Những mùa đông vô tận ở Daisetsuzan

29/12/2019

Trên dãy Daisetsuzan trải dài qua trung tâm vùng Hokkaido (Nhật Bản), mùa đông dường như kéo dài bất tận nhưng sự sống mạnh mẽ vẫn len lỏi từng ngày.

Như thường lệ, những cơn mưa tuyết đầu tiên xuất hiện ở Daisetsuzan vào tháng 9 năm nay và kéo dài cho đến đợt tan băng cuối cùng vào tháng 6 năm sau. Dù mùa đông dài đằng đẵng có thể là tin không vui với nhiều người dân ở đây nhưng đối với một số động vật, chúng tỏ ra hoàn toàn hạnh phúc trong thế giới băng giá này.

Empty

Khi tháng 10 chạm ngõ, những chiếc lá mùa thu rực rỡ dần buông bỏ những tán cây. Và khi đó, không khí lạnh từ Siberia tràn về khiến khung cảnh nơi đây thay đổi một cách đáng kinh ngạc. Tuyết đầu mùa gieo mình trên những đỉnh núi, sau đó tiến dần xuống sườn dốc cho đến khi chạm đáy. Lúc này, toàn bộ cảnh quan vùng Hokkaido đã chuyển sang màu trắng xóa.

daisetsuzan-big

Ngày qua ngày, những khu rừng rộng lớn được bao phủ bởi những tinh thể băng lấp lánh. Chẳng mấy chốc, tất cả các dấu hiệu xâm lấn của con người đã biến mất khỏi những rặng núi cao. Toàn bộ không gian trên dãy Daisetsuzan bỗng chốc biến thành lãnh địa của gió và tuyết.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty

Được mệnh danh là mái nhà khổng lồ nằm ở trung tâm miền núi phía bắc của đảo Hokkaido, dãy Daisetsuzan trải rộng trên diện tích khoảng 230.000 ha, có kích thước gần như tương đương với tỉnh Kanagawa. Daisetsuzan có nghĩa là "núi tuyết", cũng là vườn quốc gia lớn nhất ở Nhật Bản. Đỉnh Asahi cao 2.290 m nằm ở phía bắc của vườn quốc gia chính là điểm cao nhất của đảo Hokkaido. Vườn Quốc gia Daisetsuzan được thành lập vào năm 1934 là một trong những vườn quốc gia lâu đời nhất tại Nhật Bản, diện tích trải dài qua hai huyện Kamikawa và Tokachi của Hokkaido. Bên cạnh đó, với vị thế là nơi bắt nguồn của dòng sông Ishikari, dãy Daisetsuzan được người dân bản địa Ainu cực kỳ tôn kính và gọi là Kamui Min-tara, tức "khu vườn của các vị thần".

Empty

Nhiệt độ trên dãy Daisetsuzan có thể xuống tới âm 25oC, lạnh đến nỗi khiến hơi thở của con người đóng băng và sương giá đọng trên mi mắt. Có những thời điểm tuyết rơi sâu đến thắt lưng, vì vậy người dân luôn phải trang bị các thiết bị chống trơn trượt và di chuyển cẩn trọng trong từng bước đi. Độ dày kỷ lục của tuyết nơi đây được ghi nhận lên đến 5 m.

Empty

Nhưng bỏ qua sự khắc nghiệt ấy, khi mặt trời bắt đầu chiếu xuyên qua những tán cây, ánh sáng xanh lục sẽ phản chiếu xuống mặt đất, biến tấm màn tuyết trắng thành một màu sắc giống như san hô. Văng vẳng đâu đó trong không gian ngập tuyết là một tiếng kêu the thé đột nhiên vang lên. Đó là một chú sóc đỏ Hokkaido đang nhảy trên những nhánh cây khiến băng tuyết rơi xuống nền rừng. Một - hai - ba, như một hiệu ứng domino, tuyết từ trên các cành cây xung quanh cũng bắt đầu rơi xuống như một cơn mưa băng giá, tạo thành bức màn tinh thể lấp lánh dưới nắng. Chỉ cần đứng yên trong không gian này một lúc thôi là bạn có thể cảm thấy tay chân của mình trở nên tê cứng nhưng cùng lúc đó, bạn khó có thể rời mắt khỏi những con vật nhỏ bé đang rình rập trong rừng.

8-slide-red-fox-japan-winter-pano

Rời khỏi những tán cây để đến với cánh đồng tuyết, bạn sẽ thấy dấu vết của thỏ rừng qua những dấu chân. Đặc biệt vào tháng một và tháng hai, thời điểm lạnh nhất trong năm của Daisetsuzan, lại là thời điểm những chú gấu nâu trú đông để chuẩn bị cho kỳ sinh nở mới. Có thể nói, dù tuyết trắng quanh năm bao phủ, những tín hiệu mạnh mẽ của sự sống vẫn từng ngày len lỏi nơi đây.

Hannah Nguyễn - Nguồn: Japan Times
RELATED ARTICLES