lớn, dài khoảng 105 m, rộng gần 40 m và chiều cao của linh vật là 7.5 m. Khu vực này được bố trí xen kẽ với khoảng 45.000 chậu cây cảnh và hoa lá các loại.

Linh vật rồng của tỉnh Bình Định đang được xây dựng tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP.Quy Nhơn với thần thái “oai phong” đã tạo ấn tượng mạnh cho người xem.

Linh vật rồng của tỉnh Bình Định đang được xây dựng tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP.Quy Nhơn với thần thái “oai phong” đã tạo ấn tượng mạnh cho người xem.

Bốn linh vật rồng ở Thanh Hóa có hình thù kỳ lạ, hài hước “mình hạc xương mai” đang gây “bão” mạng xã hội. Đại đa số cho rằng linh vật rồng có tạo hình xấu vì “ốm yếu, còi cọc”, thân hình không cân đối nhìn giống như một con lươn.

Linh vật rồng ở Thanh Hóa có hình thù kỳ lạ, hài hước “mình hạc xương mai” đang gây “bão” mạng xã hội.

Linh vật rồng ở Thanh Hóa có hình thù kỳ lạ, hài hước “mình hạc xương mai” đang gây “bão” mạng xã hội.

Mượn cấu trúc thân từ rồng phương Tây và những chi tiết còn lại vẫn trung thành với hình ảnh rồng truyền thống, linh vật rồng “baby” đến từ Bắc Giang có tên gọi “con rồng hạnh phúc” mang ý nghĩa mong muốn có một năm mới tràn đầy bình an, may mắn cho mọi người.

Linh vật rồng “baby” đến từ Bắc Giang có tên gọi “con rồng hạnh phúc” mang ý nghĩa mong muốn có một năm mới tràn đầy bình an, may mắn cho mọi người.

Linh vật rồng “baby” đến từ Bắc Giang có tên gọi “con rồng hạnh phúc” mang ý nghĩa mong muốn có một năm mới tràn đầy bình an, may mắn cho mọi người.

Ở xứ Công tử Bạc Liêu, nổi bật nhất tại chợ quê ngày Tết là linh vật rồng được làm từ 130 chiếc lồng đèn. Linh vật rồng có phần đầu dài 1.7 m và phần thân dài 82 m, lồng đèn tròn làm phần thân rồng có đường kính 1 m.

Ở xứ Công tử Bạc Liêu, nổi bật nhất tại chợ quê ngày Tết là linh vật rồng được làm từ 130 chiếc lồng đèn.

Ở xứ Công tử Bạc Liêu, nổi bật nhất tại chợ quê ngày Tết là linh vật rồng được làm từ 130 chiếc lồng đèn.

Linh vật rồng tại Huế được lấy cảm hứng tạo hình từ các họa tiết, bảo vật cung đình gắn liền với giá trị lịch sử văn hóa và con người Cố đô. Hai con rồng được bố trí đối xứng tạo nên hình thái vòm tự nhiên với ý đồ "lưỡng long chầu nguyệt" hướng về bia Quốc Học thể hiện khát vọng phồn thịnh của TP. Huế.

Linh vật rồng tại Huế được lấy cảm hứng tạo hình từ các họa tiết, bảo vật cung đình gắn liền với giá trị lịch sử văn hóa và con người Cố đô.

Linh vật rồng tại Huế được lấy cảm hứng tạo hình từ các họa tiết, bảo vật cung đình gắn liền với giá trị lịch sử văn hóa và con người Cố đô.

Tại Nghệ An, hình tượng hai con rồng được cắt tỉa bằng cây xanh đặt ở vỉa hè đường Nguyễn Sỹ Sách, thành phố Vinh. Hai cây cảnh dáng rồng này có kích thước bằng nhau, mỗi con có chiều dài khoảng 30 m, cao hơn 2 m và được tỉa uốn lượn trên các bệ đá. Các bộ phận mắt, miệng rồng được tạo hình bằng những tấm nhựa màu trắng, tạo cho rồng dáng vẻ “giận dỗi” khiến nhiều người xem phì cười. Sau khi nhận được nhiều ý kiến trái chiều, linh vật rồng Nghệ An đã được mang đi “trùng tu nhan sắc” để có diện mạo bắt mắt hơn.

Sau khi nhận được nhiều ý kiến trái chiều, linh vật rồng Nghệ An đã được mang đi “trùng tu nhan sắc” để có diện mạo bắt mắt hơn.

Sau khi nhận được nhiều ý kiến trái chiều, linh vật rồng Nghệ An đã được mang đi “trùng tu nhan sắc” để có diện mạo bắt mắt hơn.

Phương Mai - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES