Thác Bản Giốc màu xanh ngọc qua góc máy của nhiếp ảnh gia

13/10/2022

Tristan Huynh là một người Pháp hiện làm việc tại Hà Nội, anh chia sẻ trải nghiệm du lịch đi thăm và chụp ảnh thác Bản Giốc, nằm giữa biên giới Việt Nam và Trung Quốc.

Tristan Huynh là một người Pháp hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Anh đam mê du lịch và từng đi nhiều nơi trên thế giới. Tristan có niềm yêu thích đặc biệt với cảnh sắc của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Anh chia sẻ rằng chỉ cần đủ thời gian rảnh rỗi, Tristan sẵn sàng xách máy lên đường để trải nghiệm những địa điểm mới lạ.

Tristan Huynh chọn thác Bản Giốc làm điểm đến.

Tristan Huynh chọn thác Bản Giốc làm điểm đến.

Cánh đồng lúa chín bên cạnh thác Bản Giốc.

Cánh đồng lúa chín bên cạnh thác Bản Giốc.

Thác Bản Giốc nằm giữa biên giới Việt-Trung.

Thác Bản Giốc nằm giữa biên giới Việt-Trung.

Trả lời Travellive, Tristan Huynh chọn thời điểm đầu tháng 10 để du lịch thác Bản Giốc. Đây là khoảng thời gian khu vực này có màu nước xanh trong, đồng lúa chín vàng tạo nên khung cảnh nên thơ. Bên cạnh đó, Tristan Huynh chọn đi thác Bản Giốc vì địa điểm này tuy nổi tiếng, nhưng lại ít khách du lịch lui tới. Anh có thể thoải mái chụp ảnh mà không ngại chen lấn đông đúc.

"Được đứng giữa và hòa mình vào thiên nhiên tôi cảm thấy tự do, thư giãn. Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy mệt mỏi vì thôi thúc muốn khám phá khu vực này càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó, việc bỏ ra nhiều giờ đồng hồ chụp đi chụp lại cho đến lúc có ảnh vừa ý bào mòn sức lực của tôi", Tristan Huynh nói về cảm xúc của anh khi đến Bản Giốc và ghi lại được nhiều khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Tại thác Bản Giốc, nơi anh yêu thích nhất là ngôi chùa bên trên thác. Đây là Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng từ năm 2013. Các hạng mục của chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc như Tam quan chùa, lầu tượng Bồ Tát, tam bảo, nhà tổ... được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo truyền thống Việt Nam.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Ngôi chùa bên cạnh thác Bản Giốc.

Ngôi chùa bên cạnh thác Bản Giốc.

Ảnh chụp thác Bản Giốc từ trên cao.

Ảnh chụp thác Bản Giốc từ trên cao.

Toàn cảnh thung lũng Trùng Khánh, Cao Bằng.

Toàn cảnh thung lũng Trùng Khánh, Cao Bằng.

Tại đây còn có đền thờ vị anh hùng Nùng Trí Cao - một nhân vật, biểu tượng Văn hoá thế kỷ XI tại Cao Bằng, người có tài thao lược quân sự và ngoại giao, có công lớn trong việc gìn giữ bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam. Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc trong buổi hoàng hôn với lưng chùa tựa vào núi, hướng chùa nhìn thẳng ra cả một khu vực rộng lớn phía dưới, trong đó có thác Bản Giốc.

"Khi chụp ảnh ở đây, tôi cảm thấy một niềm hứng thú đặc biệt. Vì tôi không chỉ chụp một bức ảnh cảnh vật mà bên trong nó còn là thời gian, thời tiết, bố cục. Đặc biệt, những bức ảnh này còn là nơi tôi gửi gắm cảm xúc trong một khoảnh khắc", Tristan Huynh nói.

Khi nói về những khó khăn lúc thực hiện bộ ảnh, Tristan Huynh cho rằng thời tiết là tác nhân quan trọng nhất. Ánh sáng ở khu vực này luôn trong tình trạng thất thường, Tristan phải ngồi canh vài tiếng đồng hồ trước khi chụp được bức ảnh phù hợp. Tuy nhiên, du khách người Pháp vẫn cảm thấy chưa hài lòng với sản phẩm của mình. Mặt khác, Bản Giốc nằm sát với biên giới Trung Quốc, nên sử dụng flycam là điều cấm kỵ. Tristan buộc phải tìm địa hình cao hơn để có thể chụp bao quát khung cảnh.

Thác Bản Giốc là cột mốc biên giới Việt-Trung.

Thác Bản Giốc là cột mốc biên giới Việt-Trung.

Bánh xe nước ở Quây Sơn.

Bánh xe nước ở Quây Sơn.

Cây cầu bắt ngang qua thác Bản Giốc.

Cây cầu bắt ngang qua thác Bản Giốc.

"Cách đó không xa, du khách có thể đi đến tham quan Quây Sơn, nơi này có chiếc bánh xe nước rất đẹp và tầm nhìn bao quát khắp thung lũng. Thác Cò Là tuy nhỏ hơn nhưng cũng là một địa điểm du lịch độc đáo", Tristan Huynh chia sẻ. Trong khoảng thời gian sắp tới, anh dự định du lịch Pù Luông và Bắc Quang sau đó đến Mũi Né.

Thác Bản Giốc là một trong những thác nước nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà còn được bạn bè quốc tế biết đến. Nằm trong top 4 thác nước xuyên quốc gia lớn nhất trên toàn thế giới, địa điểm này ngày càng thu hút được rất nhiều khách du lịch Cao Bằng đến chiêm ngưỡng. Thác gồm có 2 phần: thác Cao là thác phụ vì lượng nước ít, thác Thấp là thác chính nằm trên cột mốc biên giới Việt Trung. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi.

Anh Thi - Nguồn: Ảnh: Tristan Huynh
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES