Tận mắt chứng kiến Lễ khất thực ở Lào khi đến thăm cố đô Luang Prabang

07/06/2023

Một Luang Prabang đậm nét văn hóa của xứ sở Triệu Voi được thể hiện rõ nét qua Lễ khất thực - nghi lễ truyền thống tôn nghiêm, cung kính không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nước Lào.

Bùi Kim Ngân (Bảo Lộc - Đà Lạt, 30 tuổi) hiện tại là một freelancer có niềm đam mê du lịch. Với tính chất công việc tự do nên cô có thời gian khá linh động để khám phá, trải nghiệm nhiều vùng đất mới. Theo cô, du lịch là cách để làm giàu vốn sống của bản thân, có những cái nhìn thoáng hơn, mới mẻ hơn về thế giới, về chính mình để thực sự sống trọn vẹn và đủ đầy.

Trong chuyến đi đến Lào vừa rồi, Kim Ngân đã được trải nghiệm Lễ khất thực ở Lào khi đến thăm Cố đô Luang Prabang

Trong chuyến đi đến Lào vừa rồi, Kim Ngân đã được trải nghiệm Lễ khất thực ở Lào khi đến thăm Cố đô Luang Prabang

Lễ khất thực - nét văn hóa truyền thống của người dân xứ sở Triệu Voi

Trong chuyến đi đến Lào vừa rồi, Kim Ngân đã được trải nghiệm Lễ khất thực ở Lào khi đến thăm cố đô Luang Prabang. Đây cũng là hoạt động mà Kim Ngân rất trông chờ được tham gia trong chuyến đi Lào lần này.

Lễ khất thực ở Lào còn có tên gọi khác là Tak Bat, nghi lễ truyền thống của người dân Lào nhằm tôn vinh và thể hiện lòng thành kính đối với Phật giáo. Một trong những nét đẹp truyền thống lâu đời của văn hóa tại xứ xở Triệu Voi.

Lễ khất thực ở Lào còn có tên gọi khác là lễ khất thực Tak Bat. Đây là 1 trong những nét đẹp truyền thống lâu đời của nền văn hóa Phật giáo của xứ xở Triệu Voi

Lễ khất thực ở Lào còn có tên gọi khác là lễ khất thực Tak Bat. Đây là 1 trong những nét đẹp truyền thống lâu đời của nền văn hóa Phật giáo của xứ xở Triệu Voi

Theo Kim Ngân, Lễ khất thực diễn ra hàng ngày vào buổi sáng sớm tại các đền và chùa trên khắp Luang Prabang. Thời gian của Lễ khất thực thường diễn ra từ khoảng 5h30 đến 6h30 sáng. Tham gia nghi lễ, bạn sẽ được chứng kiến cảnh tượng đặc biệt: Cả trăm vị tu sĩ mang y phục vàng từ các ngôi chùa lần lượt đi thành hàng trên các con đường với đôi chân trần, mang theo cái hũ to bên mình. Những người Phật tử hoặc du khách sẽ chờ sẵn ở ven đường để dâng đồ khất thực. Đi ngang qua mỗi một người dân đang quỳ gối thì các tu sĩ dừng lại vài nhịp, nhận xôi/bánh rồi lại tiếp tục lặp lại với người tiếp theo… Đa phần người dân thường cầu nguyện ngắn trước khi cúng dường vào bát của nhà sư và ngược lại nhà sư cũng cầu nguyện lại để ban phước lành cho dân.

“Mình nghe nói thức ăn mà các nhà sư đã nhận được của người dân sẽ mang đi phân chia cho những người dân nghèo trong thành phố. Và ngoài ra để các nhà sư sử dụng duy nhất trong một ngày của mình. Những vị tu sĩ sẽ đi qua các con đường chính của Luang Prabang, nhưng địa điểm tập trung nhiều người tham gia nghi lễ nhất mà mình thấy là trên con đường khu chợ đêm ở Sisavangvong, bắt đầu từ chùa Wat Mai”, Kim Ngân cho biết.

Đa phần các du khách nước ngoài khi đến thăm cố đô Luang Prabang đều bị ấn tượng nghi lễ khất thực ở Lào trong sắc màu vàng cam của đoàn sư đi khất thực vào mỗi buổi sáng

Đa phần các du khách nước ngoài khi đến thăm cố đô Luang Prabang đều bị ấn tượng nghi lễ khất thực ở Lào trong sắc màu vàng cam của đoàn sư đi khất thực vào mỗi buổi sáng

Để chuẩn bị tham gia Lễ khất thực ở Luang Prabang, có một số thứ du khách nên chuẩn bị. Đầu tiên, hãy cố gắng đặt báo thức để dậy sớm vì nghi lễ diễn ra từ khi trời còn tờ mờ sáng. Tiếp theo, hãy mặc trang phục kín đáo, lịch sự, thể hiện sự tôn trọng tín ngưỡng Phật giáo.

Bạn có thể chuẩn bị mang theo một số thực phẩm nhỏ như cơm nếp, đường, hoa quả để tham gia cúng dường dâng đồ lên các nhà sư. Cuối cùng, hãy chuẩn bị tâm trạng cởi mở và sẵn sàng để khám phá trải nghiệm những điều mới mẻ. Lễ khất thực ở Luang Prabang và vùng lân cận không chỉ là một nghi lễ tôn giáo, mà còn là một cảm nhận sâu sắc về lòng thành kính, tình người và tình đoàn kết của cộng đồng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Truyền thống nghi Lễ khất thực Tak Bat ở Lào xuất hiện từ thế kỷ 14 khi người dân địa phương dậy từ rất sớm để chuẩn bị một phần thức ăn khất thực cho các nhà sư

Truyền thống nghi Lễ khất thực Tak Bat ở Lào xuất hiện từ thế kỷ 14 khi người dân địa phương dậy từ rất sớm để chuẩn bị một phần thức ăn khất thực cho các nhà sư

“Với mình thì Lễ khất thực là một nét văn hóa thật đẹp và đáng ngưỡng mộ của người anh em xứ sở Triệu Voi. Hoạt động này không chỉ diễn ra một ngày cố định nào mà thường đều đặn vào mỗi sáng. Theo tìm hiểu thì mình được biết, việc khất thực là một trong những hoạt động mà các tu sĩ rèn luyện, tu tập để dẹp bỏ sân si, tự tôn khi chấp nhận làm kẻ xin ăn của mọi người. Đồng thời, giúp người dân tạo ra phước đức qua việc cúng dường. Trẻ nhỏ ở đây cũng được ba mẹ khuyến khích cùng tham gia, quỳ gối trên những tấm chiếu để thực hiện nghĩa vụ mà họ cho là thiêng liêng và đáng tự hào. Chắc cũng nhờ được giáo dục từ nhỏ theo những đạo lý nhà Phật để học cách độ lượng, bao dung, khiêm nhường, mà người dân Lào nói chung mà mình gặp ai cũng thấy hiền hòa, an yên. Con người ở đây chính là điều mà mình vô cùng ấn tượng về vùng đất này”, Kim Ngân kể lại.

Kinh nghiệm và một số lưu ý khi tham gia Lễ khất thực Luang Prabang, Lào

Thường thì du khách sẽ không tự chuẩn bị được đồ ăn như xôi/bánh để tham gia cúng dường, nhưng bạn yên tâm là ở các con đường trong khu vực diễn ra Lễ khất thực cũng có nhiều người bán sẵn các giỏ đầy đủ đồ cho nghi lễ với giá từ 80.000 kíp Lào (khoảng hơn 100.000 VND).

Mua đồ ở đây, bạn sẽ được ngồi vào ghế mà người bán chuẩn bị sẵn để tham gia dâng đồ cúng dường. Kinh nghiệm là hãy mua trực tiếp tại con đường Sisavangvong vì nếu bạn mua ở một chỗ khác mang tới thì đến nơi sẽ gặp tình trạng không có ghế ngồi.

Mỗi bước chân bước đi, ta đều cảm thấy những mảng áo màu cam của đoàn sư đang cùng chuyển động trong sớm mai tinh khôi của sự sống, sự thức tỉnh của ngày mới

Mỗi bước chân bước đi, ta đều cảm thấy những mảng áo màu cam của đoàn sư đang cùng chuyển động trong sớm mai tinh khôi của sự sống, sự thức tỉnh của ngày mới

Nếu không trực tiếp ngồi cùng những người dân dâng đồ thì bạn vẫn hoàn toàn có thể đứng ngoài quan sát nghi lễ. Tuy nhiên nhớ giữ sự tĩnh lặng và tôn trọng người dân địa phương trong quá trình diễn ra lễ, không làm ồn hay chen lấn chụp hình/bật flash hay âm thanh chụp hình quá to ảnh hưởng đến không khí tôn nghiêm nơi đây.

"Luang Prabang là một thành phố không hề tồn tại tiếng còi xe”

Ở Luang Prabang, khi tham gia Lễ khất thực xong thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua phiên chợ sáng ở ngay đó. Chỉ cần tìm trên maps “Morning market” và đi bộ một đoạn sẽ đến ngay. Nếu thích tìm hiểu về văn hóa vùng đất nào thì đến chợ sẽ là nơi thấy rõ nhất về nhịp sống, con người và các đặc sản tại đó.

Khu chợ ở Luang Prabang

Khu chợ ở Luang Prabang

“Ở đây theo mình thấy, các món đồ lưu niệm, đặc sản địa phương như khăn, ví, thịt khô... bán giá mềm hơn so với khu chợ đêm. Mọi người hay ví là ‘ồn như cái chợ’ nhưng thử qua chợ người Lào thì sẽ thấy điều này không còn đúng. Ngay cả ở chợ thì nhịp độ vẫn cứ chầm chậm, chẳng hề chèo kéo mời mọc gì, như thể ai cũng nghĩ nếu gặp đúng duyên thì sẽ mua thôi. Và dù ở chợ thì vẫn rất sạch sẽ và cảm giác mọi thứ đều chỉn chu từ những bó rau nho nhỏ được cột lại gọn gàng, hay những phần hành, phần ớt được chia thành từng mô be bé nhìn hay hay”, Kim Ngân ấn tượng.

Ngoài tham gia Lễ khất thực và đi chợ sáng, Kim Ngân cũng đưa ra một số trải nghiệm nhất định phải thử khi đến cố đô Luang Prabang.

Tham quan chùa Wat Xieng Thong – ngôi cổ tự đẹp nhất Luang Prabang với các tòa tháp nguy nga và những bức tường điêu khắc cực kỳ tinh xảo. Hay ngâm mình trong làn nước xanh biếc, mát lạnh của dòng thác Kuang Si, ngắm hoàng hôn trên sông Mekong, cảm nhận không gian yên bình và nhịp sống chậm rãi tại cố đô.

Không gian yên bình và nhịp sống chậm rãi tại cố đô Luang Prabang

Không gian yên bình và nhịp sống chậm rãi tại cố đô Luang Prabang

Thưởng thức ẩm thực đường phố bằng việc dạo quanh khu chợ đêm và ăn các món như cá nướng, mì Lào, uống bia Lào, ăn chè… Lang thang trên những con phố, ngắm nhìn ngôi nhà kiểu cổ kính truyền thống tựa như phố cổ Hội An, nhưng lại pha chút nét gì đó của phương Tây.

Kim Ngân cho hay: “Trong 3 tỉnh mà mình có cơ hội ghé thăm tại Lào, cố đô Luang Prabang là nơi dừng chân cuối cùng nhưng để lại cho mình ấn tượng đặc biệt nhất. Ở đây, mọi thứ cứ nhẹ tênh, thời gian cũng như trôi chậm lại như mặt nước phẳng lặng hiền hòa của dòng sông Nậm Khan. Điều mình đặc biệt ấn tượng là không hề thấy bất cứ một trụ đèn giao thông nào ở thành phố xinh đẹp này, xe cộ dù đường đông hay vắng thì vẫn đi một cách từ tốn và cũng chẳng ai vội vã bấm còi dù chỉ một tiếng nhỏ thôi. Luang Prabang là một thành phố không hề tồn tại tiếng còi xe”.

Một kỉ niệm không thể quên trong chyến đi Lào lần này là trong nhóm Kim Ngân có một thành viên bị mất hộ chiếu ngay trước ngày về lại Viêng Chăn để bay về Việt Nam. Do thời gian khá gấp nên lúc đó bạn cô còn có suy nghĩ có thể sẽ phải ở lại Lào thêm vài ngày để giải quyết tình huống không mong muốn này. Thế nhưng, nhờ sự nhiệt tình của phía Lãnh sự quán Việt Nam tại Lào mà bạn cô đã được hỗ trợ giấy tờ làm lại hộ chiếu tạm thời cho dù chiều hôm đó đã gần hết giờ làm việc và hôm sau lại là cuối tuần.

Kim Ngân ấn tượng về đất nước, con người và những trải nghiệm tại Lào

Kim Ngân ấn tượng về đất nước, con người và những trải nghiệm tại Lào

Trong thời gian đó, phía Cảnh sát du lịch địa phương ở Luang Prabang vẫn cố gắng tìm lại chiếc hộ chiếu thất lạc. May mắn sao ngay trước giờ lên tàu cao tốc về lại Viêng Chăn, phía Lãnh sự quán thông báo đã tìm ra được hộ chiếu cho bạn cô và trực tiếp chạy ra ga tàu để kịp gửi lại. Nhờ vậy mà bạn của Kim Ngân không cần dùng đến hộ chiếu tạm thời nữa.

“Mình thật sự ấn tượng về đất nước, con người và những trải nghiệm tại Lào, có dịp nhất định mình sẽ quay lại mảnh đất này, hòa vào cuộc sống chậm rãi, yên bình ở đây”, Kim Ngân chia sẻ thêm.

Phương Thảo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES