Độc đáo khách sạn nơi du khách ngủ giữa hai quốc gia

09/10/2019

Sở hữu vị trí đắc địa khi nằm giữa hai đất nước châu Âu xinh đẹp là Pháp và Thụy Sỹ, khách sạn Arbez ở làng La Cure là nơi duy nhất trên thế giới cho bạn trải nghiệm ngủ giữa hai quốc gia trong cùng một buổi tối.

Arbez Franco-Suisse là khách sạn 2 sao, 3 tầng nằm ở thị trấn nhỏ La Cure, cách Geneva, Thụy Sĩ hơn 8 km về phía bắc. Đây là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho du khách với lối kiến trúc châu Âu cổ xưa được giữ lại nguyên vẹn mang đến cảm giác vô cùng ấm cúng.

1

Trong sảnh khách sạn có một đường phân cách chạy ngang nhằm chia lãnh thổ của hai quốc gia. Đường biên giới này cũng chạy qua một chiếc giường đôi, đặt trong căn phòng chuyên dành cho các cặp đi trăng mật. Người ta còn thường nói vui rằng: “Tại khách sạn Arbez, nếu các cặp đôi có cãi vã, họ hoàn toàn có thể mỗi người đến ngủ ở hai nước khác nhau, dù vẫn chung một giường". Do vậy, dù chỉ là khách sạn 2 sao giản dị nhưng Arbez vẫn được đánh giá là một trong những khách sạn độc đáo nhất hành tinh.

Tại khách sạn Arbez, nếu các cặp đôi có cãi vã, họ hoàn toàn có thể mỗi người đến ngủ ở hai nước khác nhau, dù vẫn chung một giường

Tại khách sạn Arbez, nếu các cặp đôi có cãi vã, họ hoàn toàn có thể mỗi người đến ngủ ở hai nước khác nhau, dù vẫn chung một giường

Cũng vì vị trí địa lý độc đáo trên mà lịch trình tham quan của du khách thường bị đảo lộn so với lẽ thường. Thông thường, khi lên kế hoạch cho một chuyến đi, bạn sẽ chọn điểm đến trước và sau đó mới đặt phòng khách sạn. Nhưng tại ngôi làng trên núi cao này, bạn có thể đặt phòng tại Arbez và sau đó mới quyết định muốn đi nghỉ ở nơi nào, Pháp hay Thụy Sĩ.

 Mặc dù là khách sạn 2 sao, nhưng nội thất bên trong vấn rất tiện nghi

Mặc dù là khách sạn 2 sao, nhưng nội thất bên trong vấn rất tiện nghi

Kể từ khi thành lập, khách sạn hai sao này là điểm đến của rất nhiều du khách. Họ tới đây để nghỉ dưỡng, hưởng trăng mật hoặc trượt tuyết xuyên quốc gia. Không chỉ có phòng tân hôn, nhiều căn phòng khác trong khách sạn cũng bị chia đôi bởi đường biên giới. Trong một số phòng, du khách có thể ngủ trong tư thế chân ở một quốc gia trong khi đầu thì lại đang “vi vu” ở một quốc gia khác. Ở một căn phòng khác, chiếc giường ở Thụy Sĩ nhưng nếu muốn "giải quyết nỗi buồn", bạn phải vượt đường biên giới, chạy sang đất Pháp mới đến được toilet.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Căn phòng có phần lớn diện tích nằm trên một quốc gia, nhưng nhà vệ sinh lại nằm trên lãnh thổ nước khác

Căn phòng có phần lớn diện tích nằm trên một quốc gia, nhưng nhà vệ sinh lại nằm trên lãnh thổ nước khác

 Bên trong khách sạn được trang trí các vật dụng đặt trung của hai quốc gia

Bên trong khách sạn được trang trí các vật dụng đặt trung của hai quốc gia

Bên cạnh được trải nghiệm cảm giác tưởng chừng khó tin này, khi nghỉ chân tại khách sạn Arbez, du khách còn được giao lưu với hai nền văn hóa cùng những truyền thống khác nhau trong cùng một kỳ nghỉ. Ngoài các phòng ở, nhà hàng của khách sạn đặc biệt này cũng “rẽ đôi” ở giữa, phục vụ cả các món ăn của hai nước Pháp và Thụy Sỹ.

Empty
Empty

chứng nhân hòa bình

Từ nhiều thập kỷ, Pháp và Thụy Sĩ tranh chấp thung lũng Dappes, dài hơn 3 km và nằm ngay phía bắc Geneva. Cuộc tranh chấp này bắt đầu khi Napoleon sáp nhập khu vực này vào Pháp năm 1802. Sau khi thất bại trong trận Waterloo, mảnh đất này được trao trả cho người Thụy Sĩ, nhưng Pháp vẫn muốn tiếp quản lại. Cuối cùng, Thụy Sĩ đã nhượng lại mảnh đất cho nước láng giềng và đổi lại là một số mảnh đất của Pháp ở phía đông bắc. Ngày 20/2/1863, khi hiệp ước chính thức có hiệu lực, tòa nhà 3 tầng này cũng vừa hoàn công, đồng nghĩa với việc nó không chịu bất kỳ ảnh hưởng gì đến từ thay đổi đường biên giới mới.

Năm 1962, khách sạn Arbez Franco-Suisse được chọn là địa điểm ký kết thuận hòa bình Evian trao trả độc lập cho Algeria

Năm 1962, khách sạn Arbez Franco-Suisse được chọn là địa điểm ký kết thuận hòa bình Evian trao trả độc lập cho Algeria

Bản thân làng Cure trước đó nằm ở biên giới Pháp. Tuy nhiên, khi chia lại biên giới, ngôi làng này nằm trên lãnh thổ của cả hai quốc gia. Một người dân địa phương tên Ponthus đã quyết định mở một quán bar ở Pháp và một cửa hàng quà lưu niệm ở Thụy Sĩ ngay trong tòa nhà. Năm 1921, Jules-Jean Arbeze đã mua lại tòa nhà này từ những người thừa kế của dòng họ Ponthus, biến nơi đây thành khách sạn đa quốc gia độc đáo và đặt lại tên chính thức cho nó là Arbez Franco-Suisse. Và từ đó khách sạn Arbez trở thành địa điểm thú vị thu hút dấu chân của những người ưa du lịch, khám phá.

Khách sạn Arbez hiện được điều hành bởi một công ty của Pháp. Công ty này chịu trách nhiệm đóng thuế cho cả hai quốc gia.

Khách sạn Arbez hiện được điều hành bởi một công ty của Pháp. Công ty này chịu trách nhiệm đóng thuế cho cả hai quốc gia.

Empty
Empty

Cũng chính do vị trí đặc biệt này của Arbez Franco-Suisse mà rất nhiều giai thoại xảy ra ở đây, nhất là trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới II. Khi đó, Pháp bị Đức chiếm đóng nhưng Thụy Sĩ lại ở thế trung lập. Đức có thể “tự tung tự tác” trên lãnh thổ nước Pháp nhưng không được phép làm điều tương tự trên phần đất thuộc về Thụy Sĩ. Vì vậy, khi đến Arbez Franco-Suisse, quân Đức chỉ có thể tiếp cận những căn phòng nằm trên đất Pháp. Người tị nạn lợi dụng sơ hở này đã trốn trên tầng 2 của khách sạn. Cầu thang cũng bị đường biên giới chia làm hai với phần đầu thuộc về Thụy Sĩ nên dù có muốn lên kiểm tra, quân Đức cũng không thể.

Ngoài ra, do cả Pháp và Thụy Sỹ đều là những thành viên của Hiệp ước Schengen nên chỉ cần là công dân của EU và Thụy Sỹ thì đều có thể dễ dàng di chuyển giữa hai nước và trong khách sạn mà không bị yêu cầu trình visa.

Phương Anh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES