Phát hiện mới về việc quần áo được làm ra từ hơn 120.000 năm trước

02/10/2021

Những phát hiện được khai quật từ hang Contrebandiers (Moroccan) là bằng chứng sớm nhất về quần áo trong ghi chép khảo cổ học, đồng thời cũng chứng minh cho sự xuất hiện của nền văn hóa và sản xuất công cụ phức tạp ở châu Phi, với niên đại ít nhất là 120.000 năm về trước.

Nghiên cứu do nhà cổ nhân loại học Curtis Marean của Đại học bang Arizona và Tiến sĩ Emily Hallett dẫn đầu thực hiện, đã phát hiện ra 62 công cụ được làm bằng xương của các loại động vật ăn thịt nhỏ như cáo, chó rừng, mèo rừng và làm từ răng của loài Cetacean (gồm cá voi, cá heo mỏ và cá heo chuột). Những phát hiện này được khai quật từ hang Contrebandiers ở Moroccan, là bằng chứng sớm nhất về quần áo trong ghi chép khảo cổ học, đồng thời cũng chứng minh cho sự xuất hiện của nền văn hóa và sản xuất công cụ phức tạp ở châu Phi.

Mặc dù mục đích sử dụng của nhiều công cụ vẫn chưa tìm hiểu được nhưng nhóm nghiên cứu đã tìm được các vật thể tròn, rộng được tạo hình từ xương của các loài động vật.

Cuộc khai quật từ hang Contrebandiers (Moroccan). Ảnh: Internet

Cuộc khai quật từ hang Contrebandiers (Moroccan). Ảnh: Internet

Các hiện vật khảo cổ được tìm thấy trong hang động Contrebandiers ở Moroccan cho thấy những loài ăn thịt nhỏ đã bị con người lột da để lấy lông và các xương để làm thành công cụ. Ảnh minh họa: Jacopo Niccolò Cerasoni

Các hiện vật khảo cổ được tìm thấy trong hang động Contrebandiers ở Moroccan cho thấy những loài ăn thịt nhỏ đã bị con người lột da để lấy lông và các xương để làm thành công cụ. Ảnh minh họa: Jacopo Niccolò Cerasoni

Nhóm nghiên cứu viết: “Các công cụ đó có hình thìa, rất phù hợp để cạo, sau đó loại bỏ các mô liên kết ra khỏi da trong quá trình cạo da và lông vì chúng hoàn toàn không thể đâm qua lớp da”.

Tiến sĩ Emily Hallett cho biết công trình này đã củng cố quan điểm rằng con người thời kỳ đầu ở châu Phi vô cùng sáng tạo và tháo vát. Bà nói thêm: “Nghiên cứu của chúng tôi đã bổ sung thêm một phần vào danh sách các hành vi sớm nhất của con người trong ghi chép khảo cổ học của châu Phi khoảng 100.000 năm về trước”.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Mặc dù da và lông thú không có khả năng tồn tại trong trầm tích hàng trăm, hàng nghìn năm, nhưng các nghiên cứu trước đây dựa theo DNA đã cho thấy quần áo có thể đã xuất hiện sớm nhất từ 170.000 năm trước và được người hiện đại ở châu Phi thực hiện theo cách giải phẫu học.

Những vết cắt lên xương cáo cát, chó rừng và mèo rừng là manh mối liên quan đến việc loại bỏ lông. Ảnh minh họa: Jacopo Niccolò Cerasoni

Những vết cắt lên xương cáo cát, chó rừng và mèo rừng là manh mối liên quan đến việc loại bỏ lông. Ảnh minh họa: Jacopo Niccolò Cerasoni

Hallet cho biết bà bắt đầu nghiên cứu xương động vật vào năm 2012 vì quan tâm đến chế độ ăn uống của con người trong thời kỳ đầu và muốn tìm hiểu xem liệu có bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống có liên quan đến những thay đổi trong công nghệ chế tạo bằng đá hay không.

Việc những bộ trang phục được tạo ra trông như thế nào vẫn còn là một điều bí ẩn, các nhà nghiên cứu tự hỏi liệu chúng được sử dụng như một tấm bảo vệ để chống lại các yếu tố bên ngoài hay là có mục đích gì đó có tính biểu tượng hơn.

Hallet nói thêm rằng, bà tin người Neanderthal châu Âu và các chi Người liên quan đã làm quần áo từ da động vật rất lâu về trước, đặc biệt là khi họ sống trong môi trường ôn đới và hàn đới. “Quần áo và các bộ công cụ khác của con người thời kỳ đầu có thể là một phần dẫn đến sự thành công trong khả năng thích ứng của con người ở khắp mọi nơi, ngay cả ở vùng khí hậu khắc nghiệt”.

Trong tương lai, Hallett hy vọng sẽ hợp tác được với các nhà nghiên cứu khác để xác định được các kiểu lột da và có sự tổng hợp nhất định để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc, sự mở rộng phạm vi của hoạt động này.

Khánh Hà - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES