Nga có hơn 10.000 ca nhiễm mới trong ngày; nCovi lan nhanh ở Đông Nam Á, Mỹ Latinh

07/05/2020

Sáng 7/5, thế giới ghi nhận 3.810.774 ca nhiễm, 264.021 ca tử vong do Covid-19, trong đó 1.287.653 người đã được điều trị khỏi bệnh. Nga có trên 10.000 ca nhiễm mới trong ngày thứ 4 liên tiếp. Việt Nam ghi nhận 0 ca mắc mới.

Việt Nam 0 ca mới, 21 ngày không có ca lây trong cộng đồng

6h sáng 7/5, thông tin từ Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết trong 12 giờ qua Việt Nam không có ca nhiễm mới, và 21 ngày qua không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số ca nhiễm đến nay vẫn là 271, trong đó 131 ca từ nước ngoài đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Số trường hợp đã khỏi và ra viện là 232, hiện chỉ còn 39 trường hợp đang điều trị.

Căn cứ tình hình dịch Covid-19 hiện cơ bản được kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đã giảm (21 ngày Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng), Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản dỡ bỏ quy định giãn cách hành khách trên các phương tiện vận tải hành khách (xe bus, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, tàu bay, tàu thủy...) từ 0h hôm nay (7/5).

Empty

Tuy nhiên, Bộ yêu cầu phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo phòng chống Covid-19 như: đeo khẩu trang tại các khu vực công cộng (nhà ga, bến tàu, bến xe...) và trên phương tiện vận tải hành khách trong suốt hành trình; thực hiện khai báo y tế; hạn chế giao tiếp, ăn uống trên phương tiện vận tải hành khách...

VABIOTECH nghiên cứu thành công dự tuyển vaccine phòng bệnh COVID-19

Công ty TNHH MTV Vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế) - đơn vị đang phát triển vaccine ngừa Covid-19, cho biết: Tính tới ngày 6/5 là tròn 10 ngày tiêm vaccine thử nghiệm trên chuột. Hiện chuột thí nghiệm khỏe mạnh và tiếp tục được theo dõi đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Empty

WHO: tái dương tính không phải là tái nhiễm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định các bệnh nhân đã khỏi bệnh Covid-19 nhưng xét nghiệm dương tính với virus corona là do phổi đang đào thải các tế bào chết chứ không phải là tái nhiễm. Tuyên bố đưa ra sau khi Hàn Quốc gần đây thông báo có 300 trường hợp dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2, làm tăng lo ngại những bệnh nhân đã hồi phục có thể tái nhiễm.

"Hiện tại, dựa trên các dữ liệu gần nhất, chúng ta biết rằng những bệnh nhân này dường như đang thải những gì còn lại trong phổi, như một phần của giai đoạn hồi phục", hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn của WHO cho biết.

Theo WHO, cần nghiên cứu thêm về các ca tái dương tính với Covid-19 để xác định liệu họ có thể lây nhiễm virus corona chủng mới cho người khác hay không.

Nga có trên 10.000 ca Nhiễm mới trong ngày thứ 4 liên tiếp

Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 của Liên bang Nga cho biết có khoảng 40% số bệnh nhân mới không có biểu hiện lâm sàng. Cũng trong vòng 24 giờ qua, Nga đã có 86 ca tử vong, đưa tổng số người tử vong lên 1.537 trường hợp.

Thủ đô Moskva vẫn là địa phương có đông người nhiễm COVID-19 nhất với 5.858 ca mới, đưa tổng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thủ đô lên 85.973 người

Thủ đô Moskva vẫn là địa phương có đông người nhiễm COVID-19 nhất với 5.858 ca mới, đưa tổng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thủ đô lên 85.973 người

Ngày 6/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này không nên vội vàng dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến dịch Covid-19, đồng thời cảnh báo rằng bất cứ hành động vội vàng nào trong việc dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa đều có thể phá hỏng nỗ lực của Moskva cho đến thời điểm này. Tổng thống Putin cho rằng các thị trưởng sẽ có trách nhiệm quyết định cách thức thực hiện trong các khu vực mà họ quản lý.

Cũng ngày 6/5, người phát ngôn Bộ Văn hóa Nga Anna Usacheva cho biết Bộ trưởng Bộ Văn hóa Olga Lyubimova đã có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 là dương tính. Bệnh tình của Bộ trưởng Lyubimova khởi phát ở thể nhẹ và không cần nhập viện. Bộ trưởng Lyubimova là thành viên thứ 3 trong Nội các Nga nhiễm virus SARS-CoV-2 sau Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin và Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Nhà ở Nga Vladimir Yakushev.

Ba quốc gia vùng Baltic tuyên bố mở cửa lại biên giới

Lãnh đạo các nước Latvia, Lithuania và Estonia tuyên bố sẽ mở cửa biên giới cho công dân các nước này đi lại. Tuy nhiên, những người từ các nước khác đến ba nước vùng Baltic sẽ phải tự cách ly trong 14 ngày. Đây là khu vực đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) mở cửa biên giới để người dân có thể đi lại.

Ba quốc gia vùng Baltic đã trở thành thành viên của EU từ năm 2004 và thuộc khu vực tự do đi lại Schengen kể từ năm 2007. Kể từ khi bùng phát dịch bệnh, Lithuania ghi nhận 48 người tử vong, trong khi số ca tử vong tại Latvia và Estonia lần lượt là 17 ca và 55 ca. Số ca Covid-19 mới tại ba nước trên đã giảm dần trong thời gian gần đây.

Ba Lan hoãn bầu cử tổng thống để giảm thiểu lây nhiễm SARS-CoV-2

Các đảng liên minh cầm quyền ở Ba Lan ngày 6/5 đã nhất trí hoãn cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra ngày 10/5. Quyết định được đưa ra sau khi các bên không đạt được thỏa thuận về tổ chức bầu cử qua bưu điện để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2.

Ba Lan hiện ghi nhận 14.740 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 733 trường hợp tử vong

Ba Lan hiện ghi nhận 14.740 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 733 trường hợp tử vong

Các nước châu Âu tiếp tục nới lỏng giãn cách

Tính tới 6 giờ sáng 7/5, tổng số ca nhiễm virus và tử vong ở Đức lần lượt là 168.162 ca và 7.275 ca. Thủ tướng Đức Angela Merkel đánh giá nước này đã đạt được các mục tiêu làm chậm sự lây lan của virus corona chủng mới và không làm quá tải hệ thống y tế. Chính phủ và các bang của Đức đã quyết định cho phép nhiều hoạt động được nối lại nhưng có kiểm soát. Tất cả các cửa hàng được phép mở cửa trở lại nhưng phải tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu vệ sinh, kiểm soát lưu lượng khách. Các bang sẽ quyết định cho phép mở dần với các cửa hàng ăn uống trong khoảng thời gian từ ngày 9-22/5. Các trường học từng bước đưa học sinh trở lại trường song song với việc đảm bảo tuân thủ các biện pháp vệ sinh cũng như duy trì quy tắc giãn cách xã hội...

Empty

Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý ngày 6/5 cho biết nước này ghi nhận thêm 1.444 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 214.457 trường hợp. Số ca tử vong tăng lên 29.684 trường hợp, tăng 369 ca, và số ca hồi phục là 93.245 ca, tăng 8.014 ca.

Trong khi đó, Pháp đã có tới 25.809 người tử vong do Covid-19, tăng 278 ca trong 24 giờ. Số ca bệnh mới cũng tăng mạnh thêm 4.183 người, cao nhất kể từ giữa tháng 4/2020. Pháp đang chuẩn bị gỡ bỏ phong tỏa vào 11/5 nhưng cho biết kế hoạch sẽ phụ thuộc vào việc số ca nhiễm mới có giảm xuống dưới 3.000 ca/ngày hay không.

Ý phát triển bộ xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2

Cơ quan y tế vùng Lombardy và Đại học Insubria, miền bắc Ý, đã phối hợp phát triển bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 xét nghiệm nhanh qua nước bọt (Trs), chỉ mất 3-6 phút để cho ra kết quả.

Bộ xét nghiệm mới có thể chẩn đoán bằng cơ chế xét nghiệm tương tự như thử thai. Nước bọt sẽ thu lại trên bộ xét nghiệm, được xử lý bằng thuốc thử đặc biệt và cho kết quả nếu xuất hiện 1 vạch là âm tính, 2 vạch là dương tính.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Cơ quan trên khẳng định bộ xét nghiệm trên cho kết quả chính xác cao và cũng có thể chẩn đoán đối với những người không có triệu chứng bệnh. Dự kiến, bộ kit sẽ sớm được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Số ca tử vong tại Tây Ban Nha tăng trở lại

Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 6/5 thông báo số ca tử vong do mắc Covid-19 trong ngày ở nước này đã tăng trở lại. Cụ thể, trong 24 giờ qua, Tây Ban Nha đã ghi nhận 244 ca tử vong, tăng so với mức dưới 200 ca ghi nhận mỗi ngày trong 3 ngày trước. Tính tới 6 giờ sáng 7/5, Tây Ban Nha ghi nhận tổng cộng 253.682 người mắc bệnh, trong đó có 25.857 trường hợp tử vong.

Có những nhà thờ ở Tây Ban Nha tổ chức 6 đám tang/giờ, các xe tang chỉ dừng trước cửa để làm lễ rồi rời đi

Có những nhà thờ ở Tây Ban Nha tổ chức 6 đám tang/giờ, các xe tang chỉ dừng trước cửa để làm lễ rồi rời đi

Ngày 6/5, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã thông qua kế hoạch gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp thêm 2 tuần. Tình trạng khẩn cấp, sẽ hết hạn vào ngày 9/5, cho phép chính phủ kiểm soát việc đi lại của người dân nhằm khống chế sự lây lan của dịch Covid-19. Thủ tướng Sanchez khẳng định việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp sẽ là một sai lầm không thể tha thứ và nhờ sắc lệnh khẩn cấp, chính phủ đã hỗ trợ hàng tỷ USD cho các doanh nghiệp và người dân chịu tác động bởi các biện pháp phong tỏa.

Vùng Washington trở thành điểm nóng mới tại Mỹ

Mặc dù đã có hơn một tháng thực hiện lệnh giãn cách xã hội, song vùng Washington vẫn trở thành điểm nóng mới của dịch COVID-19 tại Mỹ, trong đó những người Mỹ gốc Latin hoặc gốc Phi là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo số liệu thống kê, Washington và các bang láng giềng như Maryland và Virginia đã ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 vượt quá 50.000 ca và khoảng 2.300 ca tử vong.

Trước đó, đầu tháng 4 vừa qua, Thống đốc bang Maryland Larry Hogan từng dự báo rằng vùng thủ đô sẽ là điểm nóng dịch bệnh tiếp theo, chậm hơn khoảng 2 tuần sau New York. Mặc dù các biện pháp đóng cửa toàn bộ trường học và những doanh nghiệp không thiết yếu cùng lệnh phong tỏa được áp đặt từ cuối tháng 3, nhưng số ca nhiễm mới, nhập viện và tử vong tiếp tục gia tăng tại khu vực này.

Tại New York, kể từ 6/5, hệ thống tàu điện ngầm của thành phố vốn hoạt động 24/24 giờ suốt 115 năm qua sẽ ngừng hoạt động vào buổi đêm, từ 1/5h sáng, để khử trùng và đảm bảo an toàn cho những người sử dụng. Trong cuộc họp báo cập nhật tình hình, Thống đốc bang Andrew Cuomo cũng cho biết cựu giám đốc điều hành của Google, Eric Schmidt, sẽ đứng đầu một tiểu ban hoạch định lộ trình mở lại các hoạt động ở New York sau đại dịch.

Hiện Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca tử vong với hơn 74.121 ca.

Mỹ tăng hỗ trợ các nước chống dịch

Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định Washington sẽ hỗ trợ thêm cho nhân đạo và y tế toàn cầu trị giá 128 triệu USD để đối phó đại dịch Covid-19. Cụ thể, số tiền sẽ hỗ trợ cho việc phòng ngừa, phát hiện và kiểm soát virus corona chủng mới và giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 trong những người tị nạn và người di cư dễ bị tổn thương thông qua khoản hỗ trợ nhân đạo. Với số tiền hỗ trợ mới trên, tính tới nay tổng số tiền cam kết của Mỹ nhằm hỗ trợ sức khỏe, nhân đạo và hỗ trợ kinh tế toàn cầu cho hơn 120 quốc gia đã lên tới 900 triệu USD.

Cùng ngày, Lầu Năm Góc thông báo đã ký một hợp đồng trị giá 126 triệu USD với nhà sản xuất 3M nhằm thúc đẩy việc sản xuất 26 triệu khẩu trang N95/mỗi tháng, bắt đầu từ tháng 10 tới.

Dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp ở Mỹ LatinH

Bộ Y tế Brazil sáng 7/5 (giờ Việt Nam) xác nhận nước này có thêm 10.503 ca mắc Covid-19 mới trong 24 giờ qua và hơn 615 ca tử vong. Quốc gia Nam Mỹ này hiện có tổng cộng 125.218 ca bệnh và 8.356 ca tử vong. Các quan chức y tế Brazil cho biết số ca bệnh có thể sẽ còn cao hơn do nhiều kết quả xét nghiệm vẫn chưa được nhập vào cơ sở dữ liệu. Họ cũng cảnh báo có thể siết chặt thêm phong tỏa.

Thông báo của Bộ Y tế Mexico cho biết số ca mắc Covid-19 đã tăng 1.120 ca, nâng tổng số ca bệnh lên 26.025 người, trong đó có 2.507 ca tử vong. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày một phức tạp và sắp bước vào đỉnh dịch, Chính phủ Mexico đã triển khai kế hoạch ứng phó ở cấp độ cao nhất (trong trường hợp đối phó khủng hoảng, thiên tai và đại dịch), bao gồm sự hỗ trợ của các lực lượng vũ trang ở tất cả các cấp.

Ở khu vực Trung Mỹ, số ca nhiễm bệnh và tử vong tại Panama, Costa Rica, Honduras, Guatemala và El Salvador đã lên đến 10.637 ca bệnh, trong đó có 324 ca tử vong.

Tại Peru, quốc gia chịu tác động nặng nề thứ 2 trong khu vực sau Brazil, Tổng thống Martin Vizcarra xác nhận số ca nhiễm tại nước này đã lên tới 54.817 người. Dù là một trong những quốc gia Mỹ Latin đầu tiên đóng cửa nhằm ngăn chặn dịch Covid-19, nhưng Peru đã chứng kiến số ca mắc Covid-19 tăng gấp đôi chỉ trong vòng 10 ngày.

Đo thân nhiệt cho hành khách ở sân bay El Dorado, Colombia

Đo thân nhiệt cho hành khách ở sân bay El Dorado, Colombia

Trong khi đó, Colombia thông báo có trên 8.600 ca mắc Covid-19, trong đó có 378 ca tử vong. Tổng thống Ivan Duque ngày 5/5 tuyên bố gia hạn lệnh cách ly bắt buộc thêm hai tuần, tức đến ngày 25/5. Tuy nhiên, một số lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp và một số doanh nghiệp bán lẻ nhất định như các nhà bán ô tô và đồ nội thất, có thể bắt đầu mở cửa trở lại. Colombia áp dụng lệnh cách ly toàn quốc từ ngày 24/3 và kể từ đó đã gia hạn các biện pháp hạn chế 2 lần.

Nhiều nước châu Phi ghi nhận số ca mắc tăng cao

Ngoại trừ Ai Cập và Nam Phi là hai nước có số ca mắc bệnh Covid-19 cao nhất châu Phi, nhiều quốc gia khác trong khu vực như Morocco, Algeria, Nigeria, Ghana, Cameroon, Senegal... cũng đang ghi nhận số ca nhiễm mới tăng đáng kể trong trong nhiều ngày qua.

Algeria ghi nhận thêm 159 ca mắc mới và 6 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 ở nước này lên 4.997 người và 476 người tử vong. Trong khi đó tại Morocco, Bộ Y tế nước này cho biết đã có tổng cộng 5.408 ca mắc Covid-19 khiến 183 người tử vong, tăng thêm 189 ca bệnh và 2 ca tử vong trong 24 giờ qua.

Theo số liệu thống kê cập nhật, các quốc gia châu Phi có tổng số ca cao nhất khu vực gồm có Nam Phi, Ai Cập, Morocco, Algeria, Nigeria, Ghana, Cameroon, Guinea...

Theo số liệu thống kê cập nhật, các quốc gia châu Phi có tổng số ca cao nhất khu vực gồm có Nam Phi, Ai Cập, Morocco, Algeria, Nigeria, Ghana, Cameroon, Guinea...

Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các quốc gia châu Phi đã áp đặt các biện pháp phòng ngừa cao nhất, bao gồm cả lệnh phong tỏa, lệnh giới nghiêm và các biện pháp y tế.

Tuy nhiên, một vài quốc gia như Algeria và Tunisia đã bắt đầu cho nới lỏng một số quy định để kích thích phát triển kinh tế song song với việc chống Covid-19, nhất là trong mùa lễ Ramadan của người Hồi giáo. Tuy nhiên, việc nới lỏng sớm các biện pháp cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến dịch có thể bùng phát ở mức khó kiểm soát ở các quốc gia này.

Tình hình dịch COVID-19 ở Trung Đông tiếp tục ở mức báo động

Ngày 6/5, Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca cho biết số người tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ở nước này đã lên tới 3.584 trường hợp, trong đó có 64 ca được ghi nhận trong 24h qua. Trong khi đó, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện là 131.744 người, trong đó có 2.253 trường hợp mới được phát hiện.

Còn tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), nước này cũng phát hiện thêm 546 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh Covid-19 lên đến 15.738 người. Theo nhà chức trách UAE, đến nay nước này đã xác nhận có 157 người tử vong do Covid-19 trong khi cũng có thêm 206 bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn. Hiện tổng số người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh và ra viện là 3.359 người.

Cũng trong ngày 6/5, giới chức y tế Yemen đã xác nhận thêm 4 ca nhiễm mới, qua đó nâng tổng số trường hợp mắc Covid-19 ở quốc gia Arab này lên con số 25. Hiện đã có 5 trường hợp tử vong do Covid-19 ở Yemen và đến nay mới chỉ có 1 bệnh nhân khỏi bệnh. Giới chuyên gia y tế trong khu vực đã bày tỏ lo ngại rằng hệ thống y tế của Yemen không đủ khả năng chống đỡ với đại dịch nguy hiểm này.

EMIRATI_-_coronavirus_chiese

Trong khi đó, tổng số ca mắc Covid-19 ở Syria hiện là 45 trường hợp, trong khi số ca tử vong là 3 còn những người đã khỏi bệnh hiện là 27. Chính phủ Syria đã áp đặt lệnh giới nghiêm trên phạm vi toàn quốc từ ngày 25/3 nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19.

Trong khi đó Iraq cũng phát hiện thêm 49 ca nhiễm mới và tổng số người mắc Covid-19 ở nước này cũng lên tới 2.480.

Học sinh Trung Quốc quay trở lại trường học

Ngày 6/5, học sinh tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc - tâm dịch Covid-19 của Trung Quốc, đã quay trở lại trường học. Tuy nhiên, chỉ có những học sinh lớp cuối cấp được quay trở lại trường để tiếp tục học tập, chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp và đại học sắp tới. Các học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở tại Vũ Hán vẫn tiếp tục nghỉ học.

Ở các địa phương khác tại Trung Quốc, nhiều trường học đã mở cửa trở lại hồi tháng 4. Các thành phố lớn của Trung Quốc đang dần quay trở lại hoạt động bình thường sau khi áp đặt hạn chế đi lại nghiêm ngặt và đóng cửa phần lớn nền kinh tế để kiểm soát dịch Covid-19.

Ấn Độ gia hạn lệnh cách ly

Chính quyền bang Telangana (Ấn Độ) ngày 6/5 đã gia hạn lệnh cách ly tới ngày 29/5 để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Thủ hiến bang này K Chandrasekhar Rao đã thông báo quyết định trên sau một cuộc họp của ban lãnh đạo kéo dài 7 giờ đồng hồ.

Mumbai dựng xe đạp làm rào chắn để phong tỏa các khu vực

Mumbai dựng xe đạp làm rào chắn để phong tỏa các khu vực

Trong khi đó, Cơ quan Quản lý Công dân của thành phố Mumbai (BMC) đã ra lệnh đóng cửa các đại lý bán rượu và những loại hàng hóa không thiết yếu để hạn chế việc tụ tập đông người tại những địa điểm này. Theo đó, chỉ có các đại lý tạp hóa và dược phẩm được phép hoạt động. Mumbai hiện có 9.758 bệnh nhân Covid-19, trong đó 387 người đã tử vong. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới thành phố là 635 ca.

Nhật Bản nới lỏng các biện pháp hạn chế

Từ ngày 7/5, các cơ sở kinh doanh tại 34 tỉnh, thành phố ở Nhật Bản không thuộc diện cảnh báo đặc biệt có thể được dỡ bỏ hạn chế thời gian kinh doanh nếu đảm bảo các điều kiện về phòng chống dịch Covid-19. Các cơ sở giải trí như rạp chiếu phim, khu triển lãm, nhà hát... phải đảm bảo điều kiện không gian ghế ngồi thông thoáng và khoảng cách 2 m. Các sự kiện có tối đa 50 người được phép tổ chức; các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, cửa hàng cắt tóc... phải đảm bảo giãn cách; các cửa hàng ăn uống tránh sử dụng các phòng có không gian kín và đông người.

Dịch bệnh lây nhanh ở Đông Nam Á

Tại Singapore, Bộ Y tế nước này cho biết tính đến chiều 6/5, nước này ghi nhận thêm 788 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số người nhiễm chủng virus mới này lên 20.198, nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Trong số các ca nhiễm mới có 11 người Singapore, trong khi lao động nhập cư sống trong các khu nhà dành cho lao động nước ngoài chiếm đa số các ca còn lại. Con số lây nhiễm ngoài cộng đồng và số ca nhiễm không rõ nguồn gốc đã và đang giảm dần. Hiện Singapore có 1.513 bệnh nhân được chữa khỏi và xuất viện, 18 người tử vong. Tính từ ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên vào ngày 23/1, sau khoảng 13 tuần Singapore ghi nhận số ca nhiễm lên hơn 10.000 người vào ngày 22/4. Tuy nhiên, chỉ trong hai tuần qua, số bệnh nhân tại nước này đã tăng gấp đôi.

Philippines ban hành thiết quân luật tại Manila

Philippines ban hành thiết quân luật tại Manila

Tại Philippines, tổng số ca nhiễm Covid-19 đã vượt mốc 10.000. Trong thông báo ngày 6/5, Bộ Y tế nước này cho biết 320 ca nhiễm đã đưa tổng số ca nhiễm lên 10.004. Bộ này cũng thông báo 21 trường hợp tử vong, đưa tổng số trường hợp tử vong lên 658.

Trong khi đó, Malaysia ngày 6/5 thông báo 45 ca nhiễm Covid-19, đưa tổng số ca nhiễm lên 6.428. Số ca tử vong tại nước này hiện là 107 người.

Tại Indonesia, số ca nhiễm trong ngày 6/5 là 367 người và 23 ca tử vong. Như vậy, tổng số bệnh nhân Covid-19 tại nước này hiện là 12.438, trong đó 895 người đã không qua khỏi.

Bộ Y tế Campuchia sáng 6/5 ra thông cáo cho biết trong 24 ngày liên tiếp, Campuchia không phát hiện ca nhiễm Covid-19. Trong tổng cộng 122 bệnh nhân mắc Covid-19 tại Campuchia, 120 người đã khỏi bệnh và xuất viện.

Hà Lê - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES