Nghề lấy mật ong đá trên vách núi Himalaya

02/10/2024

Trên những vách đá dựng đứng của dãy Himalaya, người thợ săn ong đá Gurung đã tạo nên một màn trình diễn đầy kịch tính giữa con người và thiên nhiên. Mỗi bước đi đều là một thử thách, mỗi nhịp thở đều là một giây căng thẳng. Nhưng cũng chính trong sự nguy hiểm ấy, người ta lại cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên và sự dũng cảm của những người thợ săn ong.

Trong bóng râm của những ngọn núi Himalaya hùng vĩ, nghề lấy mật ong từ những tổ ong đá khổng lồ (Apis Laboriosa) đã trở thành một phần của văn hóa và truyền thống ở Nepal.

Bài liên quan

Nghề lấy "vàng lỏng" ở Nepal

Giữa các ngọn núi sừng sững ở Himalaya, hàng nghìn năm trôi qua, những người đàn ông Gurung vẫn đang kiếm sống bằng nghề treo mình lơ lửng trên không săn mật ong rừng quý hiếm.

Trên những vách đá dựng đứng của dãy Himalaya, người thợ săn ong đá Gurung đã tạo nên một màn trình diễn đầy kịch tính giữa con người và thiên nhiên

Trên những vách đá dựng đứng của dãy Himalaya, người thợ săn ong đá Gurung đã tạo nên một màn trình diễn đầy kịch tính giữa con người và thiên nhiên

Thu hoạch mật ong từ các vách đá là một công việc truyền thống cổ xưa của người dân ở dưới chân dãy Himalaya. Những người đàn ông thuộc dân tộc Gurung, sống ở vùng đồi núi ở miền trung Nepal và miền bắc Ấn Độ, đã mạo hiểm mạng sống mưu sinh bằng nghề mạo hiểm này. Những chuyến đi lấy mật ong thường diễn ra 2 lần/năm vào mùa thu và mùa xuân. Điều này gắn liền với người dân nơi đây như là một phần quan trọng của văn hóa Nepal.

Ngọn núi cao chót vót lại là nơi làm việc của con người

Ngọn núi cao chót vót lại là nơi làm việc của con người

Họ men theo những con đường mòn quanh co, vượt qua những dốc đá dựng đứng để đến với những vách núi cao ngất, nơi cư trú của những tổ ong đá khổng lồ - Apis Laboriosa, loài ong lớn nhất châu Á. Những tổ ong này, tạo thành những điểm đen khổng lồ trên bức bình phong của dãy Himalaya, nằm ẩn mình trên các vách đá tại độ cao lớn hơn 1500 m so với mặt đất, một bằng chứng sống động của sự sống đang bám víu vào những vùng đất khắc nghiệt nhất.

Nghề lấy mật ong từ những tổ ong đá khổng lồ (Apis Laboriosa) đã trở thành một phần của văn hóa

Nghề lấy mật ong từ những tổ ong đá khổng lồ (Apis Laboriosa) đã trở thành một phần của văn hóa

Trên những vách đá dựng đứng, nơi gió tuyết quanh năm và cái lạnh cắt da cắt thịt, người thợ săn ong Gurung đã chọn cho mình một cuộc sống đầy thử thách. Mỗi bước chân trên vách đá cheo leo đều là một cuộc đối đầu với tử thần. Sự thiếu oxy ở độ cao lớn, những cơn gió giật bất ngờ, và nguy cơ trượt chân rơi xuống vực sâu luôn rình rập. Thế nhưng, với bản năng sinh tồn mãnh liệt và lòng dũng cảm phi thường, họ đã biến những hiểm nguy trở thành động lực để chinh phục thiên nhiên.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Thách thức nghề săn mật ong

Trong các chuyến đi "săn", những người thợ sẽ lặng lẽ cầu nguyện các vị thần che chở và ban phước lành cho một chuyến đi thành công. Ánh bình minh nhuộm vàng những đỉnh núi tuyết phủ, báo hiệu một ngày làm việc mới bắt đầu. Người thợ săn ong Gurung khéo léo buộc chiếc thang dây vào một tảng đá vững chắc, rồi bắt đầu cuộc leo trèo đầy mạo hiểm. Mỗi bước chân đều cần sự tập trung cao độ, bởi một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Khi đã đến được tổ ong, họ nhẹ nhàng đốt khói tổ ong, rồi dùng dao tre tỉ mỉ cắt lấy những tổ mật vàng óng.

Nepal là quê hương của loài ong mật lớn nhất thế giới và nghề lấy mật ong là một yếu tố quan trọng đối với nền văn hóa của quốc gia nhỏ bé ở Nam

Nepal là quê hương của loài ong mật lớn nhất thế giới và nghề lấy mật ong là một yếu tố quan trọng đối với nền văn hóa của quốc gia nhỏ bé ở Nam

Với tangos - thanh tre dài với lưỡi liềm gắn ở đầu, người thợ săn ong Gurung như một chiến binh dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với thử thách cam go. Mỗi lần chọc thẳng vào tổ ong là một cuộc đối đầu với hàng ngàn con ong hung dữ. Cánh tay họ phải thật vững vàng để điều khiển tangos, lưỡi liềm phải cắm thật sâu vào tổ ong mà không làm tổ ong bị vỡ nát. Mỗi động tác đều đòi hỏi sự tập trung cao độ và kinh nghiệm dày dặn, bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến họ phải trả giá bằng những vết đốt đau nhức hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Tại Nepal, người dân lấy mật ong trong hàng nghìn năm qua và công việc này là một yếu tố quan trọng trong văn hóa Nepal

Tại Nepal, người dân lấy mật ong trong hàng nghìn năm qua và công việc này là một yếu tố quan trọng trong văn hóa Nepal

Để tránh bị đàn ong tấn công, thợ lấy mật trường trang bị bộ quần áo đặc biệt để bảo vệ cơ thể trước cơn thịnh nộ của bầy ong. Tuy nhiên, một số thợ lấy mật vẫn chỉ mặc trên mình những bộ quần áo bình thường để "hành nghề".

Tuy nhiên, bằng kỹ thuật và sự am hiểu sâu sắc về hành vi của ong mà các thế hệ người Gurung đã tích lũy được, họ có thể thực hiện công việc một cách an toàn. Điều này không chỉ là biểu hiện của sự dũng cảm và kỹ năng sống còn mà còn là một phần của di sản văn hóa, một nghệ thuật truyền thống mà họ luôn muốn bảo tồn và phát huy.

Để thu hoạch một tổ ong, những người thợ săn mật ong phải mất từ 2-3 giờ, tùy thuộc vào vị trí và kích thước của nó. Thông thường, những người thợ săn mật ong dày dặn kinh nghiệm sẽ không bao giờ lấy hết mật ong tại một địa điểm để đảm bảo ong sẽ có thể trở lại vào mùa sau. Mật ong Himalaya là mặt hàng xuất khẩu quý giá vì có giá trị dược liệu cao nên thường được săn lùng ráo riết.

Một bộ phận người dân ở vùng nông thôn Nepal chỉ sống bằng nghề lấy mật ong

Một bộ phận người dân ở vùng nông thôn Nepal chỉ sống bằng nghề lấy mật ong

Thợ săn mật ong thường tập trung thành nhóm và tiến lên dãy núi Himalaya để tìm tổ ong

Thợ săn mật ong thường tập trung thành nhóm và tiến lên dãy núi Himalaya để tìm tổ ong

Ngày nay, loại mật quý hiếm này được bán với giá 20 - 30 USD/lít. Những người thợ tiết lộ rằng giá mật ong trên thị trường quốc tế sẽ cao hơn nhiều. Theo đó, mật ong rừng Himalaya bán ở thị trường châu Á cao gấp 6 lần loại mật ong thông thường ở Nepal, khoảng 50 - 80 USD cho nửa kg. Mức giá này khiến nhiều người liều mạng trèo cao để thu hoạch.

Trước khi trèo lên vách núi để lấy mật, thợ săn luôn cầu nguyện rồi cúng gạo, hoa, trái cây

Trước khi trèo lên vách núi để lấy mật, thợ săn luôn cầu nguyện rồi cúng gạo, hoa, trái cây

Thời gian gần đây, chính phủ Nepal đầu tư mạnh vào du lịch, cho phép du khách trực tiếp theo chân người dân địa phương đi săn ong mật. Việc này giúp một bộ phận người dân không bị phụ thuộc vào nguồn thực phẩm từ thiên nhiên và giúp đời sống của người dân nơi đây được cải thiện.

Dẫu vậy, việc thúc đẩy du lịch này lại đẩy loài ong mật tới nguy cơ suy giảm số lượng cao vì tác động nhiều đến môi trường sống của chúng. Theo đó, một số thợ săn bị cám dỗ bởi lợi ích trước mắt nên sẵn sàng dẫn du khách đi săn ong dù không phải mùa lấy mật. Chúng khiến loài ong suy giảm nghiêm trọng số lượng vì thiếu thức ăn.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES