Thị thực chung Đông Nam Á có lợi gì cho Việt Nam?

10/07/2024

Thái Lan thúc đẩy sáng kiến thiết lập một khu vực thị thực chung ở Đông Nam Á, tương tự như Khu vực Schengen của châu Âu. Mục tiêu là tạo thuận lợi cho du khách quốc tế đến thăm khu vực và thúc đẩy du lịch trong khu vực.

Sáng kiến thị thực chung do Thái Lan đề xuất hứa hẹn mang lại cú hích mạnh mẽ cho ngành du lịch Đông Nam Á, vốn đã có tiềm năng to lớn. Năm 2023, 6 nước ASEAN gồm Campuchia, Malaysia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam tham gia đón tổng cộng 70 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tạo ra nguồn thu khổng lồ. Trong đó, Thái Lan và Malaysia đóng góp hơn 50% tổng doanh thu, cho thấy sức hút mạnh mẽ của hai quốc gia này đối với du khách quốc tế.

Bài liên quan

Sáng kiến này nhằm mục đích tổ chức hợp lý các quy định về thị thực và tạo ra một thị thực duy nhất cho các quốc gia trên. Điều này được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều du khách quốc tế hơn đến Việt Nam, đặc biệt là từ các thị trường có thu nhập cao như châu Âu và Bắc Mỹ. Nhờ chính sách thị thực thuận lợi, du khách từ các khu vực xa xôi này có thể dễ dàng kết hợp Việt Nam vào hành trình du lịch Đông Nam Á của họ. Việc gia tăng lượng du khách quốc tế sẽ dẫn đến tăng trưởng đáng kể khoản thu từ du lịch, góp phần thúc đẩy nền kinh tế và cải thiện cán cân thanh toán của Việt Nam.

Sáng kiến thị thực chung ASEAN là một cơ hội vàng để Việt Nam thúc đẩy ngành du lịch và phát triển kinh tế

Sáng kiến thị thực chung ASEAN là một cơ hội vàng để Việt Nam thúc đẩy ngành du lịch và phát triển kinh tế

So sánh với mô hình Schengen thành công ở châu Âu, sáng kiến thị thực chung ASEAN hứa hẹn mang lại những lợi ích tương tự cho khu vực Đông Nam Á. Việc loại bỏ rào cản visa sẽ giúp tăng cường sự kết nối và di chuyển tự do giữa các quốc gia, thúc đẩy du lịch và thương mại.

Hiệp ước Schengen được ký kết từ năm 1985 trên con tàu mang tên Công chúa Marie-Astrid thả neo tại khúc sông Mosel ở ngã 3 biên giới Pháp, Đức, Luxembourg, cạnh thị trấn nhỏ Schengen của Luxembourg. 5 nước trong cộng đồng Châu Âu tham gia đầu tiên là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Tây Đức đã ký một hiệp ước bãi bỏ việc kiểm soát biên giới giữa 5 nước, để cho công dân các nước này đi lại tự do trong vùng lãnh thổ thuộc năm nước, gọi là "vùng Schengen".

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Khối Schengen sau đó được hình thành vào năm 1995, là một khu vực gồm 27 quốc gia châu Âu thực hiện chính sách "Khu vực tự do, an ninh, công lý" của Liên minh châu Âu.

Kỳ vọng thị thực 6 nước Đông Nam Á sẽ hình thành một "Schengen mới", Tạp chí du lịch thế giới TTW cho rằng kịch bản lý tưởng là du khách có thể khám phá nhiều điểm đến xuyên các quốc gia bằng đường bộ, đường sắt, mang tới giải pháp ít tốn kém hơn hàng không.

Việt Nam cũng đang triển khai nhiều chính sách và các chiến dịch hành động chiến lược khác nhau để hỗ trợ du lịch

Việt Nam cũng đang triển khai nhiều chính sách và các chiến dịch hành động chiến lược khác nhau để hỗ trợ du lịch

Sáng kiến visa chung 6 nước của Thái Lan nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các chuyên gia trong và ngoài ngành tại Việt Nam. Theo đó, việc sử dụng visa chung cho 6 nước kể trên được cho là rất có lợi, khi Việt Nam hiện đang có đường bay thẳng đến Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Yangon (Myanmar)… Việc áp dụng visa chung cũng sẽ thúc đẩy thêm về du lịch đường bộ qua đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp xây dựng tour đường bộ liên tuyến Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Malaysia.

Khu vực thị thực chung 6 quốc gia cũng được kỳ vọng sẽ giúp tăng sức cạnh tranh du lịch của 6 nước so với các cường quốc du lịch ở châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Hiện tại, Thái Lan đang miễn visa cho khách đến từ hơn 80 quốc gia, trong khi đó, Việt Nam mới miễn visa đối với khoảng 30 nước. Nếu tham gia chính sách visa chung sẽ là bước nhảy vọt với sự cải thiện chính sách visa du lịch của Việt Nam.

Những nỗ lực đó cũng tương đồng với mục tiêu của Việt Nam trong việc ưu tiên quan hệ với những thị trường chủ chốt và tái định hình ngành du lịch theo hướng bền vững và dẻo dai hơn trong thời kỳ hậu đại dịch.

Sáng kiến visa chung 6 nước của Thái Lan nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các chuyên gia trong và ngoài ngành tại Việt Nam

Sáng kiến visa chung 6 nước của Thái Lan nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các chuyên gia trong và ngoài ngành tại Việt Nam

Bằng cách bắt kịp các xu hướng du lịch và những lựa chọn ưa thích của nhóm du khách mục tiêu, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế của visa chung để thu hút thêm nhóm khách chi tiêu nhiều, nâng cao doanh thu và củng cố vị thế như một thành viên chủ chốt trong thị trường du lịch Đông Nam Á.

Tuy nhiên, việc đưa sáng kiến này đi vào thực tế có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn. Mỗi quốc gia Đông Nam Á có chính sách và phí thị thực riêng. Việc áp dụng visa chung theo dạng Schengen đòi hỏi sự hợp tác và thỏa hiệp giữa các quốc gia, cũng như đạt được sự cân bằng trong chính sách giữa các nước.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES