Hàng nghìn con sứa hồng "xâm chiếm" bờ biển Palawan

06/04/2020

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, bãi biển Palawan trở nên hiu quạnh vì vắng khách. Nhưng mới đây, người ta lại phát hiện bờ biển này dày đặc những con sứa hồng hiếm gặp.

Các bãi biển ở Palawan, Philippines từng là điểm đến du lịch nổi tiếng, nhưng hiện đang trở nên vắng vẻ hơn bao giờ hết kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Điều này khiến thế giới tự nhiên tại đây trở nên phát triển mạnh hơn và điển hình là sự xuất hiện của hàng nghìn con sứa hồng cực kì hiếm thấy.

pink-jellyfish-bloom (1)

Ngày 1/4 vừa qua, người dân địa phương tại bờ biển Corong Corong vô cùng sửng sốt khi thấy bờ biển phủ kín dày đặc bởi những con sứa hồng. Rất nhiều người dân đã chia sẻ những clip tự quay để lưu lại cảnh tượng đầy ngoạn mục này. Cảnh quay được ghi lại tại một số bờ biển thuộc quần đảo Palawan mang đến cho người xem những khoảnh khắc ấn tượng về loài sứa hồng quý hiếm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Trước khi đại dịch xảy ra, bờ biển Corong Corong vốn rất tấp nập với nhiều tàu thuyền lớn nhỏ chở khách du lịch tới khám phá. Du khách tới đây thường lặn biển, chèo thuyền kayak hay chen chúc trên bãi cát. Do vậy, tiến sỹ Ryan Baringh - một nhà sinh vật học tại đây phán đoán rằng những con sứa hồng có thể từng nằm sâu dưới đáy biển để "né tránh" khách du lịch. "Giờ đây khi bãi biển trống rỗng, chúng không cảm thấy bị đe dọa nữa và có thể bơi tự do", tiến sỹ Ryan nói.

Các chuyên gia từng đưa ra giả thuyết về loài sứa đóng vai trò quan trọng để biến đổi khí hậu. Chúng thường phát triển mạnh ở vùng biển có nồng độ oxy thấp khi nạn đánh bắt quá mức làm giảm số lượng các động vật cạnh tranh thức ăn. Biến đổi khí hậu cũng có thể làm số lượng sứa tăng vọt, tạo điều kiện cho phôi và ấu trùng sứa phát triển nhanh hơn.

pink-jellyfish-bloom (2)

Được mệnh danh là "cà chua biển", sứa hồng (Pelagia noctiluca) sinh sống phổ biến ở các vùng biển ấm thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cơ thể sứa hồng được bao phủ bởi những tế bào đốt gây đau nhưng chúng không phải loài nguy hiểm. Chúng chuyên ăn loài nhuyễn thể, ấu trùng của động vật thân mềm và trứng cá.

Empty

Boco, nghiên cứu sinh chuyên ngành sinh vật học hải dương ở Đại học Griffith, Australia, nhấn mạnh cần tiến hành tìm hiểu thêm về hiện tượng này. "Những con sứa này có thể kéo tới từ cuối tháng 1 hoặc tháng 2 nhưng do điều kiện gió, hải lưu và thủy triều, dường nhưng chúng mới xuất hiện ở Palawan trong tháng 3. Khí quyển, tốc độ dòng chảy, thậm chí đặc điểm địa chất của vùng vịnh đều có thể ảnh hưởng tới sự tồn tại của đàn sứa. Có những năm số lượng đàn sứa dồi dào nhưng cũng có năm chúng bơi đến rất ít hoặc gần như vắng bóng" - Boco chia sẻ.

img_5733-1

Theo Benny Antiporda, cán bộ ở Cơ quan Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Philippines thì thủy triều cũng có thể là nguyên nhân đã xô đàn sứa vào gần bờ và lệnh phong tỏa ngăn cư dân trong vòng săn bắt chúng khiến chúng thoải mái lộ diện mà không bị gặp phải nguy hiểm.

My Tống - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES