Ngôi đền 2.000 năm tuổi tại Rome, Italia

02/07/2022

Được biết đến là một trong những công trình biểu tượng của thủ đô Rome, Ý, đền thờ Pantheon cho đến ngày nay vẫn khiến du khách phải choáng ngợp bởi lối kiến trúc đặc sắc niên đại 2.000 năm.

Đền thờ Pantheon là kiệt tác kiến trúc 2.000 năm tuổi của đế chế La Mã cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất cho đến thời điểm hiện tại. Được biết đến là "Ngôi đền của mọi vị thần", tên của công trình này có nguồn gốc từ tiếng La-tinh với "pan" có nghĩa là "tất cả" và "theos" nghĩa là "các vị thần".

Ngôi đền 2.000 năm tuổi nhiều lần hồi sinh

Công trình Pantheon được hoàn thành vào khoảng năm 126 - 128 sau Công Nguyên, dưới thời trị vì của Hoàng đế Hadrian. Điện Pantheon nằm trên địa điểm của một công trình kiến trúc cùng tên trước đó, được xây dựng vào khoảng năm 25 trước Công nguyên.

Điện Pantheon lần đầu bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn vào khoảng năm 80 sau Công nguyên. Sau đó, đền thờ này mới được xây dựng lại bởi Hoàng đế Domitian nhưng khoảng 30 năm sau nó lại một lần nữa bị huỷ hoại nặng nề do hoả hoạn.

Đền thờ Pantheon đã bị huỷ hoại hai lần bởi hoả hoạn

Đền thờ Pantheon đã bị huỷ hoại hai lần bởi hoả hoạn

Thời gian đó, Pantheon bị rơi vào tình trạng hư hỏng do không được bảo trì. Vào năm 118 - 124, dưới triều đại vua Publius Aelius Hadrianus, Pantheon được xây dựng lại hoàn toàn với thiết kế tồn tại cho đến ngày nay.

Năm 330, thủ đô của đế chế La Mã được hoàng đế Constantine chuyển từ Rome đến Byzantium (ngày nay là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ). Pantheon gần như bị bỏ hoang và không được trùng tu trong một thời gian dài.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Tới năm 609, hoàng đế Byzantine Phocas đã cho phép Giáo hoàng Boniface IV chuyển đổi đền Pantheon thành nhà thờ Thiên chúa giáo với tên gọi Basilica di Santa Maria ad Martyres (Thánh Mary và các thánh tử đạo). Việc chuyển đổi này đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại của Pantheon vì giáo hoàng có đủ nguồn lực và tài chính để tu bổ duy trì ngôi đền.

Bên trong đền Pantheon

Bên trong đền Pantheon

Ngoài ra, Pantheon còn trở thành nơi an nghỉ tôn nghiêm của các bậc vĩ nhân. Trong số đó có rất nhiều tên tuổi quen thuộc như Jean Jacques Rousseau, Voltaire, Victor Hugo, Alexandre Dumas, Marie Curie, Pierre Curie... Phần mộ của những văn hào, nghệ sĩ, nhà khoa học nổi tiếng đều được đặt trang trọng dưới tầng hầm, nơi du khách thể hiện lòng tôn kính và ngưỡng mộ dành cho những con người đã làm rạng danh đất nước và cống hiến hết mình cho nền văn minh nhân loại.

Công trình kiến trúc đồ sộ của đế chế La Mã cổ đại

Cấu trúc của Pantheon bao gồm ba phần: một mái hiên với các cột đá granit, một nhà thờ lớn có mái vòm và một khu vực hình chữ nhật nối hai phần còn lại. Tất cả được làm chủ yếu từ gạch và bê tông.

Đền Pantheon được coi là công trình xây dựng được tính toán cực kỳ chính xác từ vật liệu, sắp xếp, xây dựng. Mái vòm được làm hoàn toàn bằng bê tông không có cốt thép với đường kính 43,3 m. Điều đặc biệt hơn là Pantheon không hề có cửa sổ, chỉ có duy nhất một “con mắt” được gọi là Oculus hình tròn có đường kính 8,3 m ở chính giữa mái vòm để ánh sáng, không khí lọt vào và phân bổ khắp không gian sảnh. Bên cạnh đó, các bức tường và sàn của nhà thờ cũng được trang trí bằng đá cẩm thạch và mạ vàng.

Luồng ánh sáng dội từ mái vòm xuống sảnh

Luồng ánh sáng dội từ mái vòm xuống sảnh

Khi tới Pantheon vào những ngày nắng, luồng ánh sáng dội từ mái vòm xuống sảnh, du khách sẽ có cảm giác huyền bí như thể các vị thần sắp bước ra từ luồng sáng đó và mái vòm là bầu trời che chở do các vị thần tạo nên.

Hình thức và quy mô ngôi đền Pantheon vượt lên tất cả các đền đài Hy Lạp - La Mã có trước đó. Mặt tiền của Pantheon tương tự những ngôi đền phong cách Hy Lạp với ba hàng cột trụ theo dạng thức Corinthian bằng đá. Mỗi cột nặng khoảng 60 tấn, cao 11,8 m, đường kính 1,5 m được mang về từ Ai Cập. Việc vận chuyển các cột đá từ Ai Cập về đến Rome là một kỳ công thời bấy giờ.

Trước ngôi đền là đài phun nước, công trình này ban đầu được kiến trúc sư Giacomo Della Porta thiết kế năm 1575. Cột đá obelisk của Ai Cập được thêm vào năm 1711. Bên trong đền Pantheon có mộ của danh họa Raphael, mộ vị vua đầu tiên của nước Italia là Emanuele II, mộ của vua Umberto I và hoàng hậu Margherita.

Đền Pantheon hiện là điểm tham quan thu hút khách du lịch hàng đầu ở Rome, Ý

Đền Pantheon hiện là điểm tham quan thu hút khách du lịch hàng đầu ở Rome, Ý

Thiết kế kiến trúc của Pantheon đã tạo nguồn cảm hứng cho vô số công trình kiến trúc quan trọng trong lịch sử, trải dài từ châu Âu cho đến châu Mỹ.

Cho đến ngày nay, đền Pantheon là điểm tham quan thu hút khách du lịch hàng đầu ở Rome, Ý. Không đơn giản là một di tích lịch sử, một thánh đường Công giáo mà đây sẽ là một biểu tượng sức mạnh, kiệt tác của đế chế La Mã một thời lừng lẫy.

Phương Thảo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES