Những điều có thể bạn chưa biết về Hội đường Do Thái giáo

12/04/2019

Do Thái giáo là một tôn giáo độc thần cổ đại thuộc nhóm các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đặt nền tảng trên Kinh Torah, gắn liền với lịch sử dân tộc Do Thái. Tôn giáo này được xem là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới khi được sáng lập khoảng năm 2.000 TCN. Lịch sử phát triển lâu đời của loại hình tôn giáo này đã góp phần kiến tạo nên các hội đường với kiến trúc độc đáo gắn liền với những tư tưởng của người Do Thái.

Hội đường Do Thái giáo trải rộng nhiều nơi trên thế giới, có thể nói nơi nào có cộng đồng người Do Thái, nơi đó có Do Thái giáo nhưng vì nhiều nguyên do (có cả nguyên nhân chủ quan từ đặc trưng tôn giáo và nguyên nhân khách quan từ lịch sử) mà thế giới bên trong hội đường Do Thái giáo vẫn là một ẩn số với nhiều người.

Về hội đường do thái giáo

Giáo đường Dohány Street ở Budapest. Đây là giáo đường Do Thái giáo lớn nhất châu Âu và là một trong những giáo đường lớn nhất thế giới.

Giáo đường Dohány Street ở Budapest. Đây là giáo đường Do Thái giáo lớn nhất châu Âu và là một trong những giáo đường lớn nhất thế giới.

Hội đường của Do Thái giáo có tên gọi tiếng Anh là synagogue, phân biệt với nhà thờ (church) hay thánh đường (cathedral) của Thiên Chúa giáo. Đây là nơi sinh hoạt tôn giáo cũng như học tập và đôi lúc còn được xem là trung tâm cộng đồng của người Do Thái. Do đó, các hội đường Do Thái thường có hẳn một thư viện lớn bên trong với nhiều tài liệu về Do Thái giáo để các tín đồ có thể tìm hiểu. Ngoài ra, hội đường Do Thái giáo còn là nơi phân phát thức ăn cho những người nghèo trong cộng đồng của họ. Tuy nhiên, ngoài lễ thành hôn, giáo đường không thực hiện các lễ ban phước như lễ rửa tội, lễ kiên tín, lễ ban thánh thể, v.v… như nhà thờ Thiên Chúa giáo.

Hội đường Lớn của Florence (Great Synagogue of Florence), Ý. Hội đường được xây vào năm 1874 và hoàn thành năm 1882.

Hội đường Lớn của Florence (Great Synagogue of Florence), Ý. Hội đường được xây vào năm 1874 và hoàn thành năm 1882.

Một điểm khá đặc biệt khác của hội đường Do Thái giáo là không có đặc trưng riêng biệt về kiến trúc bên ngoài của hội đường. Có nhiều hội đường mang kiến trúc Phục Hưng pha trộn với kiến trúc Gothic như Hội đường Lớn của Florence (Great Synagogue of Florence) ở Ý hay hội đường Eldridge Street ở New York, nhưng cũng có những hội đường mang kiến trúc vô cùng hiện đại mà nhìn từ bên ngoài cứ ngỡ là bảo tàng nghệ thuật, điển hình là hội đường Dresden ở Đức.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Hội đường Dresden mới. thay thế cho giáo đường cũ bị phá hủy do Thế chiến II. Hội đường được hoàn thành vào năm 2001 và đạt giải thưởng Kiến trúc đương đại châu Âu vào năm 2003.

Hội đường Dresden mới. thay thế cho giáo đường cũ bị phá hủy do Thế chiến II. Hội đường được hoàn thành vào năm 2001 và đạt giải thưởng Kiến trúc đương đại châu Âu vào năm 2003.

Hội đường thường là một căn nhà lớn hình chữ nhật, quay về hướng của Đền thờ Jerusalem. Sinh hoạt tôn giáo chủ yếu tại hội đường là vào ngày Sabbat, gồm có cầu nguyện và đọc Kinh Thánh bằng tiếng Hebrew, sau đó là bằng tiếng Aramaic, cuối cùng là bài giảng cho đoạn Kinh Thánh vừa đọc.

Hình thức tổ chức

Các hội đường Do Thái giáo thuộc về các tổ chức độc lập, tức là mỗi một giáo đường được xây dựng bởi một cộng đồng người Do Thái và không chịu sự quản lí từ giáo hội trung tâm. Tuy nhiên, các hội đường được điều hành bởi một ban giám đốc – thường là những người đã thành lập nên hội đường. Họ có nhiệm vụ lên lịch các hoạt động, thuê giáo sĩ Do Thái và người hát thánh ca.

Picture9

Bài trí bên trong hội đường

Bên trong các hội đường Do Thái thường có những đồ vật có lịch sử lâu đời và có nghĩa linh thiêng. Ví dụ như trong tất cả các hội đường Do Thái giáo đều có một chiếc rương để đựng kinh Torah. Chiếc rương được đặt ở vị trí mà các tín đồ hướng mặt về Jeruasalem.

Chiếc rương trong giáo đường Mondovi ở Ý

Chiếc rương trong giáo đường Mondovi ở Ý

Một vật vô cùng quan trọng khác, bắt buộc phải có trong hội đường Do Thái giáo là Ánh Sáng vĩnh cửu (Eternal Light) – tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu của Chúa và sự dõi theo của Người đối với các tín đồ của mình. Ngọn đèn này thường được treo hay đặt thẳng đứng ở phía trước chiếc rương. Hình dáng của ngọn đèn thường rất đa dạng.

Ánh sáng vĩnh cửu trong hội đường Eldridge Street ở New York

Ánh sáng vĩnh cửu trong hội đường Eldridge Street ở New York

Ánh sáng vĩnh cửu trong hội đường Kadoorie Mekor Haim ở Porto, Bồ Đào Nha

Ánh sáng vĩnh cửu trong hội đường Kadoorie Mekor Haim ở Porto, Bồ Đào Nha

Thu Trang - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES