Một ngày khám phá cực Nam Vũng Tàu

02/07/2021

Ở khu vực cực Nam thành phố biển xinh đẹp này có khá nhiều điểm thú vị để khám phá: tượng Chúa trên núi Tao Phùng; trận địa pháo cổ từ cuối thế kỷ XIX; mũi Nghinh Phong; đảo Hòn Bà với con đường đá nối từ đất liền ra đảo khi con nước xuống…

Nhìn trên bản đồ, dễ dàng nhận ra khu vực cực Nam thành phố Vũng Tàu gồm cụm: mũi Nghinh Phong, núi Tao Phùng, đồi Con Heo, đảo Hòn Bà.

Tượng Chúa Giê Su cao 32 m, đặt trên bệ cao 5 m và được xây dựng tại vị trí có cao độ 176 m so với mực nước biển. Sớm tinh mơ, từ đường Hạ Long nhìn lên, tượng Chúa giang tay sừng sững trên đỉnh núi.

Empty
Empty
Empty

Để lên được tượng Chúa, phải vượt qua khoảng 1.000 bậc thang trên sườn núi. Sau đó tiếp tục leo 133 bậc thang xoắn ốc trong lòng tượng là lên tới vai tượng. Từ đây có thể phóng tầm mắt quan sát toàn cảnh Vũng Tàu.

Empty
Empty

Hải Đăng Vũng Tàu trên Núi Nhỏ phía đường Hạ Long, và thành phố Vũng Tàu phía đường Thùy Vân, nhìn từ trên tượng Chúa.

Empty
Empty
Empty
Empty

Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã xây dựng trên Núi Nhỏ một trận địa pháo nhằm tạo ra phòng tuyến kiểm soát tàu thuyền ra vào cửa biển Vũng Tàu - Cần Giờ (Sài Gòn). Trong số đó, ngay dưới chân tượng Chúa đặt hai khẩu thần công lớn bắn đạn 240 mm, phía dưới sườn núi còn 2 cụm pháo nữa, trong đó có 1 cụm gồm 3 khẩu thần công bắn cỡ đạn 140 mm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Khu vực cực Nam của Vũng Tàu này, ngoài tượng Chúa trên Núi Nhỏ, còn có mũi Nghinh Phong - mỏm đất vươn xa nhất ra biển; và đảo Hòn Bà - một hòn đảo đá nhỏ với ngôi Miếu Bà trên đảo - được nối với đất liền bằng một con đường đá, lúc ẩn lúc hiện tùy theo con nước lên hay xuống.

Empty
Empty
Empty

Mũi Nghinh Phong là điểm check-in rất được các bạn trẻ ưa thích, tuy đang sớm tinh mơ nhưng đã có nhiều bạn ra chụp ảnh, có cả một cặp cô dâu chú rể đến đây chụp ảnh cưới.

Empty
Empty

Mũi Nghinh Phong và đảo Hòn Bà nhìn từ đầu dốc Hạ Long, ngang công viên Tao Phùng. Buổi sáng sớm, nước còn lớn nên Hòn Bà đúng là một hòn đảo nhỏ.

Empty

Khi leo lên đến đỉnh núi và xếp hàng chờ leo được lên vai bức tượng Chúa, cũng đã nửa buổi. Nước bắt đầu rút, sóng bắt đầu chỉ ra dấu vết con đường đá phía dưới mặt nước, bằng những gợn sóng bạc đầu phía trên.

Empty

Cuối giờ chiều nước rút xuống thấp nhất, toàn bộ con đường đá dẫ ra đảo đã “nổi” hẳn lên. Mặc dù trời xầm xì do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vẫn đông người canh nước xuống để đi bộ sang đảo thắp hương Miếu Hòn Bà.

Empty
Empty
Empty
Empty

Ngoài dòng du khách ra thăm đảo, mỗi khi nước rút, trên con đường đá ra đảo cũng có nhiều người địa phương ra bắt ốc và đục hàu bám trên đá. Cũng bởi có rất nhiều hàu bám trên các tảng đá nên việc đi bộ ra đảo cần hết sức cẩn thận, tránh bị đứt chân do vỏ hàu bám trên đá.

Empty
Empty
Empty

Đảo Hòn Bà là một đảo đá nhỏ có diện tích chỉ khoảng 5.000 m2 và cao khoảng 7-8 m so với mực nước biển. Miếu Hòn Bà đươc lập trên đảo từ năm 1781, thờ bà Thủy Long thần nữ, để bà ban phúc cho ngư dân đi biển.

Empty
Empty

Từ trên đảo Hòn Bà lộng gió, phóng tầm mắt nhìn về phía núi Tao Phùng nơi có tượng Chúa giang tay như bảo vệ thành phố phía sau. Nhìn về phía mũi Nghinh Phong sát bên, với bãi Nghinh Phong thoai thoải đang có nhiều người còn tranh thủ tắm biển trước khi trời tối hẳn. Một khung cảnh Vũng Tàu thật thanh bình.

Khi bóng tối bắt đầu đổ xuống, ngôi miếu trên đảo đã lên đèn, nước biển lại bắt đầu dâng lên, những du khách vội vã rời đảo về lại đất liền.

Nam Hoa
RELATED ARTICLES