Nỗi lo "tái hòa nhập" và cách vượt qua chúng

04/07/2021

“Liều thuốc tốt nhất cho mọi nỗi lo lắng là tham gia vào chính những hoạt động đang khiến mình lo lắng”.

Trong hơn một năm qua, chúng ta đã quen với rất nhiều cụm từ xuất hiện trong mùa dịch như: giãn cách xã hội, bắt buộc đeo khẩu trang, xét nghiệm PCR,… Khi việc tiêm vaccine dần được triển khai tại nhiều quốc gia, nỗi lo lắng dịch bệnh dần giảm bớt, nhưng nhiều người có lẽ đang phải đối mặt với một sự bất an khác mang tên: Lo lắng tái hòa nhập.

Lo lắng tái hòa nhập là gì?

Hiểu đơn giản, lo lắng tái hòa nhập là cảm giác căng thẳng hoặc do dự khi trở lại nhịp sống thường ngày. Đó là trạng thái hoàn toàn tự nhiên của con người trong một số trường hợp như: sợ ra đường vào buổi tối, ngại đi du lịch, khó quay trở lại công việc văn phòng sau nhiều tháng hạn chế tiếp xúc và giãn cách xã hội.

Lo lắng tái hòa nhập là cảm giác căng thẳng hoặc do dự khi trở lại nhịp sống thường ngày (Ảnh: Internet)

Lo lắng tái hòa nhập là cảm giác căng thẳng hoặc do dự khi trở lại nhịp sống thường ngày (Ảnh: Internet)

Erica Sanborn - Tiến sĩ và nhà tâm lý học lâm sàng tại Mỹ cho biết: “Lo lắng khi tái hòa nhập có thể do con người sợ bị nhiễm hoặc sẽ là nguồn lây bệnh, hoặc do sự “đóng băng” của các kỹ năng xã hội trong thời gian dài”.

Mỗi người đều có cách thích nghi với cuộc sống bình thường một cách khác nhau, vì thế sự lo lắng khi tái hòa nhập của mỗi cá nhân cũng có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, Sanborn nhận định có một điểm chung cho giải pháp vượt qua giai đoạn lo lắng tái hòa nhập chính là giảm bớt sự né tránh.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

du lịch trong sự an TÂM

Ngay cả những du khách dày dạn kinh nghiệm nhất cũng sẽ phần nào trải qua sự lo lắng khi lên máy bay hoặc trở lại khách sạn. Du lịch - thứ vốn dĩ giúp ta giảm căng thẳng - hiện tại lại là nguyên nhân gây ra sự bất an. Sanborn khuyến khích những người cảm thấy lo lắng về việc đi du lịch nên bắt đầu từ bước nhỏ nhất.

Bạn nên bắt đầu với những chuyến đi gần, ngắn ngày vào cuối tuần (Ảnh: Internet)

Bạn nên bắt đầu với những chuyến đi gần, ngắn ngày vào cuối tuần (Ảnh: Internet)

Chuyên gia khuyên mọi người nên để dành việc đi du lịch quốc tế, tham gia những sự kiện công cộng lớn là mục tiêu cuối cùng trong thời gian tái hòa nhập. Bạn nên bắt đầu với một chuyến đi gần vào cuối tuần, tự lái xe hoặc một chuyến du lịch trong nước ngắn ngày cùng gia đình, bạn thân hay những người mà bạn thực sự tin tưởng.

Chọn đi cùng những người khiến bạn cảm thấy an tâm (Ảnh: Internet)

Chọn đi cùng những người khiến bạn cảm thấy an tâm (Ảnh: Internet)

Vượt qua trở ngại khi quay lại văn phòng

Đối với nhiều người, việc quay lại văn phòng là một trong những rào cản trong thời gian tái hòa nhập. Làm việc tại nhà cho phép bạn lựa chọn khoảng thời gian sẽ dành cho gia đình, tranh thủ làm việc nhà vào giờ nghỉ trưa hoặc ít nhất là không phải lo quãng đường đi làm mỗi sáng.

Làm việc tại nhà có thật sự giúp bạn đạt hiệu quả tốt? (Ảnh: Internet)

Làm việc tại nhà có thật sự giúp bạn đạt hiệu quả tốt? (Ảnh: Internet)

Empty
istock-1163026550-1024x683-1585555215519830272517

Sanborn khuyên bạn nên dành thời gian để cân nhắc sự thay đổi nào thực sự khiến bạn vui vẻ và giúp bạn làm việc tốt so với những sự thay đổi đơn giản chỉ vì bạn muốn né tránh sự khó chịu và lười biếng. “Hãy tự hỏi bản thân xem bạn làm việc tại nhà có thực sự hiệu quả không, hay chỉ vì sự bất an của bản thân khi tái hòa nhập chốn văn phòng” - cô gợi ý.

Khám phá mọi thứ lại từ đầu

Làm thế nào để tự tin đi ăn tối cùng bạn bè ở một nhà hàng, địa điểm đông đúc, nơi cách đây vài tháng là khu vực hạn chế đi lại và chỉ cho phép khách đến mua đồ ăn mang về? Nhà tâm lý học Sanborn khuyên bạn nên tăng nhịp độ cuộc sống của bản thân nhưng vẫn cần ưu tiên những khoảng nghỉ trong lịch trình của mình.

“Chúng ta tránh những thứ khiến mình lo lắng một cách tự nhiên để bảo vệ bản thân. Nhưng đôi khi chính sự né tránh này sẽ càng bồi đắp thêm sự bất an trong lòng mà thôi”- Sanborn nói.

Hãy khám phá mọi thứ lại từ đầu một cách từ từ để tăng dần nhịp độ cuộc sống (Ảnh: Internet)

Hãy khám phá mọi thứ lại từ đầu một cách từ từ để tăng dần nhịp độ cuộc sống (Ảnh: Internet)

Vì vậy, trong giai đoạn này, hãy học cách không né tránh, bắt đầu bằng việc tham gia chính các hoạt động khiến bạn cảm thấy bất an. Thực hiện mọi việc một cách từ từ, thận trọng, tôn trọng sự lo lắng của bản thân và dành khoảng trống cho những sự phấn khích quay trở lại.

Huyền Châu - Nguồn: Travel+Leisure
RELATED ARTICLES